Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong quản lý việc sử dụng đất dành cho đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 44 - 51)

24 Nguyễn Thị Thiện Trí (2011), Những khó khăn thường gặp trong thực tiễn xử phạt vi phạm hành chín hở

1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong quản lý việc sử dụng đất dành cho đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi

dụng đất dành cho đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Trong các hành vi vi phạm trên, hành vi vi phạm phổ biến nhất là bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lịng đường đơ thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; hoặc là hành vi xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định. Phần nội dung sau nên lên kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý và xử phạt những hành vi này.

1.4.1. Kinh nghiệm trong quản lý việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Thứ nhất, quy định nghiêm ngặt nhưng vẫn đảm bảo duy trì nền kinh tế nhằm

bảo tồn bản sắc văn hoá.

Khu ẩm thực hay chỗ để xe đều là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia, song mỗi nước đều sở hữu cách thức, phương pháp xử lý riêng, phù hợp với điều kiện riêng của mỗi nước, đồng thời vẫn đảm bảo được kế sinh nhai cho người dân. Tại nhiều thành phố ở khu vực châu Á, ẩm thực đường phố dường như đã trở thành nét văn hố khơng thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của mỗi người dân và thu hút đông đảo khách du lịch. Tuy nhiên, các quán hàng rong đa phần được bày bán trên vỉa hè, vấn đề khiến giới chính quyền phải “đau đầu”.

Singapore là quốc gia đầu tiên giải quyết tốt vấn đề về quy hoạch. Từ những năm 1950, chính quyền đã quyết tâm dẹp sạch hàng rong hoạt động trên vỉa hè, đó là những thay đổi chính sách táo bạo, nổi bật là chủ trương xây dựng chợ cùng khu vực bán hàng rong tách biệt. Đặc biệt, việc bán hàng rong tại đây phải đăng ký với cơ quan quản lý; những người bán hàng rong phải được tập huấn về các quy định an toàn sức khỏe, an toàn thực phẩm trước khi được phép kinh doanh. Bên cạnh đó, các trung tâm ẩm thực cũng có nhiều quy định nghiêm ngặt, như việc khơng có q nhiều gian hàng kinh doanh giống nhau trong một khu.

Tại Hongkong (Trung Quốc), những quy định về bán hàng rong cũng rất chặt chẽ. Việc cấp phép cũng như chuyển nhượng giấy phép kinh doanh trên vỉa hè rất hạn chế. Để tránh tình trạng nhếch nhác cho đơ thị, chính quyền bố trí quy hoạch riêng biệt khu hành chính và khu du lịch. Tại khu hành chính, chủ yếu là các nhà hàng “hạng sang”, cịn tại các khu du lịch, thì nét văn hóa đường phố đa dạng hơn. Tại một số tuyến phố được quy định là khu du lịch, đường phố sẽ được quy hoạch dành riêng cho người đi bộ. Các hàng quán không được phép buôn bán hay để cho thực khách ngồi ở vỉa hè. Thay vào đó, sẽ có một nhân viên của cửa hàng cầm thực đơn đứng ở ngoài mời và đưa khách hàng lên dùng bữa ở tầng 227.

Thái Lan đã có hệ thống quy hoạch và quản lý khá hiệu quả. Vào đầu những năm 2000, những người bán hàng rong ở Bangkok bị chính quyền thành phố mở cuộc “truy qt” rầm rộ. Song song đó, chính quyền thiết lập những khu vực cơng cộng để tập trung những người bán hàng rong nhằm khiến cho họ không mất đi nguồn kiếm sống. Theo đó, Thái Lan thiết lập hàng trăm khu bán hàng rong ngồi trời rộng khắp Bangkok để có thể quản lý hiệu quả. Những khu bán hàng rong được chuyển từ đường chính sang đường nhánh hoặc quy định giờ bán hàng trong ngày, trong đó có việc cấm bn bán giờ cao điểm. Chính quyền vừa quy định các xe bán hàng rong không được phép hoạt động từ 17 – 19 giờ tối tại một số tuyến đường, vừa đề ra 01 ngày làm ngày qt dọn tồn thành phố, khơng cho phép những người bán hàng rong kinh doanh. Để được phép kinh doanh, người bán hàng rong sẽ phải đăng ký với cơ quan quản lý đơ thị để có thể bn bán hợp pháp và vì vậy, họ phải đóng một khoản tiền phí hàng tháng. Thơng qua việc cấp phép, chính quyền Bangkok thu về một khoản phí tương đối lớn để

27 Lan Phương, “Kinh nghiệm quản lý vỉa hè tại các đô thị thế giới - Bài 1: Xử lý nghiêm và đồng bộ”, http://kinhtedothi.vn/kinh-nghiem-quan-ly-via-he-tai-cac-do-thi-the-gioi-bai-1-xu-ly-nghiem-va-dong-bo- http://kinhtedothi.vn/kinh-nghiem-quan-ly-via-he-tai-cac-do-thi-the-gioi-bai-1-xu-ly-nghiem-va-dong-bo- 282251.html, truy cập ngày 22/6/2020.

