Tòa án.
4.2. Bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về hiệu lực pháp lý của quyết định giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quyết định giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Phân tích ở trên cho thấy rằng, với Công văn số 07/TANDTC-KHXX về việc thi hành pháp luật trọng tài thương mại, Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích quy định của Luật TTTM 2010 theo hướng không ghi nhận một cơ chế giám sát nào đối với quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 tại Điều 4 thì Cơng văn của Tịa án nhân dân tối cao khơng phải văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, nó cũng khơng phải là văn bản hướng dẫn, giải thích các quy định của pháp luật. Do đó, Cơng văn này khơng có hiệu lực bắt buộc chung và được đảm bảo thi hành đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi cả nước. Hay nói cách khác, Cơng văn nêu trên chỉ là cách hiểu của Tòa án nhân dân tối cao đối với quy định của Luật TTTM 2010 về hiệu lực của quyết định hủy phán quyết trọng tài để hướng dẫn trong nội bộ ngành Tòa án. Vậy cách hiểu của Tòa án
nhân dân tối cao đối với các quy định của pháp luật có thật sự hợp lý hay khơng?
Quan điểm cá nhân cho rằng, việc hiểu quy định tại khoản 10 Điều 71 Luật TTTM 2010 theo hướng dẫn của Tịa án nhân dân tối cao cịn có một số điểm bất hợp lý như sau:
- Thứ nhất, việc khơng có một cơ chế giám sát việc ra quyết định hủy hay
không hủy phán quyết trọng tài của tòa án sẽ đi ngược lại với xu hướng chung của pháp luật. Trong tất cả các ngành luật hình thức của Việt Nam, từ tố tụng dân sự, tố tụng hình sự đến tố tụng hành chính đều có những cơ chế giám sát việc ra quyết định, bản án của Tịa án. Đó có thể là cơ chế khiếu nại, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm tùy thuộc vào từng loại quyết định cụ thể nhưng nhìn chung đều có
cơ chế để giám sát việc ra quyết định của Tịa án. Do đó, nếu khơng có một cơ chế giám sát trong trường hợp này sẽ đi ngược lại với xu hướng chung của pháp luật.
- Thứ hai, việc có cơ chế giám sát việc ra quyết định của Tòa án là tuân
thủ theo quy định tại Hiến pháp. Theo quy định tại Điều 104 Hiến pháp 2013 thì:
“Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định”. Ở đây, Luật TTTM 2010 khơng có quy định rõ ràng rằng quyết
định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tịa án khơng được giám đốc thẩm, tái thẩm, do đó việc có một cơ chế giám sát là phù hợp với quy định của Hiến pháp.
- Thứ ba, các căn cứ để Tòa án ra quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài quy định tại Điều 68 Luật TTTM rất phức tạp và có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong quá trình Tịa án giải quyết u cầu hủy phán quyết trọng tài. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hai bên có thỏa thuận, khi tranh chấp xảy ra thì trước hết tìm cách giải quyết thơng qua các cuộc thương lượng. Trong trường hợp thương lượng không thành công, các bên mới được quyền khởi kiện ra trung tâm trọng tài. Hai bên đã không thực hiện thỏa thuận nêu trên, đưa tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm trọng tài mà khơng thơng qua thương lượng. Các Tịa án đã nhận định khác nhau đối với việc đây có phải là căn cứ để hủy phán quyết trọng tài theo điểm b khoản 2 Điều 68 (thủ tục trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên) hay khơng. Có Tịa án cho rằng Luật trọng tài thương mại khơng có điều khoản nào quy định cơ quan trọng tài được các bên chọn phải xem xét giai đoạn tiền tố tụng của hai bên. Cơ quan trọng tài chỉ xem xét hiệu lực thỏa thuận trọng tài. Nếu các bên thật sự có thiện chí thương lượng, hịa giải thì vẫn có thể tiến hành tại cơ quan trọng tài theo quy định tại Điều 38 và Điều 58 Luật TTTM 2010 về hịa giải và cơng nhận hịa giải thành. Như vậy, quyền hịa giải khơng bị mất đi trong quá trình tố tụng tại cơ quan trọng tài nên căn cứ để yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nêu là
không hợp lý và không được chấp nhận71. Tuy nhiên, cũng với lý do này, có Tịa án
lại cho rằng: khi hai bên phát sinh tranh chấp mà chưa thương lượng là chưa tuân thủ đúng thỏa thuận của các bên, thủ tục tố tụng trọng tài như vậy là không phù hợp với thỏa thuận của các bên, trái với các quy định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật
71 Quyết định 1065/2013/QĐ-KDTM-ST ngày 06/9/2013 “V/v yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
TTTM 2010. Hội đồng trọng tài cho thụ lý vụ kiện khi chưa đầy đủ điều kiện tiền tố tụng, các điều kiện thụ lý chưa đầy đủ là không đúng quy định pháp luật Việt Nam
và đây là căn cứ để hủy phán quyết trọng tài72
. Do đó, nếu khơng có một cơ chế giám sát của Tịa án cấp trên sẽ khơng hướng tới được việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về việc hủy phán quyết trọng tài.
