3.2. Thành phần tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu
3.2.1. Hội đồng xét đơn
Luật TTTM 2010 quy định Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài bao gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án (khoản 2 Điều 71 Luật TTTM 2010). Khi chỉ định Thẩm phán tham gia Hội đồng xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, Chánh án Tịa án khơng chỉ định Thẩm phán đã ra quyết định chỉ định hoặc thay đổi Trọng tài viên, Thẩm phán đã giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài (khoản 1 Điều 15 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP).
Như vậy, Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cũng bao gồm ba thẩm phán, tương tự như Hội đồng xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi mà khơng có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài. Quy định này là hợp lý, bởi lẽ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thông thường rất phức tạp, địi hỏi tính chun mơn rất cao của người xét đơn. Do đó, việc quy định việc xét đơn do ba Thẩm phán đảm nhận sẽ giúp cho những nội dung phải giải quyết được trao đổi, tranh luận bởi nhiều người, từ đó có thể ra được những quyết định chính xác, khách quan hơn. Đồng thời, các tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài cũng thường có giá trị rất lớn nên việc xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài bằng Hội đồng xét đơn gồm ba Thẩm phán sẽ giúp hạn chế sự độc đoán của một cá nhân và tránh những tiêu cực có thể xảy ra nếu vụ việc do một Thẩm phán giải quyết.
3.2.2. Kiểm sát viên
Kiểm sát viên cùng cấp phải tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (khoản 3 Điều 71 Luật TTTM 2010). Mặt khác, như đã đề cập, thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thuộc về Tòa án cấp tỉnh. Do đó,
Kiểm sát viên tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp tỉnh.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là Luật TTTM 2010 không quy định cách thức xử lý khi Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Trong khi đó, tại phiên họp giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, trước khi Hội đồng xét đơn ra quyết định cuối cùng, Kiểm sát viên sẽ trình bày ý kiến của Viện kiểm sát. Như vậy, nếu như Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên họp, Tịa án có phải hỗn phiên họp để Kiểm sát viên có mặt và trình bày ý kiến ở phiên họp sau hay không?
Đối chiếu với quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục giải quyết việc dân sự, trong trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên họp thì Tịa án vẫn tiến hành xét
đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 367 BLTTDS 2015)47
. Mặt khác, BLTTDS 2015 cũng quy định Kiểm sát viên sẽ phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết việc dân sự trước khi Hội đồng xét đơn ra quyết định giải quyết yêu cầu (điểm g khoản 1 Điều 369 BLTTDS 2015). Như vậy, dù vẫn phải thực hiện chức năng kiểm sát thông qua việc phát biểu ý kiến trực tiếp tại phiên họp giải quyết việc dân sự, nhưng BLTTDS 2015 quy định việc Kiểm sát viên vắng mặt sẽ khơng làm ảnh hưởng đến việc Tịa án xét đơn yêu cầu của đương sự.
Quan điểm cá nhân cho rằng việc áp dụng theo quy định của BLTTDS 2015 đối với trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là hợp lý, bởi lẽ:
- Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài mang bản chất là một thủ tục giải quyết việc dân sự. Do đó, việc áp dụng những quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục giải quyết việc dân sự trong trường hợp Luật TTTM 2010 khơng có quy định cụ thể là phù hợp.
- Thứ hai, việc xét đơn yêu cầu nhằm mục đích chính nhất là bảo vệ cho
quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu cũng như những người có liên quan, do đó chỉ khi có sự vắng mặt của những người này hoặc những chủ thể khác có thể
47 Đây là một sự thay đổi đáng kể của BLTTDS 2015 so với các quy định trước đây. Bởi lẽ, theo BLTTDS 2004 và BLTTDS 2011, nếu Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên họp giải quyết u cầu thì Tịa án phải hoãn phiên họp và tiến hành một phiên họp xét đơn yêu cầu khác.
ảnh hưởng đến kết quả xét xử thì Tịa án mới cần xem xét đến việc hỗn hay khơng hỗn phiên họp giải quyết yêu cầu. Trong khi đó, việc có mặt tại phiên họp trước hết là nghĩa vụ và trách nhiệm của Kiểm sát viên, do đó khơng thể vì sự vắng mặt của Kiểm sát viên mà hoãn phiên họp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những người tham gia tố tụng khi họ có mặt đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả khi Tòa án thực hiện chức năng của mình.
- Thứ ba, theo quy định của Hiến pháp 2013 (Điều 107) và Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (Điều 27), trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát vừa có quyền giám sát trực tiếp vừa có quyền giám sát gián tiếp48. Do đó, trong trường hợp Kiểm sát viên khơng có mặt tại phiên họp giải quyết u cầu thì Viện kiểm sát có thể thực hiện chức năng kiểm sát của mình một cách gián tiếp thơng qua việc nghiên cứu hồ sơ do Tòa án chuyển qua.