Cao Vũ Minh (2013), “Pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực GTĐB Những bất cập và hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (09), tr 43.

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 67 - 71)

UBND xã, phường, thị trấn. Cần có những thay đổi từ những văn bản pháp luật có tính chất chung đến những văn bản pháp luật có tính chất chun ngành, từ các văn bản có hiệu lực pháp lý cao đến những văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn. Việc hồn thiện pháp luật cần có sự nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng, sửa đổi, bổ sung và thực hiện theo quy trình hợp lý, khoa học.

2.3.2. Những biện pháp bảo đảm công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Thứ nhất, quy hoạch chặt chẽ phần đất dành cho đường bộ cho việc sử dụng

ngồi mục đích giao thơng

Như đã nêu, phần đất dành cho đường bộ đơ thị khơng chỉ có chức năng dành cho người đi bộ mà cịn có những chức năng khác cũng quan trọng không kém. Vậy nên cần có quy hoạch phân loại các khu vực phần đất dành cho đường bộ trong đơ thị: có khu vực vỉa hè tuyệt đối khơng cho phép bn bán lấn chiếm và có biện pháp xử lý chế tài rất nặng, ưu tiên hoàn toàn cho bộ hành và cây xanh, cảnh quan (chủ yếu ở khu vực hành chính, cơ quan văn phịng,…); có khu vực vỉa hè cho phép bố trí hoạt động kinh tế nhỏ (như quầy sách báo, điểm vá xe,…), đậu xe máy và có thể cả ơ tơ (trường hợp vỉa hè lớn) với quy định và hướng dẫn rõ ràng về tổ chức mặt bằng, không gian và cả quy chế về kinh tế, tài chính (thuế, phí sử dụng vỉa hè…).

Thứ hai, kiện tồn đội ngũ cán bộ, cơng chức trực tiếp thực hiện công tác xử

phạt vi phạm hành chính

Muốn cơng tác XPVPHC đạt được nhiều thành cơng thì việc chăm lo, đào tạo đội ngũ cán bộ, cơng chức đóng vai trị rất quan trọng. Hiện nay đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác quản lý trật tự đơ thị cịn thiếu về số lượng và yếu về năng lực chuyên môn cũng như tư cách đạo đức. Vì lẽ đó mà việc tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ công chức là một điều tất yếu.

Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ về tài chính đối với đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý trật tự đơ thị. Bởi vì, nếu những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của đội ngũ này khơng đảm bảo được thì sẽ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến q trình cơng tác của họ. Đây cịn là cơ hội cho một số cán bộ cơng chức lợi dụng sự khó khăn để thực hiện các hành vi vi phạm như nhận hối lộ. Thực hiện phân minh chế độ khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức hoàn thành tốt

nhiệm vụ cũng cần được chú trọng. Điển hình, vừa qua huyện Củ Chi đã có hình thức thưởng lớn cho các xã làm tốt công tác tổ chức lại phần đất dành cho đường bộ trên địa bàn với mức thưởng rất đáng kể, trong đó cao nhất lên đến 1,5 tỉ đồng63

.

Đặc biệt, phòng chống tiêu cực trong công tác XPVPHC đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn bằng cách đặt trách nhiệm cho người đứng đầu đơn vị khi có người cấp dưới có những hành vi tiêu cực. Phải xây dựng kế hoạch hành động chống tiêu cực cụ thể: ngăn ngừa và đấu tranh xử lý người có hành vi tiêu cực, tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên công tác kiểm tra và báo cáo kết quả kịp thời, đồng thời phải làm tốt khâu xử lý. Điều đáng lưu ý là khi tiến hành xử lý phải kiên quyết ngăn chặn sự bao che của bất cứ ai, ở bất cứ cương vị nào đối với các hành vi tiêu cực. Bởi lẽ đấu tranh chống tiêu cực là đấu tranh nội bộ, vô cùng phức tạp.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành

chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Pháp luật dù đúng và đủ đến đâu đều trở nên vô nghĩa và phản tác dụng nếu người thực thi cơng vụ dễ dãi, thậm chí nhũng nhiễu trước hành vi sai phạm. Do đó, lực lượng chức năng cần nghiêm túc, nghiêm khắc hơn nữa khi phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Trước hết, cần tiếp tục tăng cường ra quân tổ chức lại trật tự phần đất dành cho đường bộ ở các điểm mà hiện nay chấp hành chưa tốt bằng cách bố trí các lực lượng thường xuyên chốt giữ, kiểm tra, phát hiện và xử phạt vi phạm. Dù Sở Giao thông vận tải hay các quận, huyện quản lý phần đất dành cho đường bộ thì cũng cần quy trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị, cá nhân trực tiếp thực hiện công tác quản lý phần đất dành cho đường bộ khác. Đây là điều kiện cơ bản để quản lý phần đất dành cho đường bộ tốt hơn.