- Thứ tư, các tịa án cấp tỉnh khơng phải bao giờ cũng thực hiện đúng theo
quy định của pháp luật, đặc biệt là Luật TTTM 2010 trong quá trình giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Điều này đã dẫn đến những quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục hủy phán quyết trọng tài bị “vô hiệu hóa”, mất đi tác dụng vốn có của nó. Đồng thời, vì khơng bị ràng buộc bởi một cơ chế giám sát cho nên các Tòa án cấp tỉnh khơng cịn tâm lý “lo sợ” Tòa án cấp trên, dẫn đến việc khá tùy tiện trong giải quyết các vấn đề liên quan đến trọng tài.
Thực tiễn xét xử đã cho thấy có rất nhiều quyết định của Tịa án trong việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được ban hành trái pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan nhưng vẫn khơng thể khắc phục vì khơng có một cơ chế nào hữu hiệu. Ví dụ: Trong một quyết định hủy phán quyết trọng tài, Tòa án đã nhận định việc Hội đồng trọng tài ra phán quyết buộc bên vi phạm hợp đồng chỉ phải bồi thường 18% khối lượng hàng hóa thực tế đã được giám định đã vi phạm Điều 9, Điều 13, Điều 307 Bộ luật dân sự và Điều 59 nguyên tắc bồi thường thiệt hại của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Từ đó Tịa án đã ra quyết định hủy phán quyết trọng tài với lý do phán quyết trọng tài trái với
các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam73. Trong quyết định trên, có thể thấy
rằng Tòa án đã đi ngược lại với quy định của pháp luật. Cụ thể, theo quy định của Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, một trong những điều kiện để hủy phán quyết trọng tài với lý do trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam là Tòa án phải xác định được phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba. Mặt khác, phán quyết trọng tài chỉ được coi là trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nếu như phán quyết vi phạm các nguyên tắc xử sự cơ bản có hiệu lực bao trùm đối với việc
72 Quyết định 10/2014/QĐ-PQTT “V/v yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
73 Quyết định 06/2014/QĐ-PQTT ngày 29/8/2014 “V/v yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam (điểm đ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP). Ở đây, Tịa án khơng chỉ ra được lý do vì sao phán quyết trọng tài xâm phạm nghiêm trọng lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc các bên, người thứ ba. Bên cạnh đó, Tịa án cũng khơng đưa ra căn cứ lý giải vì sao Điều 307 Bộ luật dân sự và Điều 59 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rằng, Tịa án đã ra quyết định hủy phán quyết trọng tài một cách rất tùy tiện, khơng cần có những lập luận chặt chẽ, gây bức xúc và ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của những chủ thể liên quan. Chính vì thế, cần có một cơ chế giám sát Tịa án trong việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài để khắc phục bất cập trên.
