Giải quyết tranh chấp liên quan đến lãi suất

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 34 - 35)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.1 Giải quyết tranh chấp liên quan đến lãi suất

Lãi suất tín dụng ngân hàng được sử dụng như một công cụ chủ yếu để cạnh tranh trong hoạt động của các ngân hàng. Bởi người vay vốn thường sẽ tìm đến những nơi nào có mức lãi suất cho vay thấp, do vậy lãi suất tín dụng ngân hàng trở thành một công cụ hữu hiệu để các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng.

Theo Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN lãi suất được thực hiện trong hoạt động tín dụng ngân hàng bằng đồng Việt Nam của các TCTD với khách hàng hoàn toàn do dựa trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở cung cầu của thị trường. Cơ chế lãi suất mới này đã tạo ra những điều kiện cần thiết để khai thác triệt để những mặt mạnh nhất, những nhân tố thích hợp nhất cho hoạt động của nền kinh tế thị trường.

BLDS 2005 được ban hành quy định về lãi suất cho vay trên thị trường nói chung bao gồm cả hợp đồng vay tài sản và HĐTD: “lãi suất vay do các bên thỏa

thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà

18

ThS.Đoàn Thái Sơn, 2007, “Bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của TCTD”, Tạp chí ngân hàng, số 10, tr 1.

nước Việt Nam công bố đối với loại cho vay tương ứng” 19. Trên thực tế, mỗi ngân hàng đều có hàng chục sản phẩm tín dụng khác nhau với các loại kỳ hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, đồng thời mức lãi suất mà các ngân hàng áp dụng đối với từng loại khách hàng vay cũng rất khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ giữa khách hàng và TCTD. Trong khi đó Ngân hàng nhà nước chỉ công bố một loại lãi suất cơ bản và chỉ là mức lãi suất gợi ý cho vay tốt nhất chứ khơng áp dụng cụ thể cho loại hình vay nào.

Nhiều chuyên gia cho rằng quy định tại Điều 476 BLDS 2005 không phù hợp với chủ trương tự do hóa lãi suất mà Ngân hàng nhà nước đang phấn đấu thực hiện và có thể vi phạm cơ chế lãi suất thỏa thuận mà Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng từ năm 2002 cho đến nay. Do đó trong phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLDS - phần liên quan đến lãi suất cho vay và lãi suất huy động của TCTD và một số quy định khác có liên quan đến việc áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước quy định. Đề nghị nâng mức trần lãi suất cho vay lên 200% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước cơng bố, vì theo các chun gia đa phần các hợp đồng cho vay hiện nay của các TCTD nếu bị đưa ra tịa án thì sẽ bị coi là vô hiệu do vượt quá 150% so với mức lãi suất cơ bản hiện hành là 8.75%/năm20.

Tuy nhiên đề nghị trên đã bị phản đối một cách gay gắt, do Ngân hàng nhà nước vẫn chưa làm trịn hết trách nhiệm của mình là cơng bố mức lãi suất cơ bản để làm cơ sở cho các TCTD tự ấn định lãi suất kinh doanh. Do đó đề nghị nâng mức trần lãi suất cho vay lên 200% đã bị phản đối. Giải pháp được lựa chọn là Ngân hàng nhà nước sẽ cân nhắc đưa mức lãi suất cơ bản lên gần hơn với mức lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng ngân hàng thời điểm hiện tại, góp phần tạo nên mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hợp lý, đảm bảo hài hịa lợi ích giữa người gửi tiền - TCTD và người vay vốn.

Trên cơ sở đó Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ_NHNN, Ngân hàng nhà nước sẽ công bố lãi suất cơ bản định kỳ hàng tháng, trong trường hợp cần thiết thì Ngân hàng nhà nước công bố điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản21. Mức lãi suất cơ bản vừa được công bố là 12%/năm áp dụng từ ngày 19/05/2008, theo đó mức lãi suất cho vay tối đa của các TCTD là 18%/năm.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 34 - 35)