Về nguyên tắc, khi xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Hội đồng xét đơn sẽ đối chiếu phán quyết trọng tài với các trường hợp bị hủy theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải lúc nào khi xác định được phán quyết trọng tài thuộc những trường hợp đó Tịa án cũng ra quyết định hủy phán quyết trọng tài mà trong một số trường hợp Tòa án sẽ cho Hội đồng trọng tài cơ hội để sửa chữa, khắc phục những sai sót của mình. Cụ thể, Luật TTTM 2010 quy định rằng, theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp, Hội đồng xét đơn u cầu có thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn không quá sáu mươi ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy bỏ phán quyết trọng tài (khoản 7 Điều 71 Luật TTTM 2010). Từ quy định này của Luật TTTM 2010, chúng ta có thể thấy một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, theo quy định trên, Tòa án sẽ cho phép Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót khi có hai điều kiện: (i) có yêu cầu của một bên và (ii) Tòa án xét thấy phù hợp. Nếu như điều kiện thứ nhất rất rõ ràng là phải có u cầu của một bên thì điều kiện thứ hai lại mang tính chủ quan của Hội đồng xét đơn. Nói cách khác, Hội
đồng xét đơn sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp sai sót cụ thể của Hội đồng trọng tài để quyết định có cho phép Hội đồng trọng tài khắc phục những sai sót này hay khơng. Chẳng hạn, đối với những sai sót mà Tịa án thấy rằng khơng thể khắc phục được thì Tịa án sẽ không tạm dừng xét đơn yêu cầu. Mặt khác, thời hạn để Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót là khơng giống nhau, phụ thuộc vào từng sai sót cụ thể theo nhận thức của Tịa án nhưng khơng vượt q sáu mươi ngày.
Thứ hai, trong quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài có thể mắc
phải những sai sót về mặt “nội dung xét xử” hoặc về mặt “tố tụng trọng tài”. Tuy nhiên, Luật TTTM 2010 chỉ cho phép Hội đồng trọng tài khắc phục những sai sót về “tố tụng trọng tài”, khơng cho phép khắc phục những sai sót về mặt “nội dung xét xử”. Trong đó, tố tụng trọng tài được hiểu là những vấn đề về trình tự, thủ tục mà Hội đồng trọng tài thực hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp cho các bên. Mặt khác, những sai sót về mặt tố tụng trọng tài này phải là căn cứ để Tòa án hủy phán quyết trọng tài.
Liên hệ tới các căn cứ hủy phán quyết trọng tài trong Luật TTTM 2010, xuất phát từ việc khi xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, về nguyên tắc Hội đồng xét đơn không xét xử lại nội dung vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết (khoản 4 Điều 71 Luật TTTM 2010), do đó những căn cứ để Tịa án hủy phán quyết trọng tài về cơ bản mang tính chất là những sai phạm về tố tụng trong của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp. Cụ thể, Điều 68 Luật TTTM 2010 quy định năm căn cứ để Tịa án hủy phán quyết trọng tài, trong đó có bốn căn cứ liên quan đến tố tụng trọng tài bao gồm: (i) Khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; (ii) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này; (iii) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung khơng thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ; (iv) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, cơng bằng của phán quyết trọng tài.
Tuy nhiên, đối với căn cứ phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010) thì đây khơng
phải là căn cứ liên quan liên quan đến “tố tụng trọng tài” mà liên quan đến “nội
dung xét xử” trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp58. Điều này
xuất phát từ việc Hội đồng xét đơn không xem xét về mặt nội dung giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài cũng có ngoại lệ. Cụ thể, khi xem xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với căn cứ nêu trên, Tòa án vẫn phải xét lại việc giải quyết nội dung tranh chấp hay áp dụng pháp luật của Hội đồng trọng tài có phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam hay không. Chẳng hạn, trong một quyết định hủy phán quyết trọng tài, Tòa án đã nhận định việc Hội đồng trọng tài chấp nhận tiền bồi thường thiệt hại chỉ dựa trên Văn thư của Ban quản lý dự án mà không xác định thiệt hại thực tế phải bồi thường cụ thể theo Bộ luật dân sự và Luật thương mại là vi phạm Điều 11 Bộ luật dân sự 2005 về nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thuộc trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM
201059. Ở đây, Tòa án đã hủy phán quyết trọng tài với nhận định “nội dung xét xử”
của Hội đồng trọng tài là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Như vậy, Hội đồng trọng tài chỉ có thể khắc phục những sai sót về mặt tố tụng là căn cứ hủy phán quyết trọng tài đồng nghĩa với việc chỉ có thể khắc phục những sai sót thuộc các căn cứ hủy phán quyết trọng tài (i), (ii), (iii), (iv) được nêu ở trên. Cịn đối với những sai sót về “nội dung xét xử” trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì Hội đồng trọng tài không được phép khắc phục.
