báo cáo vụ việc về cơ quan chức năng. Trong vòng 1 giờ (khi nhận báo cáo vi phạm), lực lượng chức năng phải hoàn tất việc kiểm tra, lập biên bản nếu vi phạm hoặc báo cáo sự việc nếu không xử phạt và gửi về đơn vị phụ trách. Căn cứ vào vị trí của vụ việc, hệ thống sẽ gửi trực tiếp đến lãnh đạo và các cán bộ phụ trách để xử lý. Đồng thời, người dân cũng có thể vào phần mềm để kiểm tra, theo dõi chính quyền xử lý như thế nào, kiểm tra khắc phục sau vi phạm, trình ký và phát hành quyết định xử phạt ra sao (Ngọc Lê, “Quận Bình Thạnh xử lý lấn chiếm vỉa hè bằng phần mềm trực tuyến”, http://thanhnien.vn/thoi-su/quan-binh-thanh-xu-ly- lan-chiem-via-he-bang-phan-mem-truc-tuyen-824287.html, truy cập ngày 30/6/2019).
Kết luận chương 2
Qua việc xem xét, đánh giá, nghiên cứu thực tiễn tình hình VPHC vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP. HCM, tác giả nhận thấy rằng tình hình vi phạm đối với các hành vi này là cực kì nghiêm trọng, diễn ra ở hầu hết các tuyến đường có phần đất dành cho đường bộ, thậm chí việc vi phạm đã ăn sâu vào tiềm thức của đa số người dân. Tuy nhiên, việc xử phạt những hành vi vi phạm này của lực lượng chức năng có thẩm quyền còn quá khiêm tốn, chủ yếu diễn ra quyết liệt trong các đợt cao điểm, sau đó lại “bình chân như vại” khiến tình trạng tái lấn chiếm diễn ra tràn lan. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, ví dụ như: quy định của pháp luật cịn nhiều bất cập, khó thi hành trong thực tiễn; ý thức của một bộ phận người dân và người tham gia giao thơng chưa cao; lực lượng chức năng cịn hạn chế về số lượng cũng như chun mơn;... Qua đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như những biện pháp khác nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập đã nêu, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác XPVPHC trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ là vi phạm phổ biến, tác động tiêu cực đến trật tự quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực an tồn giao thơng đường bộ nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Những hành vi vi phạm này cũng có những dấu hiệu chung của vi phạm hành chính, bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng để phân biệt với các vi phạm hành chính khác.
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Theo đó, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyển xử phạt đối với một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và áp dụng 02 biện pháp khắc phục hậu quả.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn cũng còn bộc lộc nhiều hạn chế, vướng mắt. Những khó khăn, vướng mắt này khơng chỉ xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành mà cịn có ngun nhân từ những yếu kém trong quá trình thực thi pháp luật. Do vậy, nghiên cứu một cách khoa học về những nội dung liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết, không những giúp hồn thiện hệ thống pháp luật mà cịn đề xuất những giải pháp góp phần bảo đảm cho công tác xử phạt vi phạm hành chính có hiệu quả trên thực tế.
Tác giả hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu trong Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo để hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nói riêng nhằm góp phần duy trì trật tự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số15/2012/QH13) ngày 20/6/2012; 2. Luật Giao thơng đường bộ (Luật số 23/2008/QH12) ngày 13/11/2008;
3. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
4. Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; 5. Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy
định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
6. Nghị định số 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 11 năm 2014 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
7. Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
8. Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường;
9. Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
10. Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng quy định về hướng dẫn quản lý đường đô thị;
11. Quyết định số 55/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2013 của UBND TP. HCM ban hành quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Đội Quản lý trật tự đô thị quận - huyện;
12. Quyết định số 669/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2013 của UBND TP. HCM quy định danh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe cơng cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh dịch vụ, bn bán hàng hóa và cho phép đỗ xe dưới lịng đường có thu phí trên địa bàn TP. HCM;