Giải quyết tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, thời hạn

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 42 - 46)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.2 Giải quyết tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi, thời hạn

và lãi, thời hạn trả lãi và vốn:

Việc khởi kiện ra Tòa án để đòi nợ cho vay theo HĐTD đã ký kết không những được xem là một biện pháp pháp lý mang lại hiệu quả cho TCTD mà nó cịn có tác dụng phịng ngừa chung, thơng qua hoạt động tố tụng tại Tòa án mà răn đe những khách hàng chay lỳ không chịu trả nợ cho TCTD như cam kết 29.

Khi khởi kiện khách hàng ra Tòa án, TCTD với tư cách là nguyên đơn phải chuẩn bị đầy đủ tất các loại tài liệu, chứng từ liên quan để gửi kèm theo đơn khởi kiện đến Tịa án. Tùy theo điều kiện TCTD có thể tự mình soạn thảo đơn khởi kiện hoặc thuê luật sư chuyên nghiệp soạn thảo đơn kiện và tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong đơn khởi kiện phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật TTDS30, được đại diện hợp pháp của TCTD ký tên và đóng dấu. Trong đơn kiện phải nêu rõ những vấn đề cụ thể cần yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. TCTD phải xác định được dư nợ gốc và khoản lãi phát sinh từ khi hết thời hạn cho vay đến ngày ký đơn khởi kiện. Vì thế khoản tiền mà TCTD yêu cầu bị đơn phải hoàn trả bao giờ cũng nhỏ hơn số tiền được tuyên trong bản án, quyết định của Tòa án. Bởi từ thời điểm mà TCTD ký đơn khởi kiện cho đến ngày Tòa án đưa vụ việc ra xét xử sơ thẩm về lý thuyết thời gian tối đa Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm cũng đã mất 5 tháng kể từ ngày thụ lý. Cho nên tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử sẽ hỏi nguyên đơn (thường là các TCTD) có bổ sung thêm gì nữa hay khơng, khi đó TCTD sẽ yêu cầu bổ sung thêm khoản tiền lãi từ ngày TCTD ký đơn khởi kiện cho đến ngày mở phiên tịa sơ thẩm.

Tuy nhiên có thể trong q trình soạn thảo đơn kiện TCTD sơ suất nên đã quên khơng nêu rõ số lãi mà khách hàng phải hồn trả mà chỉ yêu cầu khách hàng hoàn trả số nợ gốc mà thôi. Cho nên đến lúc tham dự phiên tịa thì đại diện phía TCTD mới có u cầu bổ sung thêm khoản lãi phát sinh nhưng Tịa án đã khơng chấp nhận với lý do “vượt quá phạm vi khởi kiện” theo quy định của Bộ luật TTDS 2004.

Minh chứng cho nội dung này là vụ tranh chấp dưới đây:

Công ty sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu khoa học và kỹ thuật (Scitechimex) đã có u cầu phía NHTM cổ phần Việt Hoa (gọi tắt là NH Việt Hoa) mở cho công ty một thư tín dụng. Theo biên bản cam kết nhận nợ ngày 25/10/2000 thì NH Việt Hoa đã nhận nợ thay Cơng ty số tiền là 779.086.200 đồng. Phía cơng ty có trách nhiệm thanh tốn cho NH Việt Hoa số tiền trên kể từ tháng 11/2000 đến tháng 02/2002 theo phương thức trả dần mỗi tháng là 50.000.000 đồng.

29

Trần Minh Khiết, 2007, “ Đẩy mạnh thu hồi nợ xấu thông qua hoạt động tố tụng”, Tạp chí ngân hàng số 18, tr.26

30

Căn cứ theo thư xác nhận nợ thì cơng ty cịn nợ NH Việt Hoa số tiền vay bắt buộc thanh tốn nợ tín dụng thư là 417.313.036 đồng. NH đã nhiều lần đốc thúc nhưng phía Cơng ty vẫn cịn nợ NH Việt Hoa số tiền là 397.313.036 đồng. Do đó NH Việt Hoa đã khởi kiện đến Tòa kinh tế TAND TP.HCM u cầu phía Cơng ty hồn trả cho mình số tiền trên.

