Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định (khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015). Như vậy, có thể hiểu thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là khoảng thời hạn mà pháp luật cho phép các bên được quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài, nếu thời hạn này kết thúc thì sẽ mất quyền yêu cầu.
Khoản 1 Điều 69 Luật TTTM 2010 ghi nhận thời hạn các bên được quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài là 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết. Thời hạn này cũng đã được quy định tương tự trong Pháp lệnh TTTM 2003 tại Điều 50: “Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng
án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu hủy quyết định trọng tài.”
Đối chiếu với quy định trong Luật mẫu về trọng tài, chúng ta có thể thấy quy định về thời hạn trong Luật TTTM 2010 cũng như Pháp lệnh TTTM 2003 tương đối khác biệt. Trong Luật mẫu về trọng tài, thời hạn các bên có quyền u cầu Tịa án hủy phán quyết trọng tài là ba tháng (khoản 3 Điều 34). Như vậy, thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong Luật TTTM 2010 là ngắn hơn so với quy định trong Luật mẫu về trọng tài.
Liên hệ với pháp luật về trọng tài của một số quốc gia khác trên thế giới, chúng ta có thể thấy nhìn chung các nước đều quy định theo hướng yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải được đưa ra trong một khoảng thời gian rất ngắn để đảm bảo tính nhanh chóng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Tuy nhiên, khoảng thời gian cụ thể mà các nước quy định để các bên yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài là khơng giống nhau. Ví dụ, pháp luật Anh tại Điều 70 Luật trọng tài thương mại quy định rằng bất cứ yêu cầu bỏ một quyết định (kể cả kháng cáo) phải được thực hiện trong vòng 28 ngày, từ ngày ra quyết định (hoặc
ngày hoàn tất việc xem xét lại toàn bộ)37. Tại Đức, thời hạn để các bên yêu cầu Tòa
án hủy phán quyết trọng tài là ba tháng kể từ khi bên yêu cầu nhận được phán quyết
trọng tài38. Thời hạn này cũng được sử dụng trong pháp luật trọng tài của một số
nước khác như Nga39, Nhật Bản40, Hàn Quốc41…. Mỗi nước có pháp luật của riêng
mình điều chỉnh tài phán trọng tài, nhưng ba tháng là thời hạn được dùng nhiều nhất. “Sự cẩn trọng vì vậy chỉ ra rằng một bên muốn chống lại một quyết định nên
37 Adrian Jones, Gordon McAllister and Edward Norman (2015), “England and Wales in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 171. 38 Stephan Wilske and Claudia Krapft (2015), “Germany in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”,
Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 206.
39
Ilya Nikiforov, Alexey Karchiomov and Svetlana Popova (2015), “Russian in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp 370.
40 Shinji Kusakabe (2015), “Japan in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 268.
41 BC Yoon, Richard Menard and Liz Kyo-Hwa Chung (2015), “Korea in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 276.
đưa ra yêu cầu vô hiệu quyết định đó trong vịng ba tháng kể từ ngày ra quyết định.”42
Điều này cũng đã gây ra tranh cãi trong các nhà nghiên cứu khoa học trong việc có nên tăng thêm thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài để phù hợp với Luật mẫu về trọng tài hay khơng trong q trình soạn thảo Luật TTTM 2010. Tuy nhiên, cuối cùng quan điểm được chấp nhận đó là giữ thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là 30 ngày. Bởi lẽ, giải pháp này hạn chế việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài và tạo cho việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài
được kết thúc một cách nhanh chóng43. Quan điểm cá nhân cho rằng trong bối cảnh
nước ta khuyến khích thúc đẩy nền trọng tài thương mại phát triển thì việc ghi nhận thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài như Luật TTTM 2010 là thuyết phục.