được mơ tả dưới dạng định tính. Chẳng hạn, đối với hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lịng đường đơ thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng (điểm a khoản 1) thì khơng rõ hàng hóa như thế nào gọi là “nhỏ lẻ”; hành vi dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, cơng trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ (điểm a khoản 5) thì cũng khơng rõ “cơng trình khác” là những cơng trình như thế nào. Tương tự, đối với hành vi xả nước ra đường bộ khơng đúng nơi quy định thì cũng khơng quy định rõ tính chất, mức độ của hành vi như thế nào mà chỉ cần có hành vi vi phạm thì đều bị xử phạt cùng một mức chế tài. Điều này dễ tạo nên sự tùy tiện của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử phạt.
Thứ hai, một số hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ còn quy định chồng chéo, chưa rõ ràng
Một số hành vi VPHC về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ quy định trong Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP nhưng đồng thời cũng được điều chỉnh trong các nghị định chuyên ngành khác. Chẳng hạn, cùng là hành vi xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định nhưng có ít nhất 02 Nghị định đang có hiệu lực cùng điều chỉnh: (1) Theo điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi này chỉ bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng. Quy định này áp dụng đối với hành vi xả nước ra “đường bộ” mà lịng đường đơ thị, trên vỉa hè chính là bộ phận của đường bộ; (2) điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi “đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thốt nước cơng cộng, trên vỉa hè, lịng đường” bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Việc cùng một hành vi vi phạm nhưng lại có các chế tài khác nhau được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau sẽ dẫn đến sự tuỳ nghi trong việc lựa chọn chế tài áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể. Điều này dẫn đến sự chồng chéo, làm cho chủ thể xử phạt áp dụng khơng thống nhất và đơi khi khơng chính xác.
Thứ ba, bất cập trong các nguyên tắc XPVPHC khi áp dụng đối với các hành
- Nguyên tắc “mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời” (điểm a khoản 1 Điều 3 Luật 2012): Theo quy định pháp luật thì khi phát hiện hành vi vi phạm người có thẩm quyền phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Có thể nhận thấy, lực lượng chủ yếu phát hiện các vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã là lực lượng quản lý trật tự đô thị ở xã, phường, thị trấn nhưng lực lượng này khơng có quyền xử phạt mà chỉ được lập biên bản hành vi vi phạm22. Từ đó, dẫn đến tình trạng người phát hiện chỉ có thể lập biên bản và tạm giữ giấy tờ hoặc tang vật, phương tiện vi phạm. Chẳng hạn, đối với hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lịng đường đơ thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, nếu chủ thể vi phạm có sử dụng các phương tiện để vi phạm như sử dụng xe đẩy,… thì khi phát hiện hành vi này lực lượng quản lý trật tự đơ thị chỉ có thể lập biên bản rồi chuyển lên chủ thể có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt, nếu không tạm giữ phương tiện vi phạm thì những phương tiện này vẫn tiếp tục được sử dụng và vi phạm lại tiếp tục tái diễn23.
- Nguyên tắc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC 2012: “Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm”. Quy định này rất rõ ràng nhưng hiểu và vận dụng nguyên tắc này trên thực tế là một vấn đề rất khó khăn. Làm thế nào để xác định đâu là một hành vi vi phạm hay nhiều hành vi vi phạm? Có người cho rằng căn cứ xác định một hành vi vi phạm đã hoàn thành là sau khi lập biên bản vi phạm, có người lại theo quan điểm hành vi vi phạm thực sự hồn thành là sau khi có quyết định xử phạt. Điều này quả thật khó xác định một cách thống nhất cho tất cả các vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Xoay quanh nguyên tắc này, vẫn còn tồn tại một số vướng mắc về cách xác định có bao nhiêu hành vi vi phạm24. Ví dụ hành vi bn bán hàng rong trên các đoạn đường A, B, C đến D thì bị phát hiện và xử phạt. Trong trường hợp này nên xác định là VPHC nhiều lần hay chỉ là VPHC một lần? Nếu là vi phạm một lần thì chỉ bị lập biên bản