Đây là một tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, cả hai bên đều có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận, bị đơn có trụ sở tại TP.HCM do đó TAND TPHCM đã căn cứ vào quy định tại điểm m khoản 1 Điều 29, Điều 34, khoản 1 Điều 35 Bộ luật TTDS 2004 để thụ lý và giải quyết theo thủ tục TTDS. Đồng thời tranh chấp vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện, tính lại từ ngày bị đơn xác nhận nợ vào tháng 10/2006.

Trong đơn khởi kiện NH Việt Hoa chỉ yêu cầu công ty Scitechimex thanh tốn số tiền cịn nợ là 397.313.036 đồng, cho nên trong phiên hịa giải NH đã có u cầu bổ sung buộc phía Scitechimex phải trả thêm khoản lãi nhưng phía Scitechimex khơng đồng ý vì cho rằng trong biên bản thỏa thuận ngày 25/10/2000 các bên khơng có đề cập gì đến vấn đề lãi. Do đó các bên đã khơng hịa giải thành, TAND TP.HCM phải đưa vụ tranh chấp ra xét xử.

Theo quy định tại Điều 471 BLDS 2005 thì khi đến hạn trả tài sản, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Ngoài ra theo điểm c khoản 2 Điều 56 Luật các TCTD năm 1997 thì khách hàng có ngĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận trong HĐTD. HĐTD hồn tồn có thể được xem là một hợp đồng vay tài sản, bởi đối tượng của hợp đồng chính là tiền tệ - một loại tài sản31. Do đó khi kết thúc HĐTD thì ngồi số vốn vay khách hàng phải hoàn trả cho TCTD khoản tiền lãi dựa trên mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại tời điểm xác lập hợp đồng. Nếu khách hàng khơng hồn trả được nợ gốc và lãi thì TCTD có quyền chuyển khoản nợ đó sang nợ quá hạn kể từ thời điểm hết hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.

Về bản chất mở thư tín dụng cho khách hàng là một hình thức cung ứng dịch vụ thanh tốn cho khách hàng của ngân hàng, theo đó Ngân hàng bên mua (Ngân hàng mở L/C) sẽ cam kết trả tiền cho bên bán nếu bên này xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ theo quy định của thư tín dụng. Theo vụ tranh chấp trên thì NH Việt Hoa đã mở cho Scitechimex một thư tín dụng và NH Việt Hoa đã cam kết nhận nợ thay cho phía Scitechimex số tiền 779.086.200 đồng. Khi kết thúc việc thanh tốn thì Scitechimex phải hồn trả cho NH Việt Hoa số tiền gốc và cả khoản lãi trên số tiền mà NH đã cho công ty vay. Tuy nhiên công ty căn cứ vào biên bản cam kết nhận nợ khơng có đề cập đến lãi nên khơng chịu hồn trả lãi. Việc NH Việt Hoa yêu cầu bổ

31

sung thêm khoản tiền lãi là hồn tồn hợp lý vì hoạt động kinh doanh là hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, việc cho vay trong xã hội thì có thể khơng có lãi nhưng việc NH cho vay thì phải có tính lãi suất bởi NH cịn phải trả tiền lãi cho người gửi tiền, chi phí cho hoạt động của mình. Thế nhưng trong biên bản thỏa thuận thanh tốn lại khơng đề cập đến lãi, đây là thiếu sót của NH Việt Hoa nên đã dẫn đến tranh chấp về khoản lãi mà NH yêu cầu thanh toán.

Tại phiên tịa xét xử sơ thẩm phía NH Việt Hoa cũng vẫn giữ nguyên yêu cầu buộc phía Scitechimex hồn trả số nợ gốc và lãi tính đến ngày xét xử sơ thẩm là 443.168.200 đồng. Nhưng phía bị đơn khơng đồng ý thanh toán khoản tiền lãi và đề nghị cho Scitechimex thời gian là 6 tháng để bán tài sản bảo đảm trả nợ vốn cho NH Việt Hoa.

