Tình hình thụ lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 31 - 33)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.1.2 Tình hình thụ lý và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

dụng:

HĐTD là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, trên cơ sở đó các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo cam kết trong hợp đồng. Thế nhưng trong q trình thực hiện có thể sẽ xảy ra tranh chấp do có sự mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa các bên.

Theo báo cáo thống kê của TAND tỉnh Long An trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2008 Tịa kinh tế TAND tỉnh khơng hề thụ lý một vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng nào với bản chất là một hợp đồng kinh doanh thương mại, chủ yếu là tranh chấp phát sinh giữa cá nhân khơng có đăng ký kinh doanh với các TCTD. Do hệ thống tòa án tại thị xã Tân An và các TAND cấp huyện khác trong địa bàn tỉnh đã được tăng thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh - thương mại, hôn nhân gia đình và lao động nói chung theo quy định tại Điều 33 của Bộ luật TTDS 2004 nên các tranh chấp trên sẽ do các Tòa án này giải quyết. Giá trị của các tranh chấp thường dưới 100 triệu đồng, số lượng các tranh chấp trên 100 triệu đồng chiếm số lượng rất ít. Vì thế các TAND cấp huyện đã thụ lý các vụ tranh chấp HĐTD phát sinh tại địa bàn và giải quyết sơ thẩm, khơng phân biệt có mục đích lợi nhuận hay khơng và xem đây là những hợp đồng vay tài sản.

Tại TAND huyện Châu Thành, tỉnh Long An trong thời gian từ năm 2004 đến đầu năm 2008 có tổng cộng 31 vụ tranh chấp về khoản vay khơng hồn trả được, nhưng trong số 31 vụ tranh chấp này thì tồn bộ đều là tranh chấp giữa khách hàng vay là cá nhân khơng có đăng ký kinh doanh và TCTD cho vay. Tất cả quan hệ

15

PGS.,TS. Lưu Ngọc Trịnh – PGS., TS. Nguyễn Văn Dần, (2007), “ Hệ thống các ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”, Tạp chí tài chính tháng 11/2007, tr 22.

pháp luật phát sinh trên đều được thụ lý và giải quyết với tính chất là hợp đồng vay tài sản - hợp đồng dân sự. Tranh chấp HĐTD ngân hàng với tính chất là một hợp đồng kinh doanh - thương mại chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các loại tranh chấp khác, tính chất tranh chấp cũng đơn giản nên TAND huyện Châu Thành đã thụ lý và giải quyết như một hợp đồng dân sự bởi theo quy định của BLDS 2005 thì tiền cũng được xem là một loại tài sản16, mà trong HĐTD thì đối tượng của hợp đồng là tiền tệ nên xem hợp đồng được ký kết giữa TCTD với khách hàng vay khơng có mục đích lợi nhuận là hợp đồng vay tài sản là có cơ sở pháp lý.17

Tuy nhiên như vậy sẽ có mâu thuẫn với hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trong Nghị quyết số 01/2005/NQ_HĐTP TANDTC. Theo quy định trong Nghị quyết thì một hợp đồng nếu được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh với bên cịn lại khơng có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận nếu có tranh chấp phát sinh thì đó là tranh chấp kinh doanh - thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa kinh tế TAND cấp tỉnh.

Trong tranh chấp HĐTD số D17_24_042 thì Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Long An cho Ơng Châu Văn Hồng vay số tiền là 150.000.000 đồng dùng vào mục đích kinh doanh với mức lãi suất trong hạn là 1%/tháng, mức lãi suất quá hạn là 1.5%/tháng. Thời hạn vay theo hợp đồng là 12 tháng từ 12/11/2004 đến 12/11/2005, kèm theo HĐTD trên là hợp đồng cầm cố tài sản số D17_24_042 một xà lan xáng cạp. Đến hạn thực hiện hợp đồng nhưng ông Hồng vẫn khơng thực hiện nghĩa vụ của mình, tính đến ngày 21/06/2006 ơng Hồng vẫn cịn nợ ngân hàng số tiền nợ gốc và cả lãi phát sinh. Do đó ngân hàng đã khởi kiện và TAND huyện Châu Thành đã thụ lý, giải quyết vụ tranh chấp trên với tính chất là một hợp đồng vay tài sản.

