Tranh chấp về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 35 - 38)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.1.1 Tranh chấp về lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng

Việc các TCTD cho vay có đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ quốc gia và các quy định của pháp luật về lãi suất. Doanh thu

19 Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005. 20 http://mobi.vietbao.vn/Kinh-te/Khong-chap-nhan-tang-tran-LS-cho-vay-len-200-LS-co-ban/65128993/91/. 21

cho vay chiếm một tỷ lệ lớn đến 90% doanh thu của các ngân hàng22. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay càng cao và doanh số cho vay càng lớn thì ngân hàng càng thu được lãi. Tùy thuộc vào nguồn vốn huy động được với lãi suất cao hay thấp và mức độ tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng mà khi đó ngân hàng sẽ cho vay với lãi suất cao hay thấp để tăng doanh thu của hoạt động cho vay. Nhưng thực tế doanh thu từ việc cho vay chiếm tỷ lệ cao như vậy đồng nghĩa với việc tiềm ẩn rủi ro rất cao, tỷ lệ lý tưởng của các ngân hàng trên thế giới ở mức khoảng 50% là an toàn, 50% doanh thu cịn lại nên từ các loại hình dịch vụ ngân hàng. Như vậy sẽ an tồn hơn cho các TCTD, bởi nếu doanh thu chủ yếu của TCTD là từ hoạt động cho vay thì một khi có nhiều khách hàng khơng trả được nợ đúng hạn thì TCTD sẽ gặp khó khăn lớn trong việc chi trả tiền vốn và lãi từ việc huy động.

Trên thực tế, các tranh chấp về HĐTD về lãi suất chủ yếu là phía khách hàng vay vi pham nghĩa vụ trả nợ, có u cầu phía TCTD cho vay giảm một phần lãi suất, thế nhưng phía các TCTD cho vay khơng đồng ý. Khách hàng không đồng ý thanh toán và các TCTD khởi kiện ra Tòa án yêu cầu khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ. Các tranh chấp về mức lãi suất cho vay ít xảy ra vì hoạt động cho vay của TCTD được giám sát bởi Thanh tra ngân hàng, nếu mức lãi suất cho vay quá cao sẽ bị xử lý. Đồng thời các TCTD còn cạnh tranh nhau để thu hút khách hàng, nếu cho vay với lãi suất cao thì sẽ có ít khách hàng.

Theo đơn khởi kiện ngày 30/05/2006, nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Phương Đơng trình bày: ngày 04/09/2003 NH có ký kết hợp đồng số 170/TDG/03 TGB cho Ơng Nguyễn Văn Quynh vay số tiền là 178.000.000 đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Ông Quynh chỉ trả được số tiền vốn là 57.536.000 đồng và trả lãi không đúng kỳ hạn đã thỏa thuận, nhiều lần vi phạm về thời hạn thanh tốn. Do đó NH đã khởi kiện u cầu ơng Quynh hồn trả tổng số tiền vốn và lãi theo hợp đồng đã cam kết. Tuy nhiên phía bị đơn cho rằng lỗi trong việc thực hiện hợp đồng trên là do NH đã cố tình tính lãi trái với thỏa thuận nên ông Quynh đã khơng chấp nhận đóng tiền lãi đúng kỳ hạn.

Phía bị đơn căn cứ vào biên bản hịa giải ngày 10/03/2005 số tiền vốn tạm tính lúc đó là 141.649.500 đồng, lãi trong hạn là 12.488.700 đồng, lãi quá hạn là 6.244.350 đồng. Đôi bên đã thỏa thuận NH sẽ giảm lãi và rút đơn khởi kiện, cịn ơng phải đóng ngay 40.000.000 đồng. Sau đó ơng Quynh và NH đã thực hiện thỏa thuận này do đó Ơng Quynh chỉ cịn nợ NH số tiền là 114.138.200 đồng chứ không phải là số tiền 120.216.500 đồng như NH nêu trong đơn kiện. Ông Quynh đã nhiều lần đề nghị NH tính lại cho chính xác nhưng NH đã kéo dài vụ việc làm ảnh hưởng

22

Nguyễn Phương Linh, 2006, “ Cần sửa đổi quy định về lãi suất vay trong Bộ luật Dân sự 2005”, Tạp chí

đến quyền lợi của ơng. Ơng Quynh chỉ đồng ý thanh toán cho NH số tiền 120.000.000 đồng mà thơi.

Hội đồng xét xử nhận thấy, giữa Ơng Quynh và NH đã thỏa thuận ông Quynh sẽ trả cho NH ngay 40.000.000 đồng, phía NH sẽ giảm lãi cho ông Quynh và rút đơn kiện, thế nhưng do ông Quynh đã không thực hiện thỏa thuận nên điều kiện giảm lãi không phát sinh hiệu lực. Tổng cộng số tiền lãi mà Ơng Quynh phải hồn trả cho NH là 35.055.783 đồng. Thế nhưng NH chỉ u cầu ơng Quynh thanh tốn số tiền vốn và số tiền lãi là 149.057.200 đồng, phía NH đã giảm cho ơng Quynh một phần lãi nên Hội đồng xét xử đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn buộc ơng Quynh phải hồn trả cho NH số tiền trên.

