Thủ tục tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 71 - 74)

Luật TTTM 2010 tại khoản 4 Điều 71 Luật TTTM 2010 chỉ quy định rằng tại phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Hội đồng xét đơn sẽ thảo luận và quyết định theo đa số sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của Viện kiểm sát. Trong khi đó, thủ tục tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài như khai mạc phiên họp, thứ tự phát biểu tại phiên họp, việc xem xét tài liệu chứng cứ tại phiên họp chưa được Luật TTTM 2010 quy định cụ thể.

Tuy nhiên, đây là những vấn đề về trình tự tiến hành, do đó, với bản chất là một việc dân sự, quan điểm cá nhân cho rằng Tịa án có thể áp dụng những quy định về trình tự phiên họp giải quyết việc dân sự trong BLTTDS 2015 vào phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong trường hợp này. Cụ thể, áp dụng tương

tự theo khoản 1 Điều 369 BLTTDS 2015 thì phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sẽ diễn ra với trình tự thủ tục như sau:

- Thư ký phiên họp báo cáo Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng

tài về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp;

- Thẩm phán chủ tọa phiên họp khai mạc phiên họp, kiểm tra về sự có mặt,

vắng mặt của những người được triệu tập tham gia phiên họp và căn cước của họ, giải thích quyền và nghĩa vụ của người tham gia phiên họp;

- Luật sư của bên yêu cầu, bên yêu cầu trình bày về những vấn đề cụ thể

yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài;

- Luật sư của bên khơng có u cầu, bên khơng có u cầu trình bày ý kiến

về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài;

- Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định trình bày kết luận

giám định, giải thích những vấn đề cịn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn (nếu có);

- Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài xem xét tài liệu, chứng

cứ;

- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết yêu

cầu hủy phán quyết trọng tài;

- Hội đồng xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài xem xét, quyết định

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Để giải quyết một yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong Chương này, tác giả sẽ đi vào phân tích các vấn đề về phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, bao gồm: (i) Chuẩn bị mở phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (ii) Thành phần tham gia phiên họp; (iii) Cơ sở xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (iv) Mất quyền phản đối khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (v) Khắc phục sai sót tố tụng trọng tài tại phiên họp giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (vi) Trình tự phiên họp giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Trong từng vấn đề, tác giả sẽ đi vào phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam để thấy được các cơng việc Tịa án sẽ thực hiện trong phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Đồng thời, tác giả cũng so sánh quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của pháp luật một số nước trên thế giới để thấy sự giống nhau và khác nhau giữa các hệ thống pháp luật. Song song với đó, tác giả cũng chỉ ra một số điểm bất cập về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật Việt Nam. Cuối cùng, tác giả đưa ra quan điểm cá nhân về tính phù hợp của các quy định trong pháp luật Việt Nam về phiên họp giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đồng thời đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật như: (i) quy định cụ thể hơn về hậu quả vắng mặt tại phiên họp của bên yêu cầu; (ii) cho phép Hội đồng trọng tài được khắc phục tất cả các sai sót nhằm loại bỏ căn cứ hủy phán quyết trọng tài.

CHƢƠNG 4: HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT YÊU CẦU HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)