Thứ tư, tăng cường, đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khai

thác và sử dụng phần đất dành cho đường bộ

XPVPHC là biện pháp không chỉ nhằm răn đe, trừng trị đối với hành vi vi phạm mà cịn nhằm giáo dục, nâng cao ý thức tơn trọng và tuân thủ pháp luật của

63 Việt Hoa, “Dẹp vỉa hè tốt, được thưởng 1,5 tỉ đồng!”, http://plo.vn/do-thi/dep-via-he-tot-duoc-thuong-15-ti-dong-704130.html, truy cập ngày 30/6/2020. ti-dong-704130.html, truy cập ngày 30/6/2020.

người tham gia giao thông. Đây là biện pháp cuối cùng khi đã tuyên truyền phổ biến pháp luật mà người dân vẫn vi phạm. Để dẹp bỏ thói quen của cộng đồng dân cư với hơn 10 triệu người như TP. HCM hiện nay không phải là việc đơn giản. Nơn nóng vội vã tịch thu xe đẩy, hàng hóa, xử phạt… khơng phải là giải pháp lâu dài, mà nên động viên, giáo dục trước.

Từ thực tế, có thể thấy đối tượng lấn chiếm phần đất dành cho đường bộ gồm 02 nhóm chính. Đó là những người bán hàng rong và những người lấn chiếm kinh doanh cố định, bày bán tràn lan ra vỉa hè. Nhóm thứ nhất, những người bán hàng rong là những người bán bn mang tính chất di động, đi lại chứ không ngồi một chỗ cố định. Họ có thu nhập thấp, đa phần là đối tượng nghèo khổ và hầu như là những người từ quê lên thành phố buôn bán mưu sinh. Nhiều người trong số đó chưa nắm vững về pháp luật, họ thậm chí cũng khơng biết khu vực nào thành phố cấm buôn bán, khu vực nào được phép. Nên với họ, phải tuyên truyền, khuyên nhủ, hướng dẫn những người bán hàng rong để họ tự ý thức và tự chấp hành đúng pháp luật. Thêm vào đó, từng phường cần có cách sắp xếp, bố trí một khoảng diện tích nào đó phù hợp cho họ bn bán song tôn trọng nguyên tắc chung là không được ảnh hưởng tới người đi bộ. Cịn nhóm thứ hai là những gia đình kinh doanh, trong quá trình phát triển, họ đã lấn chiếm phần đất dành cho đường bộ trước nhà để phục vụ cho nhu cầu của mình. Đối với những hộ này, cũng bằng biện pháp tuyên truyền, vận động kiên trì song song với cơ chế giám sát của địa phương cũng như tăng cường xử lý vi phạm quyết liệt thì chắc chắn sẽ chấn chỉnh được64. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng phối hợp biên soạn các bảng tóm tắt những điều cần biết, cần thực hiện một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ thành cuốn sổ nhỏ kiểu “cẩm nang” phát đến từng hộ gia đình (đặc biệt là hộ dân có phần đất dành cho đường bộ trước nhà) hoặc soạn thành văn vần cho dễ thuộc, dễ nhớ.

Thứ năm, hiện đại hoá cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật trong hoạt động

tuần tra, XPVPHC đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác XPVPHC thì Nhà nước cần đầu tư những phương tiện kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Nhờ có sự hỗ trợ của phương tiện

64 Lê Quang Huy, “Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong: “Giải quyết vỉa hè cần những cán bộ nói được làm được”, http://www.giaoduc.edu.vn/chu-tich-ubnd-tphcm-nguyen-thanh-phong-giai-quyet-via-he- được làm được”, http://www.giaoduc.edu.vn/chu-tich-ubnd-tphcm-nguyen-thanh-phong-giai-quyet-via-he- can-nhung-can-bo-noi-duoc-lam-duoc.htm, truy cập ngày 30/6/2020.

khoa học kỹ thuật mà những chủ thể làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ nhanh chóng phát hiện ra các vi phạm để kịp thời xử lý. Cụ thể, đề xuất nên lắp đặt hệ thống camera hỗ trợ giám sát, nhằm giảm thiểu tình trạng tái lấn chiếm mỗi khi vắng bóng lực lượng chức năng. Hiện nay, khi ý thức chấp hành của người dân chưa cao thì cần có một hệ thống giám sát hữu hiệu nhằm phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm. Hệ thống này đã được sử dụng rất hiệu quả ở nhiều thành phố lớn như Singapore, Bắc Kinh, Tokyo,... Tất nhiên song song với việc lắp đặt là việc bảo trì, kiểm tra để thiết bị hoạt động tốt.

Vấn đề đặt ra nữa là cần phải có một lực lượng chuyên nghiệp đủ mạnh, được trang bị kỹ thuật như phương tiện, máy móc đầy đủ. Phần đất dành cho đường bộ sau vài ngày chiến dịch được trao cho địa bàn phường, nhưng chủ tịch phường cũng không thể trực tiếp xử phạt mãi được, do vậy cần phải một lực lượng chuyên nghiệp quản lý trật tự phố phường. Có thể đó là lực lượng mới thành lập hoặc trao nhiều quyền và nhiệm vụ hơn cho các lực lượng đang có như trật tự đơ thị, cảnh sát khu vực, thanh niên xung phong65. Một phương án mới đây vừa được quận Bình Thạnh đưa ra mà tác giả thấy rất hay và nên được nhân rộng đó là việc xử lý những hành vi vi phạm thông qua phần mềm trực tuyến66.

65 Nguyễn Minh Hòa, “Hướng tới trật tự đô thị bền vững”, http://www.sggp.org.vn/huong-toi-trat-tu-do-thi-ben-vung-437682.html, truy cập ngày 30/6/2019. ben-vung-437682.html, truy cập ngày 30/6/2019.

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)