3.2. Thành phần tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu
3.2.3. Các bên tranh chấp
Có thể thấy việc Tịa án hủy hay không hủy phán quyết trọng tài sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Do đó, đây là chủ thể tham gia tố tụng quan trọng nhất trong việc Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Vì vậy, Tịa án phải triệu tập các bên tranh chấp tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (khoản 3 Điều 71 Luật TTTM 2010). Việc có mặt tại phiên họp vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, tùy theo tư cách khi tham gia tố tụng mà sự vắng mặt của các bên tranh chấp tại phiên họp cũng được xử lý khác nhau. Cụ thể:
- Nếu bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vắng mặt tại phiên họp khi được
triệu tập hợp lệ mà khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu (khoản 5 Điều 71 Luật TTTM 2010). Trong trường hợp bên yêu cầu vắng mặt mà có đơn yêu cầu Hội đồng xét đơn vắng mặt thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài (khoản 3 Điều 71 Luật TTTM 2010).
- Nếu bên tranh chấp khơng có u cầu hủy phán quyết trọng tài yêu cầu
Hội đồng xét đơn vắng mặt hoặc vắng mặt tại phiên họp khi được triệu tập hợp lệ
48 Nguyễn Thị Hồi Phương chủ biên (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm
mà khơng có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà khơng được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài (khoản 3 Điều 71 Luật TTTM 2010).
Như vậy, có thể thấy rằng việc tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của bên yêu cầu mang tính bắt buộc cao hơn so với bên khơng có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Điều này xuất phát từ việc, phiên họp giải quyết yêu cầu được khởi nguồn bởi đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của bên yêu cầu. Do đó, bên yêu cầu phải có nghĩa vụ đối với việc Tịa án xét đơn u cầu của mình. Nếu bên yêu cầu vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng và khơng có u cầu xét đơn vắng mặt thì Tịa án sẽ coi như người u cầu từ bỏ yêu cầu của mình và sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu. Ngược lại, đối với bên khơng u cầu thì việc tham gia phiên họp mang tính chất “quyền” nhiều hơn là “nghĩa vụ”. Vì vậy, sự vắng mặt của họ sẽ khơng ảnh hưởng đến việc Tịa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của người yêu cầu.
Mặt khác, tuy Luật TTTM 2010 đã có một số quy định điều chỉnh việc tham gia phiên họp giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập về lý luận và thực tiễn, bao gồm:
- Thứ nhất, khoản 5 Điều 71 Luật TTTM 2010 chỉ quy định Hội đồng
trọng tài sẽ ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nếu bên yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng, nhưng khơng quy định rõ đây là lần triệu tập thứ nhất hay lần triệu tập thứ hai. Đối chiếu với quy định của BLTTDS 2015 tại khoản 2 Điều 367 về thủ tục giải quyết việc dân sự, Tòa án chỉ đình chỉ việc xét đơn yêu cầu nếu người có đơn yêu cầu được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý chính đáng và khơng có u cầu xét đơn vắng mặt. Còn trong trường hợp người yêu cầu vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì dù có lý do hay khơng có lý do Tịa án vẫn phải hỗn phiên họp, nhằm bảo đảm quyền có mặt tại phiên họp để họ bảo vệ các
yêu cầu của mình đối với việc dân sự.49 Tuy nhiên, với quy định của Luật TTTM
2010 hiện tại, chúng ta vẫn có thể hiểu rằng Tịa án có thể đình chỉ xét đơn u cầu
49 Tưởng Duy Lượng (2005), “Một số quy định chung về thủ tục giải quyết việc dân sự”, Tòa án nhân dân, (06), tr. 6.
hủy phán quyết trọng tài nếu bên yêu cầu vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà khơng có lý do chính đáng.
Nghiên cứu pháp luật của Pháp, có thể thấy rằng đối với trường hợp này, Bộ luật tố tụng dân sự Pháp có sự quy định khác biệt so với nước ta. Cụ thể, pháp luật tố tụng dân sự Pháp không phân biệt bên yêu cầu vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất hay lần thứ hai mà chỉ phân biệt rằng bên yêu cầu vắng mặt có lý do chính đáng hay khơng có lý do chính đáng. Nếu như vắng mặt có lý do chính đáng thì hỗn phiên tịa, khơng có lý do chính đáng thì có thể xét xử vắng mặt (Điều 468 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp). Bộ luật tố tụng dân sự Nga cũng có quy định tương tự như Bộ luật tố tụng dân sự Pháp tại Điều 167 khi điều chỉnh việc vắng mặt của bên yêu cầu bằng việc có hay khơng có lý do chính đáng. Tuy nhiên, sự khác biệt này xuất phát từ hậu quả của việc vắng mặt của bên yêu cầu giữa pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và pháp luật tố tụng dân sự các nước. Pháp luật Việt Nam quy định nếu như bên u cầu vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng thì sẽ bị đình chỉ giải quyết u cầu, trong khi đó pháp luật các nước quy định hậu quả đó là xét xử vắng mặt. Chính vì thế, việc cho bên u cầu thêm cơ hội để có mặt tại phiên họp trong trường hợp vắng mặt khi được triệu tập lần thứ nhất như BLTTDS 2015 theo quan điểm cá nhân là hợp lý.
