yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, có thể thấy rằng hầu hết các hệ thống pháp luật, từ những nước có nền trọng tài phát triển như Pháp, Đức, Anh, Singapore,… hay những nước có sự tương đồng về pháp luật với Việt Nam như Nga, Trung Quốc, Lào,… đều có quy định cơ chế giám sát quyết định về hủy
phán quyết trọng tài của Tòa án ở một mức độ nào đó76
. Trong đó, tồn tại ba xu hướng chính trong việc quy định về hiệu lực pháp lý của quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài. Cụ thể:
- Thứ nhất, tồn tại đồng thời hai cơ chế giám sát là phúc thẩm và giám đốc
thẩm, tái thẩm đối với quyết định hủy hay khơng hủy phán quyết trọng tài của Tịa án. Một số nước tiêu biểu cho xu hướng này như tại Hà Lan, quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tịa án cấp sơ thẩm có thể bị xét lại tại Tịa án
cấp phúc thẩm và cuối cùng là Tòa án tối cao77. Pháp luật trọng tài của Anh cũng áp
dụng cơ chế tương tự như tại Hà Lan78. Gần gũi với chúng ta phải nói đến Hồng
Kơng, nơi có nền trọng tài thương mại tương đối phát triển, quy định tồn tại hai cơ chế giám sát đối với quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa sơ thẩm là Tòa phúc thẩm và Tòa phúc thẩm cuối cùng (tương tự như thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm)79. Hàn Quốc cũng là nước theo xu hướng trên khi quy định Tòa án cấp cao và
Tòa án tối cao sẽ là hai cấp Tòa án giám sát việc hủy phán quyết trọng tài của Tòa
76 Trên thế giới chỉ có pháp luật về trọng tài tại Thụy Sỹ không ghi nhận cơ chế giám sát đối với quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tịa án, bởi lẽ Tịa án có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài tại Thụy Sỹ đã là Tòa án tối cao (Xem Xavier Favre-Bulle, Harold Frey and Daniel Durante (2015), “Switzerland in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business
Research, pp. 428.) 77
Daniella Strik (2015), “Netherlands in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 318.
78 Adrian Jones, Gordon McAllister and Edward Norman (2015), “England and Wales in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 171. 79 Peter Yuen and John Choong (2011), “HongKong in Arbitration in 55 jurisdictions worldwide”,
án cấp huyện80. Trong khu vực Đơng Nam Á của chúng ta thì Malaysia là nước tiêu biểu theo xu hướng này. Cụ thể, Tịa án phúc thẩm có quyền xét lại quyết định của Tòa án cấp cao về việc hủy phán quyết trọng tài và trong những trường hợp nhất định Tòa án Liên bang (cấp tòa cao nhất tại Malaysia) sẽ xét lại quyết định của Tòa
án cấp phúc thẩm81
.
- Thứ hai, chỉ tồn tại cơ chế phúc thẩm đối với quyết định hủy hay khơng hủy
phán quyết trọng tài của Tịa án. Xu hướng này được chúng ta áp dụng trong giai đoạn Pháp lệnh TTTM 2003 có hiệu lực, tuy nhiên đây là xu hướng mà hầu như khơng có quốc gia nào khác trên thế giới đi theo. Bởi lẽ, những nước theo xu hướng một cấp xét lại quyết định hủy phán quyết trọng tài thì cấp xét lại đó phải được thực hiện bởi Tịa án tối cao, tương ứng với thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, chứ khơng thực hiện tại Tịa án cấp phúc thẩm như Pháp lệnh TTTM 2003 ở nước ta.
- Thứ ba, chỉ tồn tại cơ chế giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định hủy
hay không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Các quốc gia tiêu biểu theo xu hướng này như là tại Đức, khoản 1 Điều 1062 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thuộc về Tòa án cấp cao (higher regional courts). Quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tịa án chỉ có thể bị kháng cáo theo thủ tục giám đốc thẩm (appeal on points of law) tại Tòa án
liên bang (Điều 1065 Bộ luật tố tụng dân sự Đức)82. Bộ luật tố tụng dân sự phần về
Trọng tài thương mại của Pháp chỉ có quy định về hiệu lực của quyết định giải quyết kháng cáo đối với phán quyết trọng tài của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm mà lại không quy định về cụ thể về hiệu lực của quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án (Điều 1499, Điều 1500). Tuy nhiên, do việc hủy phán quyết trọng tài được tiến hành theo trình tự phúc thẩm vụ việc dân sự nên quyết định của Tòa án về việc hủy phán quyết trọng tài sẽ tương đương với quyết định phúc thẩm giải quyết vụ việc dân sự. Do đó, quyết định hủy phán quyết trọng tài không thể bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm mà chỉ có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc
80
BC Yoon, Richard Menard and Liz Kyo-Hwa Chung (2015), “Korea in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 276.
81 Foo Joon Liang (2015), “Malaysia in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 291.
82 Stephan Wilske and Claudia Krapft (2015), “Germany in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”,
thẩm, tái thẩm tại Tòa án tối cao83. Ở Ý, việc hủy phán quyết trọng tài được thực hiện tại Tòa án phúc thẩm và quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài chỉ được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với trường hợp vi phạm thẩm quyền, áp dụng sai luật, không đủ cơ sở hay lập luận mâu thuẫn84. Một số nước trong khu vực Đông Nam Á gần gũi với chúng ta cũng áp dụng theo xu hướng này. Chẳng hạn tại Thái Lan, chỉ có một cấp xét lại quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án cấp dưới là thủ tục giám đốc thẩm được thực hiện bởi Tòa án tối cao, cấp tòa cao nhất ở Thái Lan85. Hoặc tại Indonesia, các bên chỉ có thể khiếu nại quyết định hủy phán quyết trọng tài theo thủ tục giám đốc thẩm tại Tòa án tối cao và Tòa án tối cao phải ra quyết định trong thời gian ba mươi ngày kể từ ngày khiếu
nại được tiến hành86
.