- Thứ năm, theo quy định của Luật TTTM 2010, trong các phiên họp xét
đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải có mặt của Kiểm sát viên với nhiệm vụ là giám sát việc tiến hành tố tụng của Tòa án, đưa ra những kiến nghị nếu như phát hiện những sai phạm trong q trình tố tụng. Do đó, nếu quyết định hủy hay khơng hủy phán quyết trọng tài của Tịa án khơng thể bị xem xét lại thì đã làm triệt tiêu vai trò của Kiểm sát viên nói riêng và Viện kiểm sát nói chung trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Ví dụ: trong q trình giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, giữa Tòa án và Viện kiểm sát có sự khơng thống nhất quan điểm. Tòa án cho rằng việc Hội đồng trọng tài ra phán quyết khi không xem xét đến việc thỏa thuận của các bên về điều kiện của hợp đồng và điều kiện này đang có tranh chấp trong vụ kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án là trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Kiểm sát viên có mặt tại phiên tòa đã nhận định đây là nội dung tranh chấp và Tịa án khơng có thẩm quyền xét xử lại khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, cuối cùng Tòa án vẫn ra quyết định hủy phán quyết trọng tài vì lý do như trên74. Lúc này, có thể thấy rằng vai trò của Viện kiểm sát không được đảm bảo, vì khi Tịa án khơng chấp nhận quan điểm của Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát cũng khơng có phương án nào để kiến nghị hay kháng nghị lên Tòa án cấp trên.
- Thứ sáu, BLTTDS 2011 đã từng sử dụng thuật ngữ “quyết định cuối
cùng” cho hiệu lực pháp lý của quyết định phúc thẩm giải quyết yêu cầu công nhận
74 Quyết định 10/2013/QĐ-ST ngày 30/5/2013 “V/v yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, quyết định của Trọng tài nước ngoài (khoản 3 Điều 359, Điều 363, khoản 3 Điều 373). Quy định trên cũng đã gây tranh cãi về việc có tồn tại sự giám sát ở cấp giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao trong trường hợp này hay không? Và dường như quan điểm cho rằng việc hiểu thuật ngữ “quyết định cuối cùng” đồng nghĩa với việc khơng cịn tồn tại một cơ chế giám sát nào nữa đã được Tòa án vận dụng trong thực tế. Minh chứng rõ ràng là trên thực tiễn xét xử chưa hề có một quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm nào đối với quyết định phúc thẩm của Tịa án nhân dân tối cao về cơng nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, quyết định của Trọng tài nước ngoài.75
Tuy nhiên, BLTTDS 2015 ra đời đã có một bước thay đổi rất lớn trong quy định này. Theo đó, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao trong việc xét kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định dân sự của Tịa án nước ngồi, quyết định của Trọng tài nước ngồi vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật (khoản 4 Điều 443, khoản 3 Điều 446, Điều 450, khoản 6 Điều 462 BLTTDS 2015). Như vậy, có thể thấy rằng, các nhà làm luật đã thay đổi tư duy trong cách hiểu về “quyết định cuối cùng” và lúc này hồn tồn vẫn có cơ chế giám sát tiếp theo đối với những quyết định này nhằm bảo đảm tính pháp chế trong xã hội. Quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cũng là “quyết định cuối cùng” theo khoản 10 Điều 71 Luật TTTM 2010 và chúng ta cần phải thay đổi theo hướng mà BLTTDS 2015 đã sửa đổi.
Với những bất cập được phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy việc khơng có quy định giám sát hoạt động hủy quyết định trọng tài của Tịa án là điều hồn tồn bất hợp lý. Do đó, cần thiết phải có một cơ chế để xem lại quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Vấn đề đặt ra ở đây, cần thiết lập cơ chế giám sát như thế nào để vừa đảm bảo được tính “nhanh chóng” của phương thức
75 Ngày 24/3/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 06/2014/KN-KDTM đối với quyết định xét đơn kháng cáo quyết định xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngồi tại Việt Nam của Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao tại Hà Nội. Tuy nhiên, quyết định kháng nghị giám đốc thẩm này vẫn chưa được xem xét và vẫn chưa có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm nào về vấn đề này trên thực tế xét xử.
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, vừa đảm bảo được tính “ổn định” của pháp luật thơng qua việc giám sát của Nhà nước.