Nguyên nhân phát sinh tranh chấp về lãi suất

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 41 - 42)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.1.3 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp về lãi suất

Khi ký kết HĐTD, các bên thỏa thuận với nhau về các điều khoản của hợp đồng trong đó bao gồm điều khoản về lãi suất tiền vay. Tại điều khoản này các bên sẽ thỏa thuận về lãi suất vay và cả lãi suất quá hạn tại thời điểm ký kết hợp đồng. Thời điểm bắt đầu tính lãi suất nợ quá hạn là khi đến kỳ hạn trả nợ mà bên vay không hồn trả được nợ mà cũng khơng được gia hạn nợ vay. Quy định như vậy nằm nâng cao trách nhiệm của bên vay trong việc hoàn trả vốn vay cho TCTD.

Nếu các bên có tranh chấp về lãi suất cho vay và mức lãi suất nợ quá hạn Tòa án sẽ căn cứ vào các văn bản pháp luật về lãi suất đối với các HĐTD mà giải quyết. Thế nhưng từ khi BLDS 2005 điều chỉnh cả vấn đề lãi suất cho vay của các TCTD thì có nhiều tranh cãi xung quanh các HĐTD đã ký kết trong thời gian qua có vi phạm pháp luật hay không, bởi mức lãi suất cơ bản lúc này là 8.75%/năm nhằm mục đích định hướng cho lãi suất trên thị trường. Thời gian qua các TCTD đã cho vay vượt mức 150% lãi suất cơ bản bởi như thế mới đảm bảo được hoạt động vì mức lãi suất huy động đã là gần 14%/năm.

Quy định này dường như buộc các TCTD phải vi phạm nếu muốn còn kinh doanh, khi phải lựa chọn giữa việc cho vay với lãi suất thấp cho đúng luật đồng nghĩa với việc kinh doanh không hiệu quả hoặc cho vay trên 13.1%/năm trong suốt năm 2007 vừa qua là phạm luật, thì hầu hết các TCTD đều phải lựa chọn phương án thứ hai. Bởi nếu chấp hành đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, dễ bị loại khỏi thương trường. Một khi bước vào thương trường thì phải chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, mà hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao. Tuy nhiên nói như vậy cũng khơng có nghĩ là khuyến khích sự vi phạm pháp luật chỉ vì muốn sinh lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. Chỉ với những sự nhập nhằng trong quy định của pháp luật mà muốn không bị loại khỏi thương trường các TCTD buộc phải chấp nhận việc sai pháp luật, các sai khơng thể có giải pháp nào khác hơn được.

Như vậy với những HĐTD đã ký kết trong suốt thời gian qua khi mà Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa công bố mức lãi suất mới gần hơn với lãi suất trên thị trường thì khi có tranh chấp xảy ra các bên khơng thể thỏa thuận được phải kiện ra tòa án liệu tòa án sẽ áp dụng quy định pháp luật như thế nào, tuyên HĐTD đã ký kết là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hay chấp nhận yêu cầu của TCTD buộc bên đi vay phải hoàn trả số dư nợ gốc và lãi phát sinh căn cứ theo những thỏa thuận trong HĐTD đã ký kết. Đây là một câu hỏi lớn chưa được giải đáp và còn gây nhiều tranh cãi. Pháp luật quy định một cách thiếu rõ ràng như vậy là một trong những nguyên nhân đưa đến tranh chấp HĐTD.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)