Thứ ba, Hội đồng trọng tài được chủ động khắc phục sai sót tố tụng theo
quan điểm của mình và phải thơng báo cho Tịa án biết về việc khắc phục đó. Có ba trường hợp có thể xảy ra khi Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót tố tụng bao gồm: (i) Hội đồng trọng tài không thể khắc phục được sai sót; (ii) Hội đồng trọng tài đã khắc phục sai sót; (iii) Hội đồng trọng tài khơng khắc phục sai sót.
Đối với việc Hội đồng trọng tài khơng thể khắc phục sai sót hoặc khơng khắc phục sai sót thì lúc này Hội đồng xét đơn tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Trong trường hợp này, khả năng phán quyết trọng tài bị hủy là rất cao. Bởi lẽ, như đã phân tích ở trên, những sai sót tố tụng được giao về cho Hội đồng trọng
58 Hà Thị Thanh Bình, Phạm Hồi Huấn (2015), “Bàn về khắc phục sai sót trong tố tụng trọng tài nhằm tránh việc hủy phán quyết trọng tài”, Nhà nước và pháp luật, (4(324)), tr. 44-49.
59 Quyết định số 07/2012/QĐST-TTTM ngày 13/12/2012 “V/v Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
tài khắc phục là những vi phạm mà Tòa án đã xét thấy là căn cứ để hủy phán quyết trọng tài. Do đó, khi mà Hội đồng trọng tài khơng thể khắc phục hoặc khơng khắc phục những sai sót này thì Tịa án sẽ căn cứ vào đó để hủy phán quyết trọng tài.
Mặt khác, trong trường hợp Hội đồng trọng tài đã khắc phục sai sót thì lúc này cũng có thể phát sinh việc Hội đồng trọng tài đã loại bỏ hoặc chưa loại bỏ được căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Cho nên, sau khi Hội đồng trọng tài đã khắc phục sai sót, Hội đồng xét đơn vẫn tiếp tục xét đơn yêu cầu. Nếu Hội đồng trọng tài đã loại bỏ được căn cứ hủy phán quyết trọng tài thì Hội đồng xét đơn sẽ bác yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vì căn cứ vi phạm tố tụng trọng tài. Ngược lại, nếu Hội đồng trọng tài vẫn chưa loại bỏ được căn cứ hủy phán quyết trọng tài thì Hội đồng xét đơn vẫn có thể ra quyết định hủy phán quyết trọng tài.
Thứ tư, việc ghi nhận Tịa án được quyền hỗn phiên họp để Hội đồng trọng
tài khắc phục sai sót tố tụng là một quy định mới của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003. Tuy nhiên, xét trên phương diện thế giới thì quy định này khơng mới. Bởi lẽ, Luật mẫu về trọng tài đã có ghi nhận điều này tại khoản 4 Điều 34. Theo đó, Tồ án khi được u cầu hủy bỏ phán quyết, có thể, nếu thấy thích hợp và theo yêu cầu của một bên, đình chỉ trình tự hủy bỏ phán quyết trong một thời gian do toà án quyết định để ủy ban trọng tài có cơ hội tiếp tục tiến hành tố tụng trọng tài hoặc tiến hành các hoạt động khác theo ý kiến cuả ủy ban trọng tài sẽ loại trừ cơ sở để hủy bỏ phán quyết. Các quốc gia trên thế giới hầu hết cũng đã ghi nhận quy định này trong pháp luật về trọng tài của mình. Chẳng hạn, Điều 61 Luật trọng tài Trung Quốc cũng quy định sau khi tiếp nhận đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nếu như Tòa án xét thấy rằng vụ việc này có thể được giải quyết lại bởi Hội đồng trọng tài thì Tịa án tạm hỗn việc xét đơn thơng báo để Hội đồng trọng tài giải quyết lại vụ việc trong một khoản thời gian nhất định. Nếu như Hội đồng trọng tài từ chối thì Tịa án tiếp tục giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Tại Nga, khoản 4 Điều 34 Luật trọng tài thương mại quốc tế quy định Tòa án xét yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nếu thấy thích hợp và theo yêu cầu của một bên, có thể tạm hoãn việc xét yêu cầu trong một khoản thời gian nhất định để Hội đồng trọng tài có cơ hội tiến hành lại thủ tục trọng tài hoặc các hoạt động khác mà Hội đồng trọng tài cho rằng có thể loại bỏ căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Pháp luật trọng tài Hồng Kông cũng quy định tương tự như trên khi cho phép Tịa án được hỗn việc giải
quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nhằm để Hội đồng trọng tài khắc phục
những sai sót trong q trình giải quyết tranh chấp60.
Có thể nói rằng, với sự tiếp thu kinh nghiệm từ pháp luật trọng tài của các nước trên thế giới, việc Luật TTTM 2010 có thêm quy định cho phép Tịa án có quyền tạm hoãn phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài để Hội đồng trọng tài khắc phục những sai sót về mặt tố tụng trọng tài là một bước tiến bộ lớn trong pháp luật trọng tài nước ta, giúp hạn chế rất nhiều đối với việc phán quyết trọng tài bị hủy – nguyên nhân chủ yếu làm cho trọng tài thương mại ở nước ta chưa thật sự phát triển, đồng thời cũng giúp cho pháp luật Việt Nam hội nhập và tương đồng hơn với các quốc gia khác trên thế giới.
