Mất quyền phản đối khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 60 - 64)

Luật TTTM 2010 cho phép các bên tranh chấp có quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài khi có căn cứ chứng minh phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp bị hủy theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để hạn chế việc lợi dụng quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nhằm cố tình trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ, cũng như khuyến khích cách hành xử văn minh và tơn trọng lẫn nhau giữa các bên tranh chấp, Luật TTTM 2010 cũng có quy định về “mất quyền phản đối”. Theo đó, trong trường hợp một bên phát hiện có vi phạm quy định của Luật TTTM 2010 hoặc của thỏa thuận trọng tài mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và không phản đối những vi phạm trong thời hạn do Luật này quy định thì mất quyền phản đối tại Trọng tài hoặc Tòa án (Điều 13 Luật TTTM 2010). Đây là một quy định mới của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003 và dường như là kế thừa toàn bộ từ Luật mẫu về trọng tài tại Điều 4: “Khi một bên biết rằng bất kì quy định nào

của Luật này có thể bị các bên làm tổn hại, hoặc bất kì yêu cầu nào theo thoả thuận trọng tài chưa được tuân thủ và vẫn chưa tiến hành theo trọng tài mà không tuyên bố sự phản đối của mình về những việc khơng chấp hành đó trong thời hạn cho

phép thì được xem như đã từ bỏ quyền phản đối của mình”. Với quy định tại Điều

13 Luật TTTM 2010 như trên, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề:

Thứ nhất, quy định về “mất quyền phản đối” hồn tồn có thể được Tịa án

áp dụng trong quá trình xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Bởi lẽ, Điều 13 quy định về “Mất quyền phản đối” nằm trong Chương I: “Những quy định chung” của Luật TTTM 2010. Điều này chứng tỏ rằng quy định trên được áp dụng cho toàn bộ nội dung của Luật TTTM 2010, bao gồm cả những quy định về hủy phán quyết trọng tài. Mặt khác, Điều 13 Luật TTTM 2010 quy định: “…mất quyền phản đối tại

Trọng tài hoặc Tịa án”, trong khi đó hủy phán quyết trọng tài là việc Tịa án xem

xét, đối chiếu phán quyết trọng tài với những căn cứ hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật. Vì vậy, có thể khẳng định rằng những quy định về “mất quyền phản đối” tại Điều 13 Luật TTTM 2010 có thể được Tịa án sử dụng để bác bỏ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Cách hiểu này đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khẳng định lại tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP. Theo đó, trước khi xem xét yêu cầu của một hoặc các bên về việc có vi phạm quy định Luật TTTM 2010 hoặc của thỏa thuận trọng tài, Tòa án phải kiểm tra các tài liệu, chứng cứ, quy tắc tố tụng trọng tài để xác định đối với yêu cầu đó, một hoặc các bên có mất quyền phản đối hay không mất quyền phản đối. Trường hợp Tòa án xác định vi phạm đã mất quyền phản đối quy định tại Điều 13 Luật TTTM 2010 thì bên đã mất quyền phản đối khơng được quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đối với những vi phạm đã mất quyền phản đối đó. Tịa án khơng được căn cứ vào các vi phạm mà một hoặc các bên đã mất quyền phản đối để quyết định chấp nhận yêu cầu của một hoặc các bên.

Trên thực tiễn xét xử, Tòa án cũng đã vận dụng quy định này nhiều lần để bác căn cứ hủy phán quyết trọng tài do bên yêu cầu đưa ra. Chẳng hạn, tại phiên họp xét đơn u cầu, Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng trong suốt quá trình Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết tranh chấp, công ty Nịng Cốt đã khơng phải đối thẩm quyền giải quyết vụ kiện và cũng thực hiện tố tụng trọng tài thể hiện bằng việc đã chỉ định trọng tài viên. Do đó, việc cơng ty Nòng Cốt

đưa ra yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với lý do khơng có thỏa thuận trọng tài là khơng có căn cứ56.

Thứ hai, căn cứ để các bên “mất quyền phản đối” bao gồm: (i) phát hiện ra vi

phạm và (ii) không phản đối trong thời hạn mà Luật TTTM 2010 quy định. Chẳng

hạn tại khoản 4 Điều 35 Luật TTTM 2010 có quy định: “Trường hợp bị đơn cho

rằng vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, khơng có thoả thuận trọng tài, thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài khơng thể thực hiện được thì phải nêu rõ điều đó trong bản tự bảo vệ”. Như vậy, nếu như trong bản tự

bảo vệ mà bị đơn gửi cho Tòa án không đề cập đến những vấn đề trên thì đồng nghĩa với việc bị đơn đã mất quyền phản đối về thẩm quyền trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài.

