nhân, tổ chức khi thực hiện hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
1.2.1.2. Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Xuất phát từ khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, có thể rút ra một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ là các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm, trong đó, đối tượng là cá nhân có xu hướng chiếm đa số.
Thứ hai, chủ thể xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy
định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định pháp luật hiện hành là tương đối đa dạng. Theo quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, các chủ thể có thẩm quyền xử phạt gồm: Chủ tịch UBND các cấp; Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an tồn giao thơng đường bộ; Trưởng Cơng an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an tồn giao thơng đường bộ; Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ; Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, chính vì có sự đa dạng về chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi nói trên nên việc xác định chủ thể có thẩm quyền lại phải còn căn cứ vào các yếu tố như: thẩm quyền theo địa bàn quản lý, thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công phụ trách và thẩm quyền về mức phạt tối đa cho một hành vi vi phạm cụ thể.
Thứ ba, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử
dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ là hoạt động được những người có thẩm quyền tiến hành thường xuyên nhưng khó triệt để vì tình hình vi phạm quá phổ biến, với rất nhiều loại chủ thể vi phạm khác nhau.
Thứ tư, so với việc xử phạt các vi phạm hành chính khác thì việc xử phạt vi
phạm vi đất dành cho đường bộ theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì hình thức phạt chính được áp dụng là phạt tiền, khơng có hình thức xử phạt bổ sung, và thường được áp dụng kèm các biện pháp khắc phục hậu quả.
1.2.2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Trong hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thì hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả là những nội dung mang tính chất rất quan trọng. Cũng giống như pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ cũng áp dụng một hình thức xử phạt chính, một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và tùy tính chất, mức độ vi phạm mà có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 21 Luật XLVPHC 2012 quy định về các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng bao gồm: Cảnh cáo; Phạt tiền; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); Trục xuất. Hình thức cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình phạt chính, cịn hình thức xử phạt cịn lại có thể được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng. Đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, các chủ thể vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt là phạt tiền. Đây là hình thức xử phạt chính duy nhất. Các hình thức xử phạt khác như cảnh cáo, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC và trục xuất không được áp dụng với tư cách là hình thức xử phạt chính. Bên cạnh đó, các VPHC về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt chính (phạt tiền) chứ khơng áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.
Các mức phạt tiền áp dụng đối với những cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ bao gồm: từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng; từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; và từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần so với cá nhân, do vậy, chủ thể vi phạm là tổ chức có thể bị phạt tiền ở mức thấp nhất là 200.000 đồng và cao nhất là 40.000.000 đồng.14
Bên cạnh đó, chủ thể vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tùy thuộc vào từng hành vi vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều các biện pháp khắc phục hậu quả sau: buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nơng, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ; buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc phải tháo dỡ cơng trình xây dựng trái phép (khơng có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.15
1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Trong xử phạt vi phạm hành chính, việc xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo công tác xử phạt không bị chồng chéo, mâu thuẫn hoặc lạm quyền. Luật XLVPHC 2012 đã quy định khá đầy đủ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chủ thể nói chung từ Điều 38 đến Điều 51.
Pháp luật trao quyền XPVPHC cho nhiều người nhằm tạo điều kiện phát hiện và XPVPHC nhanh chóng, kịp thời. Tuy nhiên, việc trao thẩm quyền xử phạt cho