Đa phần dân cư Việt Nam sinh sống bằng nghề nông, số người hưởng lương từ ngân sách và người có thu nhập cao ở thành thị không nhiều Mặt khác, mức lương tối thiểu đối với khu vực nhà nước và khu vực ngoà

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 65 - 67)

nhập cao ở thành thị không nhiều. Mặt khác, mức lương tối thiểu đối với khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước được pháp luật quy định khác nhau. Xác định mức phạt tiền hành chính theo mức lương tối thiểu cũng có thể gây khó khăn nhất định về mặt kĩ thuật trong việc xác định mức tiền phạt trong thực tế. Hơn nữa, nếu mức phạt tiền hành chính đối với hành vi vi phạm nhất định lên tới hàng tỉ đồng thì việc xác định số lần gấp mức lương tối thiểu, có thể gây phản cảm đối với xã hội trong bối cảnh hiện nay, khi mà mức lương tối thiểu ở các khu vực đều quá thấp so với nhu cầu phụ vụ đời sống người lao động. Trong khi đó, VPHC là vi phạm pháp luật xảy ra thường xuyên ở mọi nơi và trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống xã hội (Xem thêm: Trần Thị Hiền (2011), “Hồn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền XPVPHC”, Tạp chí Luật học, (11), tr. 17).

Hiện nay, theo quy định của Nghị định số 100/2019/ND-CP, mặc dù nhiều hành vi vi phạm tại khoản 1 – 5 Điều 12 có mức tối đa của khung tiền phạt thuộc thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp xã nhưng chủ thể này lại khơng có quyền xử phạt do vướng thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nơng, lâm, hải sản, rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, đinh, vật sắc nhọn, dây, các loại vật dụng, vật cản khác; buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định.

Đây là những biện pháp khắc phục hậu quả khác, không thuộc thẩm quyền áp dụng của Chủ tịch UBND cấp xã. Do vậy, để đảm bảo Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt được đối với những hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại khoản 1 – 5 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì cần phải bổ sung thẩm quyền áp dụng đối với những biện pháp khắc phục hậu quả này.

Ngoài ra, nhà làm luật cũng cần nghiên cứu và quy định thêm các hình thức xử phạt bổ sung khác cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn như lao động cơng ích đối với những hành vi xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định. Hình thức xử phạt này nhằm buộc người vi phạm phải thực hiện một số cơng việc mang tính xã hội, phục vụ trực tiếp lợi ích của cộng đồng địa phương nên được hy vọng thay thế hoặc hỗ trợ hình thức phạt tiền trong những trưởng hợp nhất định. Mặc dù các hành vi này đều phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tình trạng ơ nhiễm mơi trường song nhiều khi hậu quả rất khó khắc phục lại như ban đầu hoặc có thì người vi phạm cũng chỉ quan tâm đến hậu quả mà mình gây ra. Lao động cơng ích giúp những người vi phạm nhận thức được tình trạng mơi trường hiện tại và tác động từ hành vi vi phạm của mình đến mơi trường xung quanh.

Thứ sáu, hồn thiện quy định về biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC chiếm một vị trí quan trọng trong các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và trong thực thi pháp luật về XPVPHC nói riêng. Bởi lẽ các biện pháp này liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Vì vậy, nó địi hỏi phải dựa trên cơ sở pháp lý vững

chắc, đầy đủ và việc thực thi phải theo một quy trình minh bạch, nghiêm túc và chính xác61.

Thế nhưng, khi xử phạt các chủ thể có thẩm quyền thường chọn áp dụng một biểu mẫu để ghi luôn việc tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC thay vì phải làm theo trình tự, thủ tục là phải có quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ. Để áp dụng thống nhất pháp luật đối với trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC thì thiết nghĩ cần sửa đổi Luật XLVPHC 2012 theo hướng là khi lập biên bản VPHC, nếu cần thiết phải áp dụng tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC thì người có thẩm quyền lập biên bản VPHC, ghi rõ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, trên cơ sở biên bản VPHC người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm giữ. Như vậy, sẽ thuận tiện và phù hợp với thực tế hơn trong quá trình áp dụng.

Trên thực tế, biện pháp “tạm giữ tang vật, phương tiện VPHC” được xem như một chế tài mới, độc lập với các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Luật. Điều đáng lưu ý là biện pháp này không phải là giải pháp có hiệu quả nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng lấn chiếm trái phép phần đất dành cho đường bộ như mong muốn. Mặt khác, khi bị tạm giữ hàng hoá, vật dung dùng để buôn bán hàng rong, người vi phạm vẫn tiếp tục “bám” vìa hè để kiếm kế sinh nhai hay chủ phương tiện khi bị tạm giữ phương tiện giao thơng thì người vi phạm vẫn có quyền tự mình lái xe tiếp tục tham gia giao thông bằng cách thuê, mượn xe của người khác,... Do đó, cần quy định chặt chẽ những điều kiện áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện trong trường hợp nhận thấy đây là biện pháp tốt để phòng ngừa, hạn chế các VPHC lấn chiếm trái phép phần đất dành cho đường bộ, tránh áp dụng tràn lan. Việc xử lý đúng mức hành vi vi phạm sẽ có tác dụng phịng ngừa, giáo dục cao hơn là việc xử lý quá mức cần thiết. Các chế tài xử lý quá mức cần thiết thường không cần thiết, ngược lại người vi phạm lại có thái độ ác cảm với pháp luật và sự tôn trọng pháp luật trong trường hợp này ít nhiều bị suy thối62.

Tóm lại, hồn thiện hệ thống pháp luật XPVPHC là một quá trình sửa đổi, bổ sung tồn diện cụ thể những quy định pháp luật liên quan trực tiếp và gián tiếp đến công tác XPVPHC đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)