Mặt khác, trong trường hợp Luật TTTM 2010 không quy định thời hạn phản đối thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận của các bên hoặc quy tắc tố tụng trọng tài. Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài không quy định thì việc phản đối phải được thực hiện trước thời điểm Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết (khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP). Ví dụ, tại khoản 2 Điều 43 Luật TTTM 2010 quy định: “Trong quá trình giải quyết tranh

chấp, nếu phát hiện Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền, các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài”. Ở đây, Luật TTTM 2010 không quy định cụ thể thời

hạn mà các bên phải khiếu nại về việc vượt quá thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Do đó, nếu như các bên khơng có thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài khơng có quy định khác thì thời hạn cuối cùng mà các bên có thể khiếu nại đó là trước khi Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là việc các bên không phản đối trong thời hạn chỉ là điều kiện đủ, còn điều kiện cần là các bên phải “phát hiện” được vi phạm. Quay trở lại với ví dụ tại khoản 2 Điều 43 Luật TTTM 2010 ở trên, giả sử bên yêu cầu không biết rằng Hội đồng trọng tài đã vượt quá thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp mà chỉ biết việc này ngay tại phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Lúc này, chúng ta không thể áp dụng Điều 13 Luật TTTM 2010 để

56 Quyết định số 224/2015/QĐ-ST ngày 17/03/2015 “V/v Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

cho rằng bên yêu cầu đã mất quyền phản đối trong việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vì chưa đủ điều kiện cần và đủ.

Dù vậy, quan điểm cá nhân cho rằng cần phải hiểu việc “phát hiện” ra vi phạm của các bên ở đây chỉ loại trừ những trường hợp các bên “khơng thể biết” được vi phạm đó vì những lý do khách quan. Hay nói cách khác, đối với những vi phạm các bên buộc phải biết thì các bên khơng thể viện dẫn lý do mình khơng phát hiện được vi phạm để cho rằng mình vẫn còn quyền phản đối phán quyết trọng tài. Một ví dụ cụ thể sau đây sẽ cho phép chúng ta làm sáng tỏ vấn đề trên. Chẳng hạn, tại phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng bên yêu cầu đã không phản đối thẩm quyền giải quyết vụ kiện của Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam đã được các bên thỏa thuận. Do đó, việc bên yêu cầu nêu lý do người ký kết các hợp đồng khơng phải là đại diện có thẩm quyền để cho rằng thỏa thuận trọng tài là vô hiệu là khơng có cơ sở, nên

khơng được Hội đồng xét đơn chấp nhận57. Ở đây, bên yêu cầu đã không thể hiện sự

phản đối về thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong bản tự bảo vệ cũng như trong suốt q trình giải quyết tranh chấp nên Tịa án cho rằng bên yêu cầu đã bị mất quyền phản đối. Nhưng nếu bên yêu cầu cho rằng mình khơng biết việc người ký kết hợp đồng khơng có thẩm quyền tại thời điểm Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp để có thể khiếu nại nên không mất quyền phản đối thì phải giải quyết như thế nào? Quan điểm cá nhân cho rằng, việc xác định người ký kết hợp đồng có thẩm quyền hay khơng là nghĩa vụ của các bên ký kết và các bên phải biết điều này. Vì thế, lý do mà bên yêu cầu đưa ra như trên là không hợp lý và không thể được chấp nhận.

Thứ ba, Điều 13 Luật TTTM 2010 không khoanh vùng phạm vi áp dụng quy

định về mất quyền phản đối. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vì lý do phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Tịa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Trường hợp xét thấy có đủ căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận u cầu thì Tịa án có quyền quyết định ngay cả khi một hoặc các bên đã mất quyền phản đối. Nghĩa là, khi phán quyết trọng tài rơi vào trường hợp vi phạm các

57 Quyết định số 1190/2011/KDTM-QĐ ngày 26/7/2011 “V/v Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, dù các bên trước đó biết mà khơng phản đối thì Tịa án cũng phải ra quyết định hủy phán quyết trọng tài.

Quan điểm cá nhân hoàn toàn ủng hộ quy định này của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Điều này xuất phát từ việc nguyên tắc về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 BLTTDS 2015) được ghi nhận là một trong những nguyên tắc cơ bản, tác động đến tồn bộ q trình xây dựng và áp dụng pháp luật trong tố tụng dân sự nói chung và thủ tục hủy phán quyết trọng tài cũng không ngoại lệ. Do đó, khi các bên đã biết những vi phạm nhưng khơng phản đối thì đây được coi sự tự nguyện khước từ quyền phản đối của các bên và Tòa án phải tôn trọng điều này. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi việc từ bỏ quyền phản đối liên quan đến lợi ích cá nhân của riêng đương sự, cịn trong trường hợp liên quan đến lợi ích cơng cộng, lợi ích chung của Nhà nước thì đương sự khơng thể tự mình định đoạt. Vì thế, khi phán quyết trọng tài xâm phạm đến các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì dù đương sự đã từ bỏ quyền phản đối nhưng Tòa án vẫn phải xử lý để đảm bảo tính pháp chế trong xã hội.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)