đầu tư cho cơ sở hạ tầng và những hạng mục xã hội khác. Với những hành động trên, Thái Lan đã giành lại và đảm bảo trật tự giao thông, an ninh đô thị28.

Thành phố Hồ Chí Minh có nét gần giống với thành phố Đài Bắc (Đài Loan) khi lượng phương tiện xe máy đông, đường phố chật hẹp. Hơn chục năm trước, tắc đường ở Đài Bắc rất khủng khiếp, xe máy thì đậu tự do, chạy thoải mái lên vỉa hè. Đài Bắc đã giải quyết thực trạng xe máy “ăn cắp” vỉa hè bằng phương án tổ chức phân làn, đẩy mạnh dự án xe buýt nhanh, thu phí đậu xe gắn máy, thu phí xe đi vào những khu vực kẹt xe. Ban đầu người dân phản đối nhưng qua thời gian ngắn, hiệu quả thấy rõ nên họ đã chấp thuận. Chính quyền thành phố Đài Bắc cũng từng “đau đầu” trước tình trạng bn bán lấn chiếm trái phép vỉa hè. Giải pháp của họ là giải quyết từng cụm, tức là làm thoáng đường nào sẽ cử một người có mặt tại đó để quản lý, ngăn không cho tái phát. Hết con đường này thì chọn làm con đường khác, từ đó dần thay đổi ý thức người dân. Bên cạnh đó, chính quyền cho phép buôn bán ở những đoạn vỉa hè rộng trên 5m, vị trí kinh doanh lấn ra vỉa hè chỉ 1 - 2m và được kẻ vạch sơn29.

Thứ hai, quy hoạch rõ ràng và quy định khung pháp lý chặt chẽ về việc sử

dụng phần đất dành cho đường bộ

Tại các thành phố lớn của thế giới, vỉa hè không bao giờ bị “phong tỏa” mà luôn được biến thành một phần quan trọng, một nét đặc sắc không thể thiếu tạo nên khơng gian sống của thành phố. Q trình thiết lập khơng gian cơng cộng này là “tạo lập nơi chốn (placemaking)”. Theo đó, các khơng gian công cộng cần được xây dựng dựa theo nhu cầu và giá trị của cộng đồng tại đó. Đặc biệt, các thành viên cộng đồng phải là trung tâm của q trình quy hoạch. Đơn cử, tại thủ đơ Washington (Mỹ), quy hoạch khơng gian tuyến phố ln quy định giành ít nhất 1,5m đường bộ theo đạo luật về người khuyết tật Mỹ (ADA). Các hộ kinh doanh trên không gian vỉa hè phải thực hiện xin phép với chính quyền đơ thị về phương thức, sản phẩm và thời gian kinh doanh. Căn cứ theo quy hoạch tuyến phố và điều luật về kinh doanh trên vỉa hè đã được thiết lập, chính quyền sẽ cấp phép và quản lý hộ kinh doanh trên vỉa hè. Quy hoạch tại một số tuyến phố cũng bố trí khơng gian vỉa hè cho kinh doanh sát với nhà dân để hạn chế lấn chiếm không gian vỉa hè cho người đi bộ.

28 Tâm Anh, “Độc chiêu xử lý lấn chiếm vỉa hè chỉ có ở Thái Lan”, http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/doc-chieu-xu-ly-lan-chiem-via-he-chi-co-o-thai-lan-844524.html, truy cập ngày 22/6/2020. chieu-xu-ly-lan-chiem-via-he-chi-co-o-thai-lan-844524.html, truy cập ngày 22/6/2020.

29 Lê Phong, ‘Địi lại vỉa hè, dễ hay khó?: Hành động quyết liệt sẽ thay đổi dần ý thức”, http://nld.com. vn/ban-doc/doi-lai-via-he-de-hay-kho-hanh-dong-quyet-liet-se-thay-doi-dan-y-thuc-20170215222225425.htm, truy cập doc/doi-lai-via-he-de-hay-kho-hanh-dong-quyet-liet-se-thay-doi-dan-y-thuc-20170215222225425.htm, truy cập ngày 22/8/2020.