Nguyên nhân phát sinh tranh chấp trên cũng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của bị đơn, nếu tại thời điểm bị tai nạn khơng có thu nhập để hồn trả cho NH số tiền thỏa thuận để NH rút đơn khởi kiện mà ông Quynh thỏa thuận với NH cho ông thêm một thời gian để hồn trả cho NH. Như thế có lẽ NH đã khơng khởi kiện ra Tòa án, hơn nữa khoản tiền mà NH khởi kiện yêu cầu thanh toán đã được giảm một phần lãi. Tranh chấp đã không phát sinh, cả hai bên sẽ không phải tốn thời gian cho vụ kiện và ơng cũng khơng phải đóng khoản tiền án phí 6.962.200 đồng.

Trong thời gian qua, Ngân hàng nhà nước đã cho phép các TCTD được tự do điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện thực tế và chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng. Tuy nhiên kể từ khi BLDS 2005 ra đời thì các TCTD đã vơ cùng lo lắng về lãi suất cho vay mà mình đã thỏa thuận với khách hàng trong các HĐTD đã ký kết vì các văn bản pháp luật chuyên ngành tín dụng ngân hàng thì khơng hạn chế về lãi suất cho vay tối đa nhưng BLDS 2005 đã quy định mức lãi suất cho vay tối đa của các TCTD. Mức lãi suất cho vay tối đa này được áp dụng đối với cả hợp đồng vay tài sản thông thường của người dân trong xã hội và HĐTD được ký kết bởi các TCTD. Bởi khi ra đời, BLDS đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của nó sang cả lĩnh vực kinh doanh-thương mại, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế hết hiệu lực thi hành. Mặt khác trong các văn bản pháp luật chun ngành khơng có quy định nào điều chỉnh cụ thể hợp đồng tín dụng, do đó HĐTD sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự. Theo đó “lãi suất cho vay của các HĐTD sẽ do các bên thỏa

thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Mức lãi suất mà Ngân hàng nhà nước

công bố vào tháng 04/2007 là 8.75%/năm. Như vậy mức lãi suất do các bên thỏa thuận trong hợp đồng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản, nghĩa là không được vượt quá 13.125%/năm. Thế nhưng thực tế trong suốt năm 2007 vừa qua các TCTD đều đã cho vay vượt quá 13.125%/ năm. Bởi mức lãi suất huy động vốn trên thị trường trong thời điểm đó bao gồm tất cả các chi phí đã gần 14%/năm.

Vì thế các TCTD phải cho vay trên mức này mới đảm bảo được hoạt động kinh doanh có lợi nhuận.

Trên thực tế đang có sự tranh luận về mức lãi suất cho vay tối đa của các ngân hàng thời gian qua và các chuyên gia về pháp luật ngân hàng có hai luồng quan điểm về vấn đề này :

- Quan điểm thứ nhất cho rằng thời gian qua các TCTD đã cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do đó đã đề nghị sửa đổi quy định của BLDS về lâu dài theo hướng không áp dụng đối với lĩnh vực ngân hàng, bởi BLDS quy định như vậy nhằm tránh tình trạng cho vay nặng lãi trong xã hội nhưng áp dụng đối với các giao dịch ngân hàng sẽ gây khó khăn cho các TCTD, tạo nên sự gị bó, cứng nhắc và hạn chế tính cạnh tranh của các TCTD. Ảnh hưởng đến quyền chủ động và tự chủ quyết định lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay tùy theo mức độ cung và cầu vốn trên thị trường tiền tệ. Điều này không phù hợp với chủ trương tự do hóa lãi suất, khơng phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Việc Ngân hàng nhà nước điều chỉnh mức lãi suất cơ bản chỉ là giải pháp tạm thời. Hiện các hợp đồng ký kết vượt quá 150% lãi suất cơ bản sẽ gặp rắc rối trước pháp luật, vì nếu tranh chấp xảy ra thì TCTD có nguy cơ khơng thu được tiền lãi phát sinh vì các hợp đồng này có mức cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản và thỏa thuận cho vay có nguy cơ bị vơ hiệu hóa do vi phạm điều cấm của pháp luật. Khi khởi kiện ra tịa thì TCTD sẽ nắm chắc phần thua cuộc khi khách hàng am hiểu pháp luật và yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu23.

- Quan điểm thứ hai cho rằng các TCTD cho vay không hề vượt quá 150% lãi suất cơ bản, phần diễn giải và cách hiểu của một số chuyên gia về khoản 1 Điều 176 BLDS 2005 dẫn đến nhận định “hầu hết các ngân hàng đang phạm luật” là khơng chính xác và đề nghị sửa đổi khoản 1 Điều 176 BLDS 2005 là khơng có cơ sở pháp lý. Với mức lãi suất cơ bản mà Ngân hàng nhà nước cơng bố là 8.75%/năm thì mức lãi suất cho vay tối đa của các ngân hàng là 21.875%/năm, chỉ khi các ngân hàng cho vay trên mức này mới phạm luật chứ không phải là 13.125%/năm. Hiện nay các ngân hàng đều cho vay dưới mức này nên trên thực tế các ngân hàng không hề phạm luật24.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 35 - 38)