Khoản 10 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 30 - 37)

các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền phải rạch rịi, quy định người chịu trách nhiệm trong việc xử phạt để tránh chồng chéo thẩm quyền và bảo đảm trật tự pháp luật. Vì thế nên pháp luật quy định rõ thẩm quyền XPVPHC của mỗi chức danh trong các cơ quan này cũng như nguyên tắc xác định phạm vi thẩm quyền xử phạt (Điều 52 Luật XLVPHC 2012). Đồng thời, Điều 74 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc về các chủ thể như: Chủ tịch UBND các cấp; Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an tồn giao thơng đường bộ; Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an tồn giao thơng đường bộ; Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ; Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.

Riêng đối với Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật XLVPHC 2012 và cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 75 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, chủ thể này có thẩm quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị khơng vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Tức là các biện pháp: Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng khơng có giấy phép hoặc xây dựng khơng đúng với giấy phép; Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường do vi phạm hành chính gây ra.

Đối chiếu với những phân tích tại mục 1.2.2 về hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi

phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì chỉ có thẩm quyền xử phạt với những hành vi có mức tối đa của khung tiền phạt đến 4.000.000 đồng (đối với cá nhân) và áp dụng 02 biện pháp khắc phục hậu quả: i) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; và ii) Buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng khơng có giấy phép hoặc xây dựng khơng đúng với giấy phép.

Về thẩm quyền phạt tiền, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (gồm 18 hành vi), tức là những hành vi có mức tối đa của khung tiền phạt đến 3.000.000 đối với cá nhân và đến 6.000.000 đối với tổ chức. Các hành vi từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 12 Nghị định số 100/2019 NĐ-CP có mức cao nhất của khung tiền phạt đều trên 6.000.000 đồng đối với cá nhân nên vượt quá thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã. Tuy nhiên, theo khoản 10 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, ngồi việc bị áp dụng hình thức xử phạt cịn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này buộc phải thu dọn

thóc, lúa, rơm, rạ, nơng, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải

di dời cây trồng không đúng quy định và khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay

đổi do vi phạm hành chính gây ra;

c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này buộc phải

thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi

do vi phạm hành chính gây ra;

d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm

hành chính gây ra;

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, khoản 9 Điều này buộc phải tháo dỡ cơng trình xây dựng trái phép (khơng

có giấy phép hoặc khơng đúng với giấy phép) và khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Căn cứ theo quy định cụ thể tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nơng, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ; buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định; buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa; buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác là những biện pháp khắc phục hậu quả khác theo điểm e khoản 1 Điều 4. Những biện pháp khắc phục hậu quả này lại không thuộc thẩm quyền áp dụng của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nên Chủ tịch UBND cấp xã cũng sẽ khơng có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm mà theo quy định phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả này.

Áp dụng theo phương pháp loại trừ thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với 03 loại hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ trong Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

- Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lịng đường đơ thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này. Hành vi này bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức (điểm a khoản 1).

- Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 6 Điều này. Hành vi này bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức (điểm đ khoản 2).

- Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, cơng trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này. Hành vi này bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức (điểm a khoản 5).

Như vậy, từ những quy định trên cho thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 loại hành vi

vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại điểm a khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP với mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với cá nhân và không quá 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Đồng thời, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn được quyền áp dụng 02 biện pháp khắc phục hậu quả: i) Buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; và ii) Buộc tháo dỡ cơng trình, phần cơng trình xây dựng khơng có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép và khơng áp hình thức xử phạt bổ sung đối với những hành vi vi phạm này.

1.2.4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

Hiện nay, ngồi Luật XLVPHC 2012 thì các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khơng đề cập đến nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, để tìm hiểu các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ cần phải dựa trên các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính cơ bản nói chung được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC 2012. Cụ thể:

Thứ nhất, mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và

phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Đây là nguyên tắc đầu tiên của mọi nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi nói riêng. Thực hiện nguyên tắc này, các hành vi vi phạm hành chính do vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh vì hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ mang tính thường xuyên, phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, đến trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đặc biệt là gây ra những thiệt hại lớn về mặt tinh thần cho cá nhân người bị vi phạm. Việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính, khơng bỏ lọt hành vi vi phạm hành chính và hạn chế tối đa thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Thứ hai, việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, cơng

khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ là vi phạm mang tính thường xuyên, phổ biến và tương đối phức tạp nên khi phát hiện có hành vi vi phạm thì địi hỏi cơng tác xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền phải được tiến hành một cách nhanh chóng (trừ một số vụ việc có tính chất phức tạp, địi hỏi nhiều thời gian cho công tác xác minh, xử lý), công khai, khách quan, triệt để. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật, tránh để xảy ra tình trạng lạm quyền, tùy tiện trong xử lý hay chồng chéo, tranh chấp về thẩm quyền, đùn đẩy về trách nhiệm giữa các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, việc xử phạt phải đúng người, đúng tính chất và mức độ vi phạm nhằm đảm bảo tính cơng bằng, khơng xử phạt oan người khơng có hành vi vi phạm và đúng quy định của pháp luật.

Thứ ba, việc xử phạt hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả

vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Đây có thể được xem là một nguyên tắc rất quan trọng vì nó địi hỏi sự chính xác, tính cơng minh trong quá trình xem xét và quyết định áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt cũng như biện pháp khắc phục hậu quả của cơ quan có thẩm quyền. Tính chất, mức độ khơng làm thay đổi bản chất của hành vi vi phạm hành chính nhưng tác động lớn đến tính xâm hại của hành vi đối với trật tự quản lý nhà nước, nên một hành vi vi phạm hành chính do vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải được đánh giá, xem xét một cách tồn diện tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm… đồng thời xem xét, cân nhắc các yếu tố liên quan đến tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để đưa ra quyết định xử lý chính xác, phù hợp nhất theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính

do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người điều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Theo nguyên tắc này, hành vi vi phạm hành chính do vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải được pháp luật quy định, cụ thể ở đây là những hành vi quy định tại Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Một hành vi vi phạm hành chính do vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ nói riêng và hành vi vi phạm hành chính nói chung khơng thể bị xử phạt lần thứ hai nếu như trước đó cơ quan hay người có thẩm quyền đã lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính do vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì xử phạt từng người, vì những người cùng thực hiện hành vi đều có lỗi, hành vi được thực hiện là trái pháp luật và xâm phạm đến trật tự quản lý của nhà nước. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính do vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì việc xử phạt phải được thực hiện đầy đủ với từng hành vi vi phạm hành chính. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính triệt để, không bỏ lọt vi phạm hành chính, đảm bảo sự chính xác và nghiêm minh trong quá trình xem xét và áp dụng các hình thức, biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ năm, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm

hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính.

Theo nguyên tắc này, trách nhiệm chứng minh thuộc về các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu như các chủ thể có thẩm quyền không chứng minh được chủ thể vi phạm có lỗi thì khơng được tiến hành xử phạt. Việc chứng minh của các chủ thể có thẩm quyền phải được thực hiện một các công khai, khách quan, đúng thủ tục theo quy định của pháp luật. Quy định này là cần thiết và tiến bộ, đảm bảo khơng để xảy ra tình trạng các chủ thể có thẩm quyền đánh giá sự việc theo cảm tính, thiếu sự khách quan dẫn đến việc ban hành các quyết định xử phạt mang tính đơn phương và áp đặt. Về phía mình, cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)