Chủ thể tham gia tố tụng khác

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 59)

3.2. Thành phần tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu

3.2.4. Chủ thể tham gia tố tụng khác

Theo quy định của Luật TTTM 2010, ngoài việc triệu tập các bên tranh chấp tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án còn phải triệu tập luật sư của các bên nếu có để tham gia phiên họp. Như vậy, có thể thấy rằng tại phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, chỉ có luật sư mới có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp. Đây là một sự khác biệt tương đối lớn giữa Luật TTTM 2010 và BLTTDS 2015. Nếu như BLTTDS 2015 cho phép bốn đối tượng có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là: (i) Luật sư; (ii) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý, (iii) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động và (iv) Cơng dân Việt Nam có đủ điều kiện (khoản 2 Điều 75 BLTTDS 2015) thì Luật TTTM 2010 chỉ chấp nhận một đối tượng duy nhất là luật sư.

Quan điểm cá nhân cho rằng, việc chỉ cho phép luật sư trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như Luật TTTM 2010 sẽ làm ảnh hưởng đến quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bởi lẽ, không phải lúc nào bên yêu cầu cũng có nhu cầu hoặc điều kiện để mời luật sư bảo vệ cho mình, mà có thể nhờ những người khác đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện cơng việc này. Vì thế, nếu quy định triệu tập người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp sẽ mở rộng hơn khả năng lựa chọn cho bên yêu cầu. Đồng thời, điều này cũng thể hiện quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Do đó, quan điểm cá nhân cho rằng nên sửa đổi quy định của Luật TTTM 2010 theo hướng thay đổi thuật ngữ “luật sư” thành “người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”.

Kiến nghị cụ thể: Sửa đổi Điều 71 Luật TTTM 2010 như sau:

“Điều 71. Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

3. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, người

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên….”

Một vấn đề khác đặt ra ở đây, Luật TTTM 2010 chỉ đề cập tới việc triệu tập người tham gia tố tụng khác để tham gia phiên họp ngoài các bên tranh chấp là luật sư (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp) mà không đề cập đến các chủ thể khác như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Vậy các chủ thể này có

được quyền tham gia vào các phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hay không?

Như chúng ta đã biết, việc tham gia tố tụng của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, tùy vào tư cách của mỗi người sẽ giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự được chính xác, khách quan và nhanh chóng hơn. Mặt khác, đối với phiên họp giải quyết việc dân sự nói chung, BLTTDS 2015 vẫn cho phép Tòa án triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia phiên họp, nếu có người vắng mặt thì Tịa án quyết định hỗn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp (khoản 3 Điều 367 BLTTDS 2015). Do đó, mặc dù Luật TTTM 2010 khơng quy định rõ việc Tịa án có triệu tập những người tham gia tố tụng này hay không nhưng thiết nghĩ để bảo đảm cho việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được đúng đắn, khi cần thiết thì Tịa án hồn tồn có thể áp dụng các quy định của BLTTDS 2015 để triệu tập người làm chứng, người giám định, người phiên dịch tham gia vào phiên họp xét đơn yêu cầu.

Trên thực tiễn xét xử thì các Tịa án cũng đã vận dụng tương tự các quy định của BLTTDS 2015 về giải quyết việc dân sự nói chung để triệu tập những người tham gia tố tụng khác ngoài các bên tranh chấp khi thấy cần thiết. Ví dụ: tại phiên họp giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại xây dựng Thủy Lộc, đại diện theo pháp luật của bên liên quan (công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ phẩm Shiseido Việt Nam) là ông Tatsuki Nagao là người nước ngồi và khơng sử dụng được tiếng Việt. Do đó, Tịa án đã triệu tập người phiên dịch là bà Nguyễn Minh Trâm và ông Trần Hữu Khôi tham gia phiên họp xét

đơn yêu cầu55

.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)