Bản án số 34/2008/KDTM-ST ngày 04/01/2008 TAND TP.HCM đã tuyên buộc Scitechimex phải hoàn trả cho NH Việt Hoa số tiền nợ gốc là 397.313.036 đồng. Về u cầu thanh tốn tiền lãi thì Tịa án cho rằng do trong đơn khởi kiện ban đầu chỉ yêu cầu thanh tốn tiền nợ gốc, khơng có u cầu thanh tốn tiền lãi bao gồm tiền lãi đến ngày làm đơn khởi kiện và tiền lãi sau đó cho đến ngày Tịa án xét xử. Do đó TAND TP.HCM đã căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 218 Bộ luật TTDS 2004 và hướng dẫn tại mục 6 phần III Nghị quyết số 02/2006 không chấp nhận việc thay đổi, bổ sung đơn khởi kiện của nguyên đơn do vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu. Nếu như NH Việt Hoa vẫn muốn đòi số tiền lãi thì nên khởi kiện thành một vụ án khác để được tịa án có thẩm quyền giải quyết.

Việc TAND TP.HCM tuyên bố không chấp nhận yêu cầu bổ sung đơn khởi kiện của NH Việt Hoa là không phù hợp, bởi các lý do sau:

 Tranh chấp giữa NH Việt Hoa và công ty Scitechimex phát sinh từ hợp đồng tín dụng, cho nên số tiền mà NH yêu cầu cơng ty phải hồn trả là số nợ phát sinh từ HĐTD bao gồm nợ gốc và khoản lãi tiền vay trong thời hạn thực hiện hợp đồng. Nhưng phía Scitechimex đã khơng thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn do đó cơng ty phải thanh toán cho NH khoản tiền lãi phát sinh kể từ thời điểm hết hạn thanh toán là tháng 02/2002. Nếu trong biên bản thỏa thuận không đề cập đến vấn đề lãi suất thì đó là sơ suất của NH, thế nhưng hết hạn thanh tốn mà cơng ty vẫn không chịu trả tiền cho NH thì theo quy định tại khoản 2 Điều 305 BLDS 2005, công ty phải chịu lãi chậm trả tính trên số dư nợ gốc theo lãi suất nợ quá hạn tại thời điểm thanh toán.

 Tại thời điểm lập đơn khởi kiện, NH không thể ấn định được số tiền lãi phát sinh từ thời điểm lập đơn khởi kiện cho đến ngày tòa án xét xử sơ thẩm bởi làm sao NH có thể xác định được ngày vụ kiện của mình được đưa ra xét xử. Do đó thơng thường đối với một tranh chấp HĐTD thì NH chỉ có thể tạm xác định số tiền mà cơng ty phải hồn trả cho mình đến thời điểm ký đơn khởi kiện chứ không phải

là tồn bộ số tiền mà cơng ty buộc phải trả. Tại phiên tịa, đại diện của NH sẽ trình bày với Hội đồng xét xử tổng số tiền mà phía cơng ty có trách nhiệm thanh tốn cho đến ngày xét xử sơ thẩm. Số nợ ghi trong bản án, quyết định của Tòa án bao giờ cũng lớn hơn số nợ ghi trong đơn khởi kiện (trừ những trường hợp khách hàng tự động hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số nợ trong thời gian NH khởi kiện cho đến ngày Tòa án đưa vụ tranh chấp ra xét xử). Vì thế nếu Tịa án xem số nợ ban đầu ghi trong đơn khởi kiện là “phạm vi khởi kiện” thì số nợ mà Tịa án sẽ tun trong bản án, quyết định cũng sẽ vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu của NH.

 Mặt khác việc Tòa kinh tế TAND TP.HCM nhận định rằng “do trong đơn khởi kiện ban đầu của nguyên đơn chỉ có yêu cầu thanh tốn tiền nợ vốn, khơng có u cầu thanh tốn tiền lãi (kể cả nợ lãi phát sinh đến ngày làm đơn và tiền lãi phát sinh sau đó cho đến ngày tịa án xét xử)” và cho rằng yêu cầu bổ sung

là “vượt quá phạm vi khởi kiện” ban đầu nên không chấp nhận yêu cầu bổ sung đó cũng khơng phù hợp, bởi tổng thời gian từ khi thụ lý đến khi xét xử là 5 tháng, bản thân Tịa án cũng khơng thể biết được chính xác thời điểm nào sẽ đưa vụ tranh chấp ra xét xử mà lại cho rằng phía NH đã khơng có u cầu thanh tốn tiền lãi từ sau ngày khởi kiện đến ngày Tòa án xét xử nên khơng chấp nhận. Vậy thì nếu NH có u cầu thì số tiền mà Tịa án sẽ tuyên cũng vượt quá phạm vi khởi kiện.

