Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 59 - 62)

46 Hoàng Thị Lệ Nhung (2011), Quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị (Từ thực tiễn TP.

2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy

phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, xã, phường, thị trấn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trong số các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm đất dành cho đường bộ quy định tại Điều 12 Nghị định số 100/2019 thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chỉ xử phạt đối với 03 loại hành vi vi phạm như sau: Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lịng đường đơ thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng (trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 12); Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định (trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 6 Điều 12); Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, cơng trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ (trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 12).

Thời gian qua, việc tăng cường công tác xử phạt VPHC đối với những hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ được xác định là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong kế hoạch bảo đảm trật tự đô thị. Thực hiện Chỉ thị 11-CT/TU của Thành ủy TPHCM về tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn TP. HCM và Chỉ thị số 22/CT-UBND của UBND TP. HCM về cơng tác quản lý, sử dụng lịng lề đường, vỉa hè, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn 24 quận, huyện của thành phố đã tích cực ra quân kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm về bn bán lấn chiếm lịng lề đường, vỉa hè. Chẳng hạn, theo Báo cáo số 2109/BC-UBND ngày 17/8/2020 của UBND xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, từ ngày 01/01/2020 đến ngày 10/8/2020, UBND xã đã xử phạt 133 trường hợp vi phạm về mua bán, lấn chiếm lòng lề đường ở tuyến đường Nguyễn Văn Linh thuộc xã An Phú Tây. Cụ thể, có 13 trường hợp lập biên bản xử phạt với số tiền 32.500.000 đồng; 120 trường hợp không lập biên bản với số tiền 18.600.000 đồng. Tổng số tiền xử phạt là

50.500.000 đồng, tạm giữ 18 khung xe thô sơ, 14 cân, 28 cây dù và 300 kg rau củ quả các loại; tháo dở và tạm giữ 25 liều bạt.50

Nhìn chung, tình hình xử phạt VPHC đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đã được thực hiện khá nghiêm túc, các lực lượng chức năng đã chú trọng công tác tuần tra, kiểm sốt và xử lý vi phạm. Ơng Cao Quốc Bình - Chủ tịch UBND phường Tân Thuận Đông, quận 7 từng nhận định về công tác xử phạt đối với những vi phạm về bn bán, lấn chiếm lịng lề đường, vỉa hè trên tuyến đường Bùi Văn Ba như sau: “Một số cửa hàng lấn chiếm, các xe đẩy vi phạm chúng tôi cũng xử lý quyết liệt. Chúng tôi đã xử lý rất nhiều, kể cả xe đẩy và xử phạt mỗi vụ như vậy lên tới 2 triệu rưỡi và chúng tôi cũng thu gom rất là nhiều xe đẩy, không đủ chỗ để chứa”.51

Tuy chính quyền cấp xã tại TP Hồ Chí Minh đã rất quyết tâm và thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho người đi bộ nhưng đây là loại vi phạm rất phổ biến, với các chủ thể là người dân thành phố cũng như người nhập cư có thu nhập thấp, kiếm sống trên vỉa hè và lề đường nên rất khó xử lý triệt để, những khó khăn, vướng mắc trong việc xử phạt ln hiện hữu:

Thứ nhất, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các lực lượng chức năng

có lúc, có nơi xử lý chưa quyết liệt và thiếu đồng bộ

Việc duy trì khơng cho vi phạm phần đất dành cho đường bộ đã được chính quyền TP. HCM tập trung chỉ đạo giải quyết từ rất nhiều năm nay. Song, thời gian qua chính quyền có xử lý lấn chiếm phần đất dành cho đường bộ nhưng không kiên quyết, thậm chí lãnh đạo các xã, phường, thị trấn không quan tâm đến việc này. Qua theo dõi nhiều năm, trong cách giải quyết trật tự lịng đường đơ thị, trên vỉa hè của hầu hết các địa phương có thể thấy, chính quyền đặt nặng cơng tác xử lý và ra quân theo từng đợt, trong khi cơng tác quản lý tình hình vi phạm sau đó lại không được xem trọng, nên sau mỗi lần ra quân thì chẳng bao lâu lại đâu vào đấy, lấn chiếm lịng đường đơ thị, trên vỉa hè cứ tái diễn.

50 Báo cáo số 2109/BC-UBND ngày 17/8/2020 của UBND xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh về Kết quả tăng cường thực hiện công tác đảm bảo trật tự lòng, lề đường, vỉa hè. tăng cường thực hiện cơng tác đảm bảo trật tự lịng, lề đường, vỉa hè.

51 Hữu Nghị, Bích Ngọc, “TPHCM quyết tâm lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè”, https://voh.com.vn/tin-tp-ho-chi-minh/dam-bao-trat-tu-long-le-duong-va-via-he-can-dong-thai-quyet-liet-bai-2-295574.html, truy cập ho-chi-minh/dam-bao-trat-tu-long-le-duong-va-via-he-can-dong-thai-quyet-liet-bai-2-295574.html, truy cập 20/9/2020.

Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm đối với việc người dân lấn chiếm vỉa hè hiện làm theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, phường này ra quân chấn chỉnh quyết liệt, nhưng địa bàn giáp ranh vẫn “bình chân như vại” nên các đối tượng vi phạm chỉ cần “tháo chạy” vài bước sang địa bàn giáp ranh nên mọi việc vẫn đâu vào đấy52.

Thứ hai, việc xử phạt được thực hiện khơng đúng trình tự, thủ tục, thậm chí

trái pháp luật

Chủ trương thiết lập lại trật tự lịng đường đơ thị, trên vỉa hè là đúng đắn và được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ. Song, quá trình thực hiện cho thấy có sự tùy tiện và gây phản cảm cho người dân. Thông thường mỗi đợt ra quân “càn quét”, lực lượng trật tự đô thị thu về một lượng không nhỏ như bàn, ghế và các vật dụng khác. Kết quả ghi nhận được là ở hầu khắp trụ sở các UBND phường, xã đã trở thành những nhà kho, chứa đầy ắp những bảng hiệu, bàn ghế, xe đẩy tay… Tuy nhiên rất ít người bị tịch thu sau đó quay trở lại cơ quan chức năng để đóng tiền phạt và lấy lại đồ đạc của mình. Nhiều địa phương cho rằng một số trường hợp mức phạt cao, người vi phạm khơng có khả năng đóng phạt, trong khi phương tiện vi phạm là vật dụng tạm, ít tiền nên sau khi bị tạm giữ họ bỏ ln gây khó khăn cho việc xử lý. Thêm nữa, trong lúc tịch thu, lực lượng Trật tự đô thị cũng không mấy khi lập biên bản thu giữ, kê khai tài sản nên người bị thu có đến lấy đồ thì cũng chẳng biết đã thu của người này những cái gì, số lượng bao nhiêu. Cần phải nhấn mạnh rằng việc không lập biên bản vi phạm ở đây là trái luật53. Điều đáng nói, việc tùy tiện “hốt” hàng hố, đồ đạc của người dân không chỉ do các cán bộ trật tự đô thị mà nhiều lúc cảnh sát trật tự cũng thực hiện theo “quy trình” vừa nêu, tức thấy vi phạm là “hốt” mà khơng hề lập biên bản. Thậm chí, trong q trình thi hành cơng vụ, khơng ít trường hợp cán bộ Trật tự đô thị xô xát với người vi phạm như vụ việc vào ngày 07/12/2013, cán bộ trật tự đơ thị phường 25 quận Bình Thạnh đánh đập, cịng tay một người bán hàng rong là anh Trịnh Xn Tình đến bất tỉnh làm dậy sóng dư luận54.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ làm công tác XPVPHC đối với các hành vi vi phạm

quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ còn hạn chế về số lượng

52 Lê Hiền, “Quản lý vỉa hè không thể “mạnh ai nấy làm”, http://baotintuc.vn/xa-hoi/quan-ly-via-he-khong-the-manh-ai-nay-lam-20160404222443067.htm, truy cập ngày 25/6/2019. the-manh-ai-nay-lam-20160404222443067.htm, truy cập ngày 25/6/2019.

53 Minh Phong, “Lập lại trật tự không phải là tùy tiện tịch thu!”, http://plo.vn/thoi-su/lap-lai-trat-tu-khong-phai-la-tuy-tien-tich-thu-334813.html, truy cập ngày 25/6/2019. phai-la-tuy-tien-tich-thu-334813.html, truy cập ngày 25/6/2019.

54 Tân Tiến, “Quản lý trật tự đơ thị đánh người, cịng tay”, http://nld.com.vn/phap-luat/quan-ly-trat-tu-do-thi-danh-nguoi--cong-tay-20131207123140632.htm, truy cập ngày 25/6/2019. danh-nguoi--cong-tay-20131207123140632.htm, truy cập ngày 25/6/2019.

Qua tìm hiểu, khó khăn lớn nhất tại các địa phương đó là khơng đủ lực lượng, đồng thời khơng thể trực 24/24 tại các đường phố. Trong khi đó, địa bàn quản lý rất rộng, cán bộ phụ trách quản lý trật tự đô thị lại chỉ làm việc trong giờ hành chính; lương và chế độ phụ cấp ít ỏi gây ra khơng ít khó khăn cho lực lượng này55. Tại TP. HCM, ngoài Quận 1 là địa phương đặc thù khi cả cấp quận và phường đều có lực lượng trật tự đô thị trực thuộc UBND quận, phường, với hàng trăm nhân sự56, còn các địa phương khác lại khơng có đội ngũ nhân sự “hùng hậu” như vậy. Chẳng hạn, UBND xã An Phú Tây huyện Bình Chánh chỉ có 04 cán bộ trật tự đơ thị nên không đảm bảo được việc chốt chặn thường xuyên, tạm giữ tang vật vi phạm và xử lý các trường hợp vi phạm mua bán lấn chiếm lòng lề đường.

Một phần của tài liệu Xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn thành phố (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)