Tuy nhiên, trong quy định này cũng tồn tại một vấn đề chúng ta cần xem xét, đó là về phạm vi khắc phục sai sót của Hội đồng trọng tài. Như đã đề cập ở trên, theo quy định của Luật TTTM 2010, Hội đồng trọng tài chỉ có thể khắc phục sai sót trọng tài về “tố tụng trọng tài”, tức là các sai sót trong trình tự, thủ tục tố tụng khi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp. Còn đối với những sai sót về mặt “nội dung xét xử” thì Hội đồng trọng tài sẽ khơng có quyền này. Vấn đề đặt ra ở đây, liệu pháp luật trọng tài Việt Nam có nên mở rộng phạm vi khắc phục sai sót trọng tài cả về mặt “nội dung xét xử” hay không?
So sánh với pháp luật các nước, đặc biệt là đối với Luật mẫu về trọng tài, có thể thấy Luật TTTM 2010 đã thu hẹp hơn phạm vi Hội đồng trọng tài có thể khắc phục sai sót. Cụ thể, khoản 4 Điều 34 Luật mẫu về trọng tài được nêu ở trên chỉ đề cập đến việc Tòa án được quyền tạm dừng việc hủy phán quyết trọng tài để Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót. Qua đó, có thể thấy mục đích của Luật mẫu về trọng tài đặt ra quy định này là để Tòa án có thể lựa chọn việc hủy phán quyết hay để Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót khi có khả năng, khơng quan tâm đó là sai sót về mặt “tố tụng” hay về mặt “nội dung” trong quá trình giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài. Tiếp thu tinh thần của Luật mẫu về trọng tài, pháp luật về trọng tài của các nước như Nga, Trung Quốc như đã nêu cũng không phân biệt việc hoãn xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là để Hội đồng trọng tài khắc phục sai sót về mặt tố tụng hay nội dung, mà chú trọng đến việc Hội đồng trọng tài có thể
60 Peter Yuen and John Choong (2011), “HongKong in Arbitration in 55 jurisdictions worldwide”,
khắc phục được những sai sót đó hay không. Luật trọng tài thương mại được áp dụng ở Anh và xứ Wale tại khoản 7 Điều 69 cũng quy định Tịa án hồn tồn có thể tạm ngừng việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài để gửi trả phán quyết
cho Hội đồng trọng tài61. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài phải giải quyết
lại vụ việc (kể cả về tố tụng và nội dung) trong thời hạn ba tháng hoặc ít hơn hoặc nhiều hơn theo quyết định của Tòa án (khoản 3 Điều 71). Như vậy, pháp luật các quốc gia trên thế giới cũng như Luật mẫu về trọng tài đều khơng phân biệt sai sót mà Hội đồng trọng tài có thể khắc phục là sai sót về tố tụng hay sai sót về nội dung xét xử.
Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng việc cho phép Hội đồng trọng tài khắc phục cả những sai sót về mặt “nội dung xét xử” trong quá trình giải quyết tranh chấp sẽ có những mặt tích cực sau đây:
- Một là, như đã đề cập ở trên, Tịa án khơng chỉ hủy phán quyết trọng tài vì
những căn cứ liên quan đến “tố tụng trọng tài” mà cịn có thể hủy về mặt “nội dung”, cụ thể là đối với căn cứ phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Do đó, nếu chúng ta mở rộng phạm vi khắc phục sai sót của Hội đồng trọng tài qua “nội dung” sẽ giúp hạn chế hơn nữa những trường hợp Tòa án phải hủy phán quyết trọng tài. Chẳng hạn, quay trở lại với ví dụ Tịa án ra quyết định hủy phán quyết trọng tài với lý do việc Hội đồng trọng tài chấp nhận tiền bồi thường thiệt hại chỉ dựa trên Văn thư của Ban quản lý dự án mà không xác định thiệt hại thực tế phải bồi thường cụ thể theo Bộ luật dân sự và Luật thương mại là vi phạm Điều 11 Bộ luật dân sự 2005 về nguyên tắc tuân thủ pháp luật và thuộc trường hợp hủy phán quyết trọng tài do phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đây là sai sót về “nội dung xét xử” của Hội đồng trọng tài và theo quy định của Luật TTTM 2010 thì Hội đồng trọng tài khơng được phép khắc phục sai sót. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể cho phép Hội đồng trọng tài được khắc phục sai sót trong trường hợp này thì rõ ràng sẽ tạo thêm cơ hội để phán quyết trọng tài khơng bị hủy và qua đó “tính chung thẩm” của phán quyết trọng tài sẽ được đảm bảo.
61 Adrian Jones, Gordon McAllister and Edward Norman (2015), “England and Wales in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 171.
- Hai là, xuất phát từ việc thủ tục tố tụng trọng tài “linh hoạt” và “đơn giản” hơn rất nhiều so với thủ tục tố tụng tại Tịa án, do đó việc Hội đồng trọng tài vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp rất ít khi xảy ra.