Từ những phân tích trên, quan điểm cá nhân cho rằng, Luật TTTM 2010 nên quy định tương tự như BLTTDS 2015 trong trường hợp bên yêu cầu vắng mặt tại phiên họp khi được triệu tập hợp lệ. Cụ thể, Hội đồng xét đơn chỉ đình chỉ việc xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nếu như bên yêu cầu vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà khơng có lý do chính đáng. Cịn nếu bên yêu cầu vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì Hội đồng xét đơn phải hoãn phiên họp. Điều này xuất phát từ các lý do: (i) việc quy định như trên sẽ đảm bảo được quyền có mặt tại phiên họp cho bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; (ii) về bản chất thì yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được coi là việc dân sự theo BLTTDS 2015, do đó việc quy định tương đồng trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý.
- Thứ hai, khoản 5 Điều 71 Luật TTTM 2010 chưa quy định cách giải quyết trong trường hợp bên u cầu vắng mặt vì lý do chính đáng. Đối chiếu với BLTTDS 2015, tại phiên họp giải quyết việc dân sự, nếu người yêu cầu vắng mặt
lần thứ nhất thì về ngun tắc Tịa án sẽ hỗn phiên họp, nếu người yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án sẽ
ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu (khoản 2 Điều 367 BLTTDS 2015)50. Như
vậy, nếu chúng ta áp dụng theo BLTTDS 2015, việc vắng mặt có lý do chính đáng hay khơng của bên u cầu khơng cịn quan trọng nữa. Bởi lẽ, BLTTDS 2015 quy định khi người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tịa án phải hỗn phiên tịa, không quan tâm người u cầu vắng mặt là có lý do chính đáng hay khơng có lý do chính đáng. Ngược lại, nếu như người yêu cầu vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ hai thì dù có lý do chính đáng Tịa án cũng sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
Liên hệ với thực tiễn xét xử, có thể thấy các Tịa án cũng có cách giải quyết khác nhau đối với vấn đề này. Chẳng hạn, đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của công ty Đơng Dương, Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng do bên yêu cầu được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt nên Tịa án ra quyết định
đình chỉ giải quyết yêu cầu51. Trong trường hợp này có thể thấy Tịa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh đã quán triệt theo đúng quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục giải quyết việc dân sự như trên. Tuy nhiên, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao tại thành phố Hồ Chí Minh lại khơng cùng quan điểm như vậy52. Theo Tòa phúc
thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chưa làm rõ hai lần vắng mặt của bên yêu cầu. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào số lần triệu tập mà chưa xem xét đến lý do vắng mặt của đương sự. Ở đây, bên yêu cầu vắng mặt lần thứ hai vì lý do bất khả kháng và đã có văn bản xin hỗn. Vì vậy, chưa có đủ căn cứ để Tịa án cấp
sơ thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu53. Như vậy, trái ngược với Tịa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao không áp dụng những quy định của BLTTDS 2015 đối với thủ tục giải quyết việc dân sự mà
50 Quy định này được kế thừa hoàn toàn từ BLTTDS 2004 và BLTTDS 2011.
51 Quyết định số 962/2012/KDTM-QĐST ngày 09/7/2012 “V/v Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
52
Theo quy định của Luật TTTM 2010, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sẽ là chung thẩm và không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm (khoản 10 Điều 71 Luật TTTM 2010). Tuy nhiên, trường hợp này là việc Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu với lý do thời hiệu yêu cầu đã hết, đây chỉ là một quyết định tố tụng thông thường, không phài là quyết định về hủy hay không hủy phán quyết trọng tài, do đó vẫn có thể bị xét lại theo thủ tục phúc thẩm.
53 Quyết định số 137/2013/QĐ-KDTM ngày 23/7/2013 “V/v Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài” của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (xem Phụ lục 3).
dường như áp dụng những quy định về sự vắng mặt của đương sự tại phiên tòa xét
xử sơ thẩm vụ án dân sự54.
Quan điểm cá nhân cho rằng, trong trường hợp này, chúng ta nên quy định theo hướng xử lý của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao. Bởi lẽ, cần phải nhìn nhận rằng khơng phải lúc nào người yêu cầu cũng vắng mặt tại tại phiên họp vì những lý do chủ quan mà vẫn tồn tại những trường hợp khách quan khiến cho người yêu cầu không thể đến phiên họp được. Nghiên cứu pháp luật về tố tụng dân sự của Pháp cho thấy, trong trường hợp bên u cầu vắng mặt vì lý do chính đáng thì Tịa án ln phải hỗn phiên tịa, cho dù đó là lần vắng mặt thứ hai hay hơn nữa (Điều 468 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp). Do đó, sẽ là hợp lý hơn nếu như Luật TTTM 2010 quy định Tịa án hỗn phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong trường hợp bên yêu cầu vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà có lý do chính đáng.
Kiến nghị cụ thể: Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 71 Luật TTTM 2010 “Điều 71. Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
5. Bên yêu cầu vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì Hội đồng hỗn phiên họp, trừ trường hợp bên yêu cầu đề nghị Hội đồng xét đơn
vắng mặt.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, bên yêu cầu phải có mặt tại phiên họp, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị Hội đồng xét đơn vắng mặt họ; nếu vắng mặt vì lý do chính đáng thì Tịa án hỗn phiên họp, nếu khơng có lý do chính đáng thì
Hội đồng ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự;
5a. Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra quyết định huỷ hoặc khơng huỷ phán quyết trọng tài. Trong trường hợp bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài rút đơn hoặc rời phiên họp mà khơng được Hội đồng chấp thuận thì Hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.”
54 Theo quy định tại Điều 227 BLTTDS 2015, nếu đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm khi được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tịa án có thể hỗn phiên tịa.