Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 57 - 59)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3.5Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.5Giải quyết tranh chấp liên quan đến việc gia hạn nợ và chuyển nợ quá hạn

chuyển nợ quá hạn:

Trong quan hệ vay vốn giữa khách hàng và các TCTD thì việc khách hàng chậm trả nợ là điều khó tránh khỏi. Khi đó TCTD sẽ thực hiện gia hạn nợ cho khách hàng có thời gian để sắp xếp trả nợ và lãi cho ngân hàng. Thơng thường để được gia hạn nợ, thì khách hàng sẽ phải làm đơn xin gia hạn nợ để có thời gian thu hồi vốn về trả cho TCTD. Việc gia hạn nợ cho khách hàng hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật48. Đối với cho vay ngắn hạn thời gian tối đa là 12 tháng, đối với cho vay trung hạn và dài hạn thì thời gian tối đa bằng ½ thời hạn cho vay thỏa thuận trong HĐTD.

Việc các TCTD gia hạn nợ cho khách hàng vay vốn sẽ tạo điều kiện cho họ có thêm thời gian trả nợ cho TCTD. Trên thực tế đã khơng ít trường hợp sau khi được gia hạn nợ, khách hàng đã trả được nợ và cũng khôi phục được sản xuất, kinh doanh thu được lãi. TCTD chỉ được gia hạn nợ cho khách hàng vay khi đã đi kiểm tra thực tế đối với khách hàng chưa trả được nợ, có đơn xin gia hạn nợ và đúng là do yêu cầu khách quan nên chưa thể trả nợ được cho TCTD, không nhất thiết phải gia hạn đúng thời gian trên mà chỉ gia hạn thời gian vừa đủ để khách hàng có thời gian trả nợ.

Khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết thì TCTD có quyền chuyển khoản vay đó sang nợ q hạn, tính lãi suất nợ q hạn kể từ ngày bên vay phải thực hiện nghĩa vụ nhưng đã khơng thực hiện. TCTD có quyền kết thúc HĐTD đó trước thời hạn vì khách hàng vay đã vi phạm thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng.

Theo HĐTD số 032/06/05GD ngày 31/08/2005thì NHTM cổ phần Phương Nam (gọi tắt là NH Phương Nam) cho bà Trần Thị Lý vay số tiền 2.556.000.000 đồng,

48

Khoản 2 Điều 1 Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN, ngày 03/02/2005 về việc

sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

thời hạn vay là 60 tháng, từ ngày 31/08/2006 đến ngày 31/08/2010. Mục đích vay vốn nhằm chuyển nhượng bất động sản, lãi suất là 1,2%/tháng. Từ ngày nhận tiền vay, NH Phương Nam đã nhiều lần tạo điều kiện và đơn đốc, nhắc nhở thanh tốn vốn và lãi vay hàng tháng nhưng bà Lý vẫn chưa thực hiện thanh toán cho NH Phương Nam. Do bị đơn vi phạm nghĩa vụ khơng thanh tốn nên ngun đơn u cầu Tịa án giải quyết buộc bị đơn thanh tốn vốn và tiền lãi vay tạm tính đến ngày 18/10/2006 là 2.894.256.200 đồng trong thời hạn sớm nhất đồng thời yêu cầu phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi số nợ trên.

HĐTD này được ký kết giữa pháp nhân là NH Phương Nam và bà Trần Thị Lý là cá nhân khơng có đăng ký kinh doanh nhưng có mục đích lợi nhuận nên đây là tranh chấp kinh doanh - thương mại, đồng thời bị đơn có địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh nên Tịa kinh tế TAND TP.HCM đã thụ lý vụ tranh chấp và đưa ra xét xử. Tại phiên tòa ngày 27/08/2007, NH Phương Nam yêu cầu bà Lý phải thanh toán HĐTD trên với tiền nợ gốc 2.427.000.000 đồng, tiền lãi trong hạn 504.199.600 đồng, lãi quá hạn 159.650.400 đồng, phạt chậm trả 97.640.500đồng. Tổng cộng bà Lý phải thanh toán cho NH Phương Nam số tiền là 3.188.490.500 đồng. Nhưng bà Lý yêu cầu không phải trả lãi quá hạn và lãi phạt theo yêu cầu của NH Phương Nam.

TAND TP.HCM nhận định việc bà Lý không trả tiền vay và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng là đã vi phạm hợp đồng, nên việc NH Phương Nam yêu cầu chấm dứt và thanh lý hợp đồng trước thời hạn là có căn cứ. Về yêu cầu hoàn trả nợ gốc và lãi trong hạn do hai bên đã có thống nhất nên tòa án đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, còn đối với lãi quá hạn thì căn cứ theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng và phù hợp với khoản 2 Điều 313 BLDS 1995, Điều 233 Luật thương mại 1997, bà Lý phải hoàn trả NH Phương Nam khoản tiền trên. Cịn về lãi phạt thì do bà Lý đã chịu lãi suất nợ q hạn nên khơng tính thêm tiền lãi phạt nữa. Như vậy tổng cộng bà Lý phải hoàn trả cho NH Phương Nam số tiền là 3.090.850.000 đồng và phải chịu lãi suất chậm trả tính tiếp từ ngày 28/08/2007 cho đến khi trả hết số nợ. Nếu bà Lý không thể trả nợ thì sẽ phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ cho NH Phương Nam.

Theo HĐTD trên đây thì do khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng nên NH Phương Nam đã quyết định chấm dứt hợp đồng và thu hồi vốn trước hạn. Đồng thời, Ngân hàng cũng chuyển khoản vay trên sang nợ quá hạn kể từ thời điểm đến hạn thanh toán tiền vốn và lãi theo thoả thuận nhưng bà Lý đã không thực hiện nghĩa vụ. Do đó phát sinh tranh chấp về khoản lãi quá hạn khi NH Phương Nam chuyển sang nợ quá hạn số tiền vay của bà.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 57 - 59)