Những nguyên nhân thông thường dẫn đến tranh chấp HĐTD

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 60 - 61)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.7 Những nguyên nhân thông thường dẫn đến tranh chấp HĐTD

HĐTD:

Nguyên nhân khách quan: do khách hàng vay vốn gặp rủi ro trong hoạt

động kinh doanh. Sự biến động và sức ép cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường hoặc môi trường kinh doanh làm cho doanh nghiệp khơng có khả năng thích ứng kịp thời, kinh doanh khó khăn dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn. Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp đi vay đang hoạt động kinh doanh bình thường nhưng do bản thân doanh nghiệp bị một số doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn quá mức dẫn đến mất khả năng thanh tốn thậm chí phá sản. Các bên không thoả thuận được với nhau về cách xử lý đối với tài sản bảo đảm nên tranh chấp phát sinh.

Nguyên nhân chủ quan:

Về phía khách hàng vay vốn: do doanh nghiệp quản lý việc sử dụng

nguồn vốn khơng hiệu quả, kế hoạch tài chính khơng phù hợp, khơng có thơng tin dự báo về ngành nghề kinh doanh nên đầu tư quá mức vào tài sản cố định, mở rộng quy mô kinh doanh khơng có kế hoạch. Nhiều doanh nghiệp khơng dự đoán đúng thị trường, mức bán hàng và doanh số; quyết định mua một khối lượng hàng hóa quá lớn, thanh tốn trả chậm; nhưng lại khơng thể bán được hàng, hoặc các nguyên nhân khác làm cho hàng hóa bị ứ đọng nên khơng thể thanh tốn được các khoản vay phục vụ cho mua hàng hóa. Cũng có trường hợp tranh chấp xảy ra do khách hàng vay muốn chiếm dụng vốn, họ hồn tồn có khả năng hồn trả cho TCTD nợ gốc và lãi tiền vay. Thế nhưng lại cố tình kéo dài thời gian khơng muốn hồn trả cho TCTD.

Về phía các TCTD cho vay: các TCTD tuy có tăng trưởng tín dụng

nhanh chóng trong thời gian qua nhưng chưa bổ sung được đầy đủ số cán bộ tín dụng đủ trình độ chun mơn cũng như có am hiểu về các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, do đó cơng tác kiểm tra trước khi cho vay và trong quá trình khách hàng vay vốn chưa thể thực hiện nghiêm túc.

Mặt khác, các TCTD cũng tồn tại những yếu kém, thiếu đồng bộ, nhất quán trong cơ chế, chính sách cho vay dẫn đến tình trạng cán bộ quản lý của TCTD lợi dụng kẽ hở khi cán bộ bị sa sút đạo đức và phẩm chất. Chẳng hạn khi cán bộ quản lý có quan hệ lợi ích với khách hàng vay vốn, nên dù khách hàng khơng đủ điều kiện vay vốn nhưng vì một lý do tế nhị nào đó khoản vay đã được phê duyệt, dẫn đến không thể trả được nợ cho TCTD và nếu khoản vay đó khơng có tài sản bảo đảm thì khả năng khơng thể thu hồi được nợ và nguy cơ mất vốn là rất cao. Những khoản vay tồn đọng không thể thu hồi có nguy cơ mất trắng đều do thẩm định sơ

sài, hồ sơ có vấn đề, thiếu kiểm sốt đồng thời cũng có sự bắt tay giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay.

 Sự ra đời của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và hình thức cho vay bằng tín chấp cũng góp phần làm cho tranh chấp xảy ra, bởi người đứng đầu các tổ chức này thường là những cán bộ chủ chốt của địa phương đã nghỉ hưu, có uy thế chính trị lớn, được sự ủng hộ của cấp Đảng ủy và chính quyền địa phương. Do đó sẽ tồn tại những khoản vay vị nể mặc dù khách hàng khơng có tài sản bảo đảm cũng như phương án trả nợ không mấy khả thi.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 60 - 61)