Ngồi ra, việc tạo khơng gian cho người đi bộ tham gia và gắn kết vào đường phố là rất cần thiết. Việc New York được biến thành không gian dành cho người đi bộ hay ở London – nơi được quy hoạch cho xe đạp và đi bộ đã có tác động rõ rệt đối với sự hấp dẫn của các thành phố30.

Tại nhiều quốc gia châu Âu, quy định về bán hàng rong trên đường phố hay mở nhà hàng, quán cà phê trên vỉa hè được quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an tồn giao thơng và mỹ quan đô thị.

Một trong những quốc gia nổi tiếng với văn hóa cà phê vỉa hè là Pháp. Nhưng để duy trì nét văn hóa đặc trưng này mà vẫn đảm bảo an tồn giao thơng cho người đi bộ, chính quyền đã phải đặt ra một số quy định cụ thể cho các hộ kinh doanh. Theo đó, các hộ kinh doanh quán cà phê được kê bàn ghế bên ngoài lề đường nhưng phải tuân theo quy định bàn ghế nằm gọn trong mái hiên khoảng 3 - 6m. Tất cả quy định đăng ký kinh doanh vỉa hè có giá biểu quy định rõ ràng, công khai, nhà nước thu hồn tồn, khơng thể thất thoát.

Tại thành phố Brussels (Bỉ), để được phép kinh doanh, những người bán hàng phải nộp đơn xin giấy phép kinh doanh cho Liên đoàn Thương mại thành phố trực tiếp hoặc gửi thư đăng ký. Ngồi các thơng tin chung về chủ kinh doanh, mặt hàng buôn bán, đơn xin giấy phép hoạt động cũng phải nêu rõ đề xuất diện tích mặt bằng kinh doanh. Nếu Liên đồn Thương mại thành phố chấp thuận, họ mới được phép buôn bán mặt hàng theo đúng thông tin nêu trong đơn31.

Tại Birmingham (Anh), bảng giá và đơn đăng ký giấy phép kinh doanh trên vỉa hè được công khai trên trang điện tử của chính quyền thành phố, bao gồm một số chi tiết cụ thể như: Với 5 bộ bàn ghế trở xuống tính phí hàng tháng là 922 USD, từ 5 bộ bàn ghế trở lên sẽ tính phí 1.352 USD. Quy trình đăng ký hồn thành qua hệ thống đăng nhập và thanh toán trực tuyến. Trong vòng hơn 02 tháng, đơn xin phép kinh doanh của chủ hộ sẽ được tiếp nhận hoặc từ chối32.

30 Trần Quốc Hoan, “Giành lại vỉa hè: Bài toán cân bằng giữa sinh kế và mỹ quan đô thị”, http://www. baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/gianh-lai-via-he-bai-toan-can-bang-giua-sinh-ke-va-my- baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/gianh-lai-via-he-bai-toan-can-bang-giua-sinh-ke-va-my- quan-do-thi.html, truy cập ngày 22/7/2020.

31 Khánh Phương, “Nhìn ra thế giới: Quản lý vỉa hè thế nào?”, https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/nhin-ra-gioi-quan-ly-via-nao.html, truy cập ngày 24/6/2020. muc/nhin-ra-gioi-quan-ly-via-nao.html, truy cập ngày 24/6/2020.

32 Cẩm Anh, “Kinh nghiệm quản lý vỉa hè tại các đô thị thế giới - Bài 2: Muốn văn minh phải cứng rắn”, http://kinhtedothi.vn/kinh-nghiem-quan-ly-via-he-tai-cac-do-thi-the-gioi-bai-2-muon-van-minh-phai-cung- http://kinhtedothi.vn/kinh-nghiem-quan-ly-via-he-tai-cac-do-thi-the-gioi-bai-2-muon-van-minh-phai-cung- ran-282372.html, truy cập ngày 24/6/2020.

