Giải quyết tranh chấp liên quan đến điều khoản mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 46 - 48)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.3 Giải quyết tranh chấp liên quan đến điều khoản mục đích sử dụng vốn

sử dụng vốn:

Khi ký kết HĐTD các bên sẽ thỏa thuận với nhau về điều khoản mục đích sử dụng vốn vay nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích hoặc sử dụng vốn vay cho các mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật. Như vậy, ngân hàng sẽ không thể thu hồi được vốn và tiền lãi phát sinh, khi đó ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ mất vốn.

Sử dụng vốn vay đúng mục đích là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động cho vay vốn. Bởi các TCTD là một chủ thể của hoạt động kinh doanh tiền tệ, do đó TCTD phải đánh giá được việc sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả hay khơng; có đảm bảo được khả năng thanh tốn nợ đến hạn thơng qua dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có khả thi, có hiệu quả kèm theo phương án trả nợ phù hợp.

Hoạt động kinh doanh tiền tệ của TCTD liên quan đến cả 3 chủ thể: người gửi tiền, người cho vay (TCTD), người đi vay (khách hàng). Hiệu quả hoạt động kinh

doanh tiền tệ của TCTD phụ thuộc vào bên đi vay, do đó để việc sử dụng vốn vay có hiệu quả thì các TCTD phải đánh giá được phương án sử dụng vốn vay, tư vấn cho bên đi vay về việc sử dụng tiền vay. Để tránh rủi ro xảy ra, bên đi vay phải cam kết sử dụng vốn vay hợp pháp theo đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này đã được cụ thể hóa trong Điều 6 của Quy chế cho vay của TCTD34, theo đó yêu cầu bên đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD trong suốt q trình vay vốn.

Nếu như khơng được sự đồng ý của bên cho vay mà bên đi vay thay đổi mục đích sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích đã thỏa thuận thì kể từ thời điểm phát hiện TCTD có quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi vốn trước hạn nhằm tránh tình trạng vốn vay bị sử dụng sai mục đích dẫn đến thất thốt, lãng phí nguồn vốn35. Nếu bên đi vay không trả được vốn vay TCTD có quyền chuyển khoản tiền vay đó sang nợ quá hạn vì đây là hành động vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng.

Ngày 25/07/2002, Công ty trách nhiệm hữu hạn Vân Hồng (gọi tắt là Cơng ty Vân Hồng) có ký kết hợp đồng vay với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam số tiền 3 tỷ đồng theo HĐTD số 01096/NH-CNVIB HCM với thời hạn 12 tháng, lãi suất 0,9%/tháng, quá hạn 1,35%/tháng.

Trong q trình thực hiện hợp đồng, Cơng ty Vân Hồng đã vi phạm Điều 7 của hợp đồng (sử dụng vốn vay sai mục đích) và đã ngừng hoạt động kinh doanh trong khi chưa thanh toán được nợ vốn cũng như nợ lãi cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Do đó Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam đã khởi kiện đến Tòa án yêu cầu Cơng ty Vân Hồng phải thanh tốn cho Ngân hàng số nợ vốn 3 tỷ đồng và lãi tạm tính đến ngày khởi kiện là 269.100.000 đồng. Tòa án đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, buộc Cơng ty Vân Hồng phải thanh tốn cho NH TMCP Quốc tế Việt Nam tổng số tiền là 4.264.950.000 đồng và số tiền lãi phát sinh từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật cho đến khi trả hết nợ vốn theo mức lãi suất nợ quá hạn là 1,35%/tháng.

Một trong những nguyên nhân đưa đến tranh chấp HĐTD là do việc sử dụng vốn vay không được kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, nghiêm túc; tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng lại không đi kèm với cải tiến công nghệ, chưa bổ sung đầy đủ lượng cán bộ tín dụng ngân hàng làm cho quá tải, các cán bộ không thể kiểm sốt được hết q trình sử dụng vốn vay, đảm bảo người đi vay luôn sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm giữ an tồn cho nguồn vốn của ngân hàng.

Thông thường các ngân hàng khi quyết định cho vay có dùng tài sản để bảo đảm cho khoản vay chỉ căn cứ vào các giấy tờ có liên quan rồi quyết định cho vay mà

34

Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN, ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

35

khơng tìm hiểu cặn kẽ tài sản đó có tranh chấp hay khơng. Một số khách hàng đã lợi dụng sự dễ dãi này của các ngân hàng mà lập hồ sơ vay vốn với mục đích chuyển đổi tài sản bằng hiện vật sang tài sản bằng tiền của ngân hàng mà không phải mất thời gian cho việc bán tài sản do bị tranh chấp. Vậy là vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khi đến hạn thanh tốn, ngân hàng muốn thu hồi được nợ buộc phải xử lý tài sản đảm bảo. Khi đó việc xử lý tài sản sẽ bị kéo dài gây tổn thất cho ngân hàng36.

Ngoài ra do sự bng lỏng trong quản lý nên q trình thẩm tra, xét duyệt cho vay, quản lý vốn vay, kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay một số cán bộ tín dụng ngân hàng đã không tuân thủ những quy định của pháp luật hiện hành, dễ dãi tạo kẽ hở cho khách hàng lợi dụng. Những trường hợp này nguy cơ mất vốn của ngân hàng là rất cao, giải pháp cuối cùng mà các ngân hàng lựa chọn là khởi kiện khách hàng vay ra Tòa án, dùng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước buộc bên có nghĩa vụ phải thực thi nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 46 - 48)