Hơn nữa khi giải quyết vụ việc, Tịa án cũng đã khơng xem xét đến việc Công ty đã vi phạm nghĩa vụ chậm thanh toán nên phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo

lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ướng với thời gian chậm trả tại thời điểm chậm thanh toán (theo khoản 2 điều 305 BLDS 2005). Do đó NH

hồn tồn có quyền bổ sung yêu cầu thanh toán tiền lãi suất chậm trả trên dư nợ gốc, và việc yêu cầu bổ sung này cũng chỉ phát sinh từ khoản nợ gốc mà thôi.

Việc TAND TP.HCM coi khoản nợ gốc là phạm vi khởi kiện cũng không phù hợp với Thông tư liên tịch số 01/TTLT 32 bởi trong Thơng tư có quy định nếu bên phải thi hành án chậm thực hiện nghĩa vụ thì sẽ phải chịu lãi chậm trả theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm thi hành án 33.

Tương tự vụ việc trên, tại một bản án khác, TAND TP.HN cũng đã không chấp nhận bổ sung yêu cầu của ngân hàng tại phiên tòa về việc yêu cầu doanh nghiệp trả một phần nợ tiền lãi mà đơn khởi kiện chưa đề cập đến. Trong vụ án này Ngân hàng khởi kiện Doanh nghiệp Nhà nước để đòi nợ gốc và lãi chưa thanh toán nhưng quên

32

Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Bộ tư pháp, Bộ tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và TAND tối cao ngày 19/06/1997.

33

Nguyễn Cao Khôi, 2008, “Tuyên hợp đồng thế chấp cầm cố tài sản vơ hiệu, liệu Tịa án đã xem xét đến

khơng u cầu thanh tốn khoản nợ lãi trước thời gian khoanh nợ theo yêu cầu Thủ tướng Chính phủ.

Khoản vay thuộc HĐTD số 01BL95/E, do doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn nên Ngân hàng đã chuyển khoản nợ trên sang nợ quá hạn. Trong khi Ngân hàng đang làm các thủ tục liên quan để chuyển sang nợ quá hạn thì Ngân hàng nhận được văn bản của Chính phủ đồng ý cho doanh nghiệp được khoanh nợ 3 năm để khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất. Trong thời gian khoanh nợ, doanh nghiệp không phải trả lãi cho Ngân hàng. Khi kết thúc thời gian khoanh nợ theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng áp dụng lãi suất quá hạn đối với dư nợ gốc thực tế quá hạn theo thỏa thuận trong HĐTD.

Khi khởi kiện Ngân hàng sơ suất chỉ yêu cầu doanh nghiệp thanh toán nợ gốc và tiền lãi sau thời điểm kết thúc thời hạn khoanh nợ cho đến ngày ký đơn khởi kiện. Sau đó Ngân hàng đã kịp phát hiện trong đơn kiện chưa nêu rõ số tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả trước khi khoanh nợ, cho nên tại phiên tòa sơ thẩm đại diện Ngân hàng đã nộp yêu cầu bổ sung số nợ lãi tính từ ngày nhận nợ đến trước ngày khoanh nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nhưng Hội đồng xét xử đã không chấp nhận yêu cầu bổ sung trên vì cho rằng “vượt quá yêu cầu khởi kiện” được quy định tại Điều 218 BLTTDS 2004.

Cả hai bản án trên đều không chấp nhận yêu cầu bổ sung về việc tính lãi suất tiền vay nên các bên đã kháng cáo làm kéo dài thời gian giải quyết vụ việc chung quy cũng xuất phát từ cùng một nguyên nhân - quy định thiếu rõ ràng của pháp luật về “phạm vi yêu cầu khởi kiện” và “vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện”.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 42 - 46)