Tại Mỹ, dù ở thủ đô Washington DC hay thành phố lớn như New York, đều có người bán hàng rong, có quán vỉa hè hay các xe bán thức ăn đậu trên phố. Mỗi tuyến phố đều được chính quyền thành phố quy hoạch cụ thể, các hoạt động buôn bán, kinh doanh trên vỉa hè đều phải tuân thủ quy định chung. Theo đó, để được hoạt động trên vỉa hè phải có giấy phép và phải trả phí, hay vào ngày cao điểm có sự kiện đơng người, xe bán hàng phải “mua chỗ” từ nhiều tháng trước. Để đảm bảo không gian đi bộ hợp lý, tháng 8 năm 2016, giới chức thủ đô Washington đã ra quy định về việc các hộ kinh doanh phải đảm bảo giữ lại 1,5m cho người đi bộ. Việc bán hàng rong tại thành phố New York cũng tương tự. Thành phố này cũng thu khoảng 400.000 USD từ những người bán trái cây, rau và hoa trên vỉa hè. Đặc biệt, có sự khác biệt trong lệ phí tùy theo vị trí của bất động sản, chẳng hạn những nơi là địa điểm quan trọng mang tính dấu ấn, lịch sử của địa phương thì được ưu tiên trả ít hơn. Jerry I. Speyer, công ty quản lý trung tâm Rockefeller - địa điểm ẩm thực và mua sắm nổi tiếng của New York - chỉ phải trả 25 USD một năm cho bậc tam cấp ở dãy nhà phía đơng Đại lộ số 5 của mình, trong khi 14 nhà dân ở Brooklyn mất đến 1.300 USD cho bậc tam cấp của họ. Ngoài ra, vào cuối năm 2016, Hội đồng Thành phố New York đã đưa ra một gói dự luật mà theo đó, từ năm 2018, thành phố sẽ cấp thêm 635 giấy phép bán hàng rong một năm. 5% số này dành cho cựu chiến binh, người tàn tật và dĩ nhiên, người bán hàng bắt buộc phải trải qua khóa đào tạo về an toàn và các quy định khác33.

1.4.2. Kinh nghiệm trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Bên cạnh việc đề ra những quy định rõ ràng trong việc sử dụng, khai thác phạm vi đất dành cho đường bộ, ngồi mục đích giao thông như đã nêu, chính quyền các quốc gia trên thế giới cũng đề ra những khung phạt cụ thể và nghiêm khắc đối với các hành vi lấn chiếm trái phép đất dành cho đường bộ.

Tại Vương quốc Anh, theo kế hoạch siết chặt hành vi lấn chiếm lịng đường đơ thị tại thành phố Newcastle triển khai từ năm 2012. Tịa thị chính quận Hackney (Bắc London) cũng đã thông báo với các cửa hàng, các quán cà phê về “những chướng ngại vật” trên vỉa hè và các cửa hàng có thể sẽ bị phạt tiền nếu họ tiếp tục

33 Phương Vũ, “Các nước phát triển quản lý vỉa hè và bán hàng rong như thế nào?”, http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/cac-nuoc-phat-trien-quan-ly-via-he-va-ban-hang-rong-nhu-the-nao-3558675.html, truy tuc/the-gioi/tu-lieu/cac-nuoc-phat-trien-quan-ly-via-he-va-ban-hang-rong-nhu-the-nao-3558675.html, truy cập ngày 24/6/2020.

tái diễn. Đơn cử, vào tháng 10 năm 2013, Tòa án thành phố này đã phạt 490 USD/hộ dân với hành vi kinh doanh trái phép trên vỉa hè. Ngoài khoản tiền phạt, những người vi phạm cịn có khả năng bị phạt 03 tháng tù nếu tái phạm nhiều lần. Kể từ tháng 4 năm 2016, chính quyền Anh tiếp tục đề ra chủ trương “dọn sạch” những xe đỗ sai luật giúp đường phố an tồn, sạch đẹp hơn và khuyến khích người dân đi bộ, luyện tập thể thao trên vỉa hè.

Tại Mỹ, mức phạt cho những lần vi phạm đầu tiên về quy định bán hàng rong là từ 25 USD tới 50 USD. Trong trường hợp tái phạm, tiền phạt sẽ lũy tiến lên mức rất cao, 500 USD, 750 USD và 1.000 USD cho từng lỗi vi phạm. Riêng ở thành phố New York, nếu người bán hàng rong sử dụng bàn vượt quá kích cỡ cho phép để bày hàng kinh doanh, đặt bàn quá gần lề đường và bán hàng trong khung giờ cấm có thể bị phạt tới 1.500 USD34. Hoặc ở tiểu bang California, số tiền phạt về việc lấn chiếm vỉa hè sẽ được nhân theo ngày cho tới khi phần lấn chiếm được phá bỏ. Nếu người dân không tự giác tháo dỡ phần xây dựng bị lấn chiếm, các kỹ sư của thành phố sẽ được ủy quyền phá bỏ phần vi phạm.

34 Hồng Anh, “Các đô thị lớn trên thế giới xử lý vi phạm lòng đường, vỉa hè như thế nào?”, http:// hanoimoi.com.vn/Hinh-Anh/The-gioi/864920/cac-do-thi-lon-tren-the-gioi-xu-ly-vi-pham-long-duong-via-he- hanoimoi.com.vn/Hinh-Anh/The-gioi/864920/cac-do-thi-lon-tren-the-gioi-xu-ly-vi-pham-long-duong-via-he-

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)