Luật TTTM 2010 chỉ có quy định về việc xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sau khi Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu (Điều 71 Luật TTTM 2010) mà khơng có quy định cụ thể Tịa án sẽ nhận đơn và xử lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo trình tự, thủ tục như thế nào. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mang tính chất là một yêu cầu giải quyết việc dân sự, do đó khi bên yêu cầu gửi đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đến Tòa án, những cơng việc mà Tịa án phải thực hiện sẽ khơng khác gì so với khi nhận đơn u cầu giải quyết việc dân sự nói chung. Vì thế, trong trường hợp này, quan điểm cá nhân cho rằng Tòa án sẽ áp dụng tương tự quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục giải quyết việc dân sự để nhận và xử lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
46 Vũ Thị Hương (2013), “Bàn về vấn đề hủy quyết định trọng tài, không công nhận quyết định của trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tòa án nhân dân, (18), tr. 3.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 363 BLTTDS 2015, Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn yêu cầu do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tịa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn. Khi nhận được đơn yêu cầu nộp trực tiếp, Tịa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận được đơn cho người yêu cầu. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tịa án phài gửi thơng báo nhận đơn cho người yêu cầu. Trường hợp nhận đơn yêu cầu bằng phương thức trực tuyến thì Tịa án phải thơng báo ngay việc nhận đơn cho bên yêu cầu qua Cơng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án nhân dân phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu. Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định, Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu (khoản 2 Điều 363 BLTTDS 2015). Nếu người yêu cầu đã thực hiện đầy đủ thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (khoản 3 Điều 363 BLTTDS 2015).
Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thơng báo cho người u cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thơng báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc khơng phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Tịa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc khơng phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu (khoản 4 Điều 363 BLTTDS 2015).
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài , Tịa án có thẩm quyền thơng báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát (khoản 1 Điều 71 Luật TTTM 2010).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong Chương này, tác giả đi vào phân tích những vấn đề trong giai đoạn yêu cầu và thụ lý yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, bao gồm: (i) Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (ii) Thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (iii) Thủ tục nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (iv) Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (v) Thủ tục nhận đơn và thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Đối với từng vấn đề, tác giả đi vào phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, kết hợp với việc so sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới trong cùng lĩnh vực, nhằm mang lại cho người đọc những kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định trong giai đoạn đầu tiên của thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài – giai đoạn yêu cầu và thụ lý yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Song song với đó, tác giả cũng đưa ra quan điểm cá nhân, đánh giá tính phù hợp của các quy định trong pháp luật Việt Nam về từng vấn đề. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra một kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam, đó là ghi nhận thỏa thuận loại bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong một số trường hợp, nhằm hướng tới việc hạn chế tình trạng hủy phán quyết trọng tài nói riêng và góp phần phát triền nền trọng tài thương mại trong nước nói chung.
CHƢƠNG 3: PHIÊN HỌP XÉT ĐƠN YÊU CẦU HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM