Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 48 - 49)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.4 Giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng

hiện hợp đồng tín dụng:

Trong nợ quá hạn của các ngân hàng, thường tồn tại những món nợ khó có khả năng thu hồi, đồng nghĩa với việc ngân hàng có nguy cơ mất vốn. Do đó các ngân hàng thường chọn biện pháp “nắm đằng cán hơn nắm đằng lưỡi”. Đa số các khoản vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm nhằm phòng ngừa trường hợp khách hàng khơng có khả năng hồn trả được khoản vay và lãi. Lúc đó ngân hàng sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, bởi kinh doanh ngân hàng là hoạt động mang tính rủi ro cao nên biện pháp bảo đảm tiền vay được xem là giải pháp hữu hiệu nhất.

Tiêu chuẩn để ngân hàng căn cứ xác nhận tài sản bảo đảm là tài sản ấy phải có giá trị thực và giá trị của nó phải dễ dàng đánh giá. Tài sản phải có thị trường trao đổi, tức là ngân hàng chỉ nhận những vật bảo đảm có khả năng trao đổi, mua bán.

Như vậy cho vay có tài sản bảo đảm có thể được hiểu là một hình thức cấp tín dụng của ngân hàng dưới hình thức cho vay, nhưng bên vay phải có tài sản để đảm bảo cho khoản vay của mình.

Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay không đồng nghĩa với việc sẽ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Đây có thể được xem như là một hình thức “chế tài” nếu trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ hồn trả của mình trong hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng37. Thế nhưng việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại các TCTD là một việc làm tương đối phức tạp, bởi vì các TCTD phải xem xét áp dụng rất nhiều các loại văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau

36

Trần Luyện, 2007, “ Để hạn chế rủi ro trong cho vay của các TCTD”, Tạp chí ngân hàng, số 02, tr.21.

37

như: BLDS, quy định về giao dịch bảo đảm, các văn bản pháp luật về đất đai, luật doanh nghiệp, luật phá sản38, pháp luật về công chứng chứng thực, pháp luật về đấu giá. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay thì đây là giải pháp hữu hiệu nhất để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của TCTD. Nếu như không giải quyết được theo thỏa thuận giữa các bên thì TCTD sẽ khởi kiện ra Tịa án yêu cầu phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.

Khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ hồn trả thì TCTD sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo như thỏa thuận trong hợp đồng, là giải pháp ưu việt nhất hạn chế rủi ro. Thế nhưng dường như đây chỉ là lý thuyết bởi trên thực tế khi khách hàng không trả được nợ và lãi, các TCTD thường chọn giải pháp khởi kiện khách hàng hơn là giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên. Bởi vì đa số các tài sản mà TCTD nhận bảo đảm cho khoản vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, mà pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, thị trường bất động sản chưa ổn định. Trong quá trình các TCTD xử lý tài sản bảo đảm có thể vướng phải sự bất hợp tác của các cơ quan có liên quan vì họ cho rằng mình khơng có nghĩa vụ phải giúp đỡ các TCTD thu hồi vốn cho vay, hoặc giúp đỡ nhưng địi phải có “hoa hồng”.

Các biện pháp bảo đảm tiền vay mà các bên có thể áp dụng bao gồm: cầm cố, thế chấp của khách hàng vay hoặc của bên thứ ba. TCTD không được cho vay dựa trên cơ sở cầm cố phiếu của chính TCTD cho vay. Ngồi ra, TCTD cịn có thể cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ nguồn vốn cho vay39.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 48 - 49)