Tranh chấp phát sinh liên quan đến việc nhận tài sản bảo đảm là tà

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 55 - 57)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3.4.3Tranh chấp phát sinh liên quan đến việc nhận tài sản bảo đảm là tà

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.4.3Tranh chấp phát sinh liên quan đến việc nhận tài sản bảo đảm là tà

bảo đảm cho khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay:

Theo luật các TCTD năm 1997 tại khoản 3 Điều 52 thì “ việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và việc cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng được thực hiện theo quy định của Chính phủ”. Quy định

như vậy đã phần nào hạn chế hoạt động cho vay của các TCTD, bởi nếu TCTD muốn cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và cho vay khơng có bảo đảm phải theo quy định riêng của Chính phủ chứ khơng được tự quyết định. Và trong lần sửa đổi bổ sung năm 2004, Quốc hội đã bỏ cụm từ được thực hiện theo quy định của Chính phủ và thay bằng cụm từ “chịu trách nhiệm về quyết định của

mình”.

Theo quy định tại Nghị định 163 và quy định trong BLDS thì tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch. Quy định này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho người có nhu cầu vay vốn, bởi trong trường hợp họ không có tài sản để cầm cố hoặc thế chấp khi ngân hàng yêu cầu, họ vẫn được vay vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà TCTD cũng mở rộng quy mô đầu tư tăng trưởng tín dụng. Hợp đồng bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai cũng được thực hiện như với các loại tài sản khác. Các TCTD chỉ cần khách hàng có đủ 15% mức vốn tự có chiếm trong tổng giá trị dự án đầu tư là sẽ xem xét, nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm để cho vay.

Để xác định một tài sản là hình thành trong tương lai thì căn cứ vào thời điểm mà tài sản đó thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Cụ thể, nếu tài sản thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch

46

được giao kết thì thì được coi là vật hình thành trong tương lai, không phụ thuộc vào việc đó là động sản hay bất động sản, đã được hình thành hay đang trong quá trình hình thành.

Thế nhưng biện pháp này cũng có một số nhược điểm đó là mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh tối thiểu bằng 15% tổng vốn đầu tư nên nảy sinh tâm lý chủ quan của khách hàng vay. Do đó khi dự án đầu tư khơng hiệu quả, các TCTD buộc phải gia hạn nợ, cho vay thêm hoặc tìm cách tháo gỡ rủi ro. Đặc biệt với những dự án vay vốn có giá trị lớn, thời gian thực hiện kéo dài thì càng tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro, việc xử lý tài sản hình thành từ vốn vay là vô cùng phức tạp.

Đối với các doanh nghiệp liên doanh hay hợp tác kinh doanh cũng vậy, việc dùng tài sản hình thành trong tương lai là một cứu cánh đối với họ. Thế nhưng hình thức cho vay này cũng có những nguy cơ nhất định.

Trong một tranh chấp về tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành trong tương lai, tài sản tranh chấp là một khách sạn hình thành từ nguồn vốn vay của ngân hàng. Khách sạn được xây dựng trên diện tích đất do một bên trong liên doanh hoặc một bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh góp vốn, bên còn lại dùng vốn tự có của mình và vốn vay ngân hàng để xây dựng. Trong trường hợp doanh nghiệp liên doanh chấm dứt hoạt động thì theo quy định của pháp luật, bên nước ngồi có quyền quyết định phần tài sản thuộc sở hữu của mình theo một trong các cách sau: chuyển giao khơng bồi hồn cho Nhà nước Việt Nam; chuyển nhượng cho bên Việt Nam hoặc bán cho các bên khác theo giá thị trường. Như vậy, khách sạn này được xử lý theo một trong ba cách trên.

Khi nhận thế chấp khách sạn hình thành từ vốn vay ngân hàng, các TCTD thường chú trọng xem xét kỹ các điều kiện của tài sản bảo đảm mà không quan tâm đến các điều khoản trong hợp đồng liên doanh giữa các bên. Nếu khách sạn đáp ứng đủ các điều kiện mà TCTD đưa ra thì TCTD sẽ xét duyệt cho vay. Trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản mà bên thế chấp lâm vào tình trạng phá sản thì tài sản thế chấp có thể bị kê biên theo quy định của pháp luật theo quyết định của Thẩm phán. Và TAND TP.HCM đã tuyên giao cho ngân hàng quyền khai thác khách sạn thu hồi nợ chứ không giao khách sạn cho ngân hàng quản lý, khai thác và phát mãi để thu hồi nợ. Vì Thẩm phán phụ trách vụ án này cho rằng tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp này không phải là khách sạn hình thành trong tương lai mà chỉ là quyền khai thác khách sạn mà thôi47.

47

Nguyễn Cao Khơi (2007), “Tịa án khơng công nhận tài sản đảm bảo khi doanh nghiệp liên doanh / một

Như vậy các TCTD khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai trường hợp các bên liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh cần phải xem xét kỹ cả các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng và tài sản sẽ hình thành trong tương lai có đáp ứng được khả năng thu hồi nợ hay không.

Hơn nữa các TCTD cần phân loại khách hàng vay và vận dụng linh hoạt điều kiện về mức vốn tự có của khách hàng. Nếu khách hàng thân thiết, có uy tín với TCTD thì chỉ cần 15% mức vốn tự có trong tổng giá trị dự án đầu tư. Còn với những khách hàng mới hoặc có ít tín nhiệm hơn thì TCTD có thể u cầu mức vốn cao hơn 15% để nâng cao trách nhiệm của khách hàng. Đồng thời cũng phải tăng cường giám sát đối với tài sản hình thành từ vốn vay tránh tình trạng nâng khống vật liệu, hàng hóa để trục lợi.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 55 - 57)