Tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề bảo lãnh vay vốn

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 53 - 55)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.4.2 Tranh chấp phát sinh liên quan đến vấn đề bảo lãnh vay vốn

vay vốn:

Trong quan hệ vay vốn ngân hàng thì bảo lãnh vay vốn là việc người thứ ba cam kết với TCTD (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay và tiền lãi phát sinh, nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà khách hàng vay (gọi là bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình45.

Khái niệm bảo lãnh trong Bộ luật dân sự 1995, Nghị định 165/1999/NĐ-CP; Nghị định 178/1999/NĐ-CP hồn tồn khơng đồng nhất với khái niệm bảo lãnh

44

http://vietbao.vn/Kinh-te/Ngan-hang-xiet-no-khi-Toa-dang-thu-ly-tranh-chap-no/20107619/88/

45

trong BLDS 2005 và Nghị định 163/2006-NĐ-CP. Theo BLDS 1995 bên nhận bảo lãnh (Tổ chức tín dụng cho vay) ln u cầu phía bảo lãnh phải có tài sản cầm cố, thế chấp nhằm tránh tình trạng bên bảo lãnh trốn tránh thực hiện nghĩa vụ. Cho dù đó là khoản vay được bảo lãnh bởi một Ngân hàng khác.

Ngày 11/01/1997, Cơ sở Kiến Hoa ký kết HĐTD với Ngân hàng TMCP phát triển Nhà TP.HCM (gọi tắt là NH phát triển Nhà) vay 2 tỷ đồng trong thời hạn 6 tháng, lãi suất trong hạn là 1,35%/tháng, lãi suất quá hạn là 1,87%/tháng. Khoản vay này được bảo lãnh bởi “thư giới thiệu và bảo lãnh” của Ngân hàng TMCP Việt Hoa (gọi tắt là NH Việt Hoa), đồng thời phía NH Việt Hoa dùng căn nhà số 9, Lý Thường Kiệt, phường 7, Quận 11 do ông Lâm Vĩnh và bà Phan Huê làm đứng tên chủ sỡ hữu làm tài sản thế chấp. NH phát triển Nhà đã cho vay bằng séc lãnh tiền mặt. Tuy nhiên khi đến hạn thanh tốn, Cơ sở Kiến Hoa đã khơng trả được vốn và lãi vay cho NH phát triển Nhà, vì thế NH phát triển Nhà đã khởi kiện Cơ sở Kiến Hoa ra Tòa án yêu cầu Cơ sở này phải thanh toán cả vốn vay và lãi tạm tính đến ngày 15/09/1998 là 2.403.209.677 đồng. Nếu Cơ sở Kiến Hoa khơng có khả năng thanh tốn đươc nợ thì buộc NH Việt Hoa trả thay với tư cách người bảo lãnh.

Như vậy, trách nhiệm của người bảo lãnh chỉ phát sinh khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nghĩa vụ thanh toán nợ vay đối với TCTD trước hết thuộc về bên trực tiếp ký kết trong HĐTD.

Theo Nghị định 163 thì bảo lãnh là biện pháp bảo đảm không bằng tài sản mà bảo đảm thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Cũng theo quy định của Nghị định 163 khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thơng báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời gian hợp lý kể từ thời điểm được thông báo về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Tuy nhiên trên thực tế khi nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh bên bảo lãnh thường trì hỗn việc thực hiện nghĩa vụ của mình, kể cả khi nhận được thông báo của TCTD yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Nghị định khơng có quy định nào về thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà để cho các bên tự thỏa thuận với nhau, tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên trong quan hệ tín dụng. Để tránh rủi ro phát sinh trên thực tế và việc bên bảo lãnh trốn tránh nghĩa vụ các bên cần phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu bên bảo lãnh chậm thực hiện nghĩa vụ thanh tốn thì phạm vi nghĩa vụ này sẽ tăng lên bởi lãi quá hạn tăng lên tương ướng với thời gian chậm thực hiện nghĩa vụ.

Theo quy định hiện hành của pháp luật nếu như bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh tốn cho bên nhận bảo lãnh. Khi đó TCTD sẽ có quyền xử lý tài sản

của bên bảo lãnh theo thỏa thuận của hai bên về thời gian, địa điểm và phương thức xử lý; nếu như các bên khơng thỏa thuận được thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện ra tịa án 46.

Đặc biệt với hình thức bảo lãnh trong thời gian qua đã có nhiều vụ lừa đảo liên quan đến hình thức vay vốn có bảo đảm bằng bảo lãnh. Hàng loạt vụ lừa đảo xảy ra với nạn nhân là những người dân chất phác hiền lành. Số lượng tiền vay dưới hình thức bảo lãnh do các “cị tín dụng” bắt tay với một số cán bộ tín dụng biến chất là khơng hề nhỏ, khi đó khoản tiền mà ngân hàng đã cho vay có nguy cơ mất trắng. Bởi khi chấp nhận cho vay vốn bằng bảo lãnh quyền sử dụng đất thì khi tiếp nhận hồ sơ chỉ khi nghi ngờ là có tranh chấp thì mới xuống tận nơi để kiểm tra mà thơi. Do đó hình thức bảo lãnh tiềm tàng nguy cơ rủi ro cao hơn các loại hình bảo đảm tiền vay khác.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)