Tại TAND thị xã Tân An, tỉnh Long An cũng giải quyết một vụ việc tương tự: Cụ thể tại bản án số 46/2007/ST_DS ngày 27/03/2007 về tranh chấp HĐTD giữa Quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh tỉnh Long An với bà Nguyễn Thị Bé Hai. Theo hợp đồng ký kết thì bà Bé Hai sẽ được Quỹ tín dụng nhân dân cho vay 70.000.000 đồng với mục đích sản xuất gia công cửa sắt với thời hạn vay là 12 tháng. Nhưng bà Bé Hai đã khơng hồn trả đúng hạn theo hợp đồng nên Quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh tỉnh Long An đã khởi kiện bà ra TAND thị xã Tân an tỉnh Long An yêu cầu bà hoàn trả số tiền vốn và lãi phát sinh.

Với hai hợp đồng trên thì mục đích lợi nhuận đã được thể hiện rõ trong hợp đồng là nhằm mục đích kinh doanh và gia công cửa sắt. Theo quy định của pháp luật TTDS tại Điều 29 Bộ luật TTDS 2004 thì đây là tranh chấp kinh doanh-thương

16

Điều 163 BLDS 2005

17

Nguyễn Phương Linh, 2006, “ Cần sửa đổi quy định về lãi suất vay trong Bộ luật Dân sự 2005”, Tạp chí ngân hàng số 23, tr.31.

mại thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh Long An. Nhưng TAND thị xã Tân An tỉnh Long An đã thụ lý vụ việc và đưa ra xét xử sơ thẩm, tuyên chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là Quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh tỉnh Long An.

Còn theo số liệu thống kê tại TAND TPHCM thì tổng số vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giải quyết theo con đường tố tụng tại tịa án thời gian qua là rất ít, số lượng tranh chấp HĐTD lại có chiều hướng giảm, chiếm số lượng không nhiều.

Năm Vụ án dân sự Hợp đồng vay tài sản Hợp đồng tín dụng 2001 462 139 35 2002 428 98 38 2003 521 160 16 2004 453 198 74 2005 353 101 38 2006 354 131 47 2007 1754 185 49 Đầu 2008 318 72 12

Tại Tòa kinh tế TAND TP.HCM số lượng các tranh chấp hợp đồng tín dụng được thụ lý rất ít, chủ yếu là cơng nhận sự thỏa thuận của các bên trong quá trình xét xử. Năm 2007 công nhận thoả thuận 4/10 vụ được đưa ra xét xử, năm 2007 5/8 vụ đưa ra xét xử, đầu năm 2008 có 3/5 vụ. Giá trị tranh chấp trong các HĐTD ở mức vài chục hoặc vài trăm triệu trở lên tùy thuộc vào quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Số lượng tranh chấp HĐTD được giải quyết giảm chứng tỏ các doanh nghiệp và TCTD đã am hiểu pháp luật hơn, trong kinh doanh càng hạn chế được việc phải đưa nhau ra trước Tòa án giải quyết càng ít bao nhiêu thì lợi nhuận tăng thêm bấy nhiêu. Bởi một khi phải khởi kiện, các bên sẽ tốn kém chi phí và thời gian theo đuổi vụ kiện hơn là ngồi lại với nhau tìm ra cách giải quyết phù hợp. TCTD chỉ phải khởi kiện khi đã áp dụng tất cả các biện pháp mà bên vay cố tình khơng hồn trả mà cũng khơng có thiện chí hịa giải khi TCTD u cầu.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)