46 Hoàng Thị Lệ Nhung (2011), Quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị (Từ thực tiễn TP.
2.3. Các giải pháp hoàn thiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho
hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Xuất phát từ thực trạng pháp luật và những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nêu trên, Luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn như sau:
2.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Thứ nhất, cần rà soát, sửa đổi một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng,
khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ để hạn chế tình trạng áp dụng pháp luật tùy tiện và không thống nhất.
Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP cần được sửa đổi theo hướng làm rõ thuật ngữ “hàng hóa nhỏ lẻ khác” là những hàng hóa như
55 Hồng Trâm, Việt Hoa, “Dẹp vỉa hè: Cứ hở ra là bị tái chiếm!”, http://plo.vn/do-thi/dep-via-he-cu-ho-ra-la-bi-tai-chiem-704257.html, truy cập ngày 29/6/2019. bi-tai-chiem-704257.html, truy cập ngày 29/6/2019.
56 Cơng Ngun, Trác Rin, Đình Phú, “Ai bảo kê các bãi giữ xe trái phép?: Bất chấp công luận, thách thức pháp luật!”, http://thanhnien.vn/thoi-su/ai-bao-ke-cac-bai-giu-xe-trai-phep-bat-chap-cong-luan-thach-thuc- pháp luật!”, http://thanhnien.vn/thoi-su/ai-bao-ke-cac-bai-giu-xe-trai-phep-bat-chap-cong-luan-thach-thuc- phap-luat-836991.html, truy cập ngày 29/6/2019.
thế nào, làm rõ thuật ngữ “cơng trình khác” tại điểm a khoản 5, đồng thời cần
lượng hóa quy định về hành vi xả nước ra đường bộ tại điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Thứ hai, khắc phục sự chồng chéo, chưa rõ ràng trong các quy định về xử
phạt VPHC đối với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Chính phủ cần rà soát các quy định về xử phạt VPHC đối với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đườ ng bộ tại Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP để loại bỏ sự chồng chéo với các quy định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực khác như Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Điều này sẽ giúp bảo đảm tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật, hạn chế sự tùy nghi trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Thứ ba, hoàn thiện quy định của pháp luật về nguyên tắc xử phạt vi phạm
hành chính
- Để bảo đảm thực hiện nguyên tắc “mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời”, các chủ thể như lực lượng quản lý trật tự đô thị nên được trao thẩm quyền xử phạt. Bởi vì, đây là lực lượng thường xuyên trực tiếp phát hiện và xử lý các VPHC về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Đồng thời, khi tiến hành xử phạt các VPHC về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, các chủ thể có thẩm quyền cần linh hoạt áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC, đặc biệt là biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC để góp phần ngăn chặn, loại bỏ kịp thời các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng nguyên tắc này rất khó được bảo đảm một cách tuyệt đối vì các vi phạm hành chính nói chung và vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ nói riêng diễn ra thường xuyên, phổ biến mọi lúc, mọi nơi nên không thể nào phát hiện, ngăn chặn kịp thời được hết.
- Sửa đổi nội dung nguyên tắc tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC thành “một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi
vi phạm; một người vi phạm hành chính nhiều lần thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật này”. Như đã phân tích, nguyên tắc quy định tại
đề “thực hiện nhiều hành vi VPHC” và “VPHC nhiều lần”. Thực hiện nhiều hành vi VPHC là thực hiện các vi phạm hành chính khác nhau, có thể các vi phạm đó trong cùng một lĩnh vực, cịn VPHC nhiều lần là thực hiện lại chính hành vi vi phạm trước đó. Do vậy, khi chủ thể thực hiện vi phạm hành chính nhiều lần thì áp dụng tình tiết tăng nặng sẽ hợp lý hơn. Cách quy định mới này sẽ khắc phục được những mâu thuẫn trong quá trình xử phạt đối với trường hợp vi phạm nhiều lần.
- Cần quy định lại nguyên tắc xác định mức phạt tiền giữa tổ chức và cá nhân tại điểm e khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC 2012 theo hướng có sự phân hóa phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại hành vi vi phạm. Quy định hiện nay đặt ra nguyên tắc “Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân” tuy nhiên trong một số trường hợp việc áp dụng nguyên tắc này không phản ánh được mức độ phân hóa giữa hành vi vi phạm của cá nhân và tổ chức.
Do vậy, cần căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm để phân hóa mức xử phạt cho phù hợp. Đối với các vi phạm hành chính của tổ chức, mức phạt tiền thơng thường có thể gấp 02 lần so với cá nhân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu hành vi vi phạm của tổ chức có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều lần so với cá nhân thì mức phạt tiền của tổ chức có thể cao hơn gấp nhiều lần so với mức phạt dành cho cá nhân. Có thể tham khảo kinh nghiệm của Liên bang Nga trong việc quy định chế tài phạt tiền khác nhau đối với cá nhân, tổ chức thông qua quy định cụ thể trong Bộ luật VPHC năm 2001 như sau: Điều 5.23 “Che giấu
số phiếu bầu thừa, những phiếu biểu quyết toàn dân”, thì phạt tiền cơng dân từ 1.500 rúp đến 2.500 rúp, đối với pháp nhân từ 30.000 đến 50.000 rúp hoặc đình chỉ hoạt động đến 90 ngày.”
Thứ tư, tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính về sử
dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Trước hết, tăng mức phạt tiền đối với hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lịng đường đơ thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng. Hành vi này được đánh giá là một trong số những vi phạm phổ biến nhất, tuy nhiên lại có mức phạt tiền khá thấp (từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức), không đủ sức răn đe. Bằng chứng là, rất nhiều người sau khi bị xử phạt lại vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm.
Do vậy, các nhà làm luật cần cân nhắc tăng mức xử phạt đối với hành vi này để đảm bảo tính răn đe, trừng trị đối với người vi phạm, hạn chế tối đa tình trạng người vi phạm chấp nhận nộp tiền phạt để tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm. Xử phạt cao và xử phạt nghiêm minh sẽ loại bỏ được tâm lý của người vi phạm là chỉ cần nộp đủ tiền phạt sau đó lại tiếp tục vi phạm hoặc tìm cách tiếp cận người có thẩm quyền xử phạt để tạo mối quan hệ có lợi cho đơi bên57.
Để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, tránh sự lạc hậu của các quy định pháp luật, có ý kiến cho rằng mức phạt tiền không nên quy định cụ thể mà nên theo một con số tỷ lệ với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Như vậy nếu có biến động tăng hay giảm của mức lương tối thiểu thì mức phạt tiền cũng sẽ tự động được điều chỉnh một cách phù hợp và quy định như vậy phần nào khắc phục được tình trạng với cùng một hành vi, một mức phạt như nhau nhưng tính giáo dục, phịng ngừa, răn đe lại khác nhau58. Bộ luật XLVPHC của Liên bang Nga năm 2001 quy định mức phạt tiền căn cứ vào mức lương tối thiểu. Điều này tạo ra sự linh hoạt và khắc phục được tính lạc hậu trong các mức phạt tiền khi xảy ra tình trạng trượt giá hoặc khi mức sống xã hội tăng dẫn đến mức lương tối thiểu có sự thay đổi59.
Tuy nhiên, việc xác định mức phạt tiền theo mức lương tối thiểu cần phải được nghiên cứu, tính tốn kỹ lưỡng vì khi áp dụng cũng có những khó khăn nhất định, nhất là ở Việt Nam60.
Thứ năm, tăng thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