Tranh chấp về lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 38 - 41)

b. Quy định của Bộ luật TTDS về thời hiệu khởi kiện của các tranh chấp

2.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp HĐTDNH tại Tòa án

2.3.1.2 Tranh chấp về lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng tín dụng

Trong hợp đồng tín dụng thì mức lãi suất nợ quá hạn đã được các bên thỏa thuận, được quy định rõ trong điều khoản về lãi suất vay vốn bởi trường hợp đến hạn mà khách hàng chưa trả được nợ không phải là hiếm thấy, TCTD phải dự

23 Ths. Đoàn Thái Sơn (2007), “Bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng”, Tạp chí

ngân hàng, (10), tr.1-4.

24

Luật sư Lưu Trường Hận, 2008, “Bàn về lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật dân sự”, tạp chí ngân hàng số 08, tr. 35.

phịng trước những trường hợp này. Lãi suất nợ quá hạn còn gọi là lãi chậm trả đối với khoản nợ gốc q hạn, đó là việc TCTD tính và thu một khoản tiền (gọi là tiền lãi chậm trả) đối với khách hàng khi họ không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ trả nợ của mình đúng thời hạn. Theo quy định hiện hành về Quy chế cho vay của TCTD thì việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thỏa thuận trong HĐTD trên cơ sở phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật25.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ dư nợ gốc và lãi đều đã quá hạn thanh toán theo cam kết trong HĐTD. Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn là ngày tiếp theo ngay sau ngày đến kỳ hạn trả nợ ghi trong hợp đồng, mức lãi suất này phải phù hợp quy định pháp luật. Nếu khách hàng chậm trả tiền nợ gốc thì TCTD sẽ thực hiện tính lãi trên cơ sở số dư nợ gốc, số ngày chậm trả và mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn. Nếu khách hàng chậm trả nợ lãi thì TCTD sẽ thực hiện tính lãi trên cơ sở số tiền lãi chậm trả với lãi suất chậm trả hoặc theo mức tính lãi chậm trả đối với nợ lãi vốn vay được thỏa thuận trong HĐTD. Nếu khách hàng chậm trả đồng thời cả nợ gốc và lãi, TCTD sẽ thực hiện tính lãi chậm trả cho hai khoản nợ gốc và lãi. Số tiền lãi chậm trả trong trường hợp này bao gồm số tiền lãi chậm trả gốc cộng với số tiền lãi chậm trả nợ lãi 26.

Như vậy khi giải quyết tranh chấp HĐTD Tòa án sẽ tuyên buộc bên vay phải hoàn trả cho các TCTD nợ gốc và lãi trong hạn cộng với nợ lãi quá hạn kể từ ngày khoản nợ đó bị chuyển sang nợ quá hạn cho đến khi bản án được thi hành xong theo quy định về lãi suất của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Bản án sau đây minh chứng cho cách giải quyết tranh chấp về lãi suất:

Theo hợp đồng tín dụng đã ký kết số TC:90000 283 thì Quỹ tín dụng nhân dân trung ương chi nhánh A sẽ cho bà B vay số tiền là 50.000.000 đồng với lãi suất trong hạn là 1.15%/tháng, lãi suất nợ quá hạn là 1.725%/tháng. Thời hạn vay là 12 tháng từ 04/11/2004 đến 04/11/2005. Ngân hàng đã hoàn tất việc giải ngân cho khách hàng. Đến thời hạn thanh toán nhưng bà B đã không thực hiện đúng nghĩa vụ trả lãi và nợ gốc. Do đó ngân hàng đã khởi kiện đến TAND TP.HCM yêu cầu bà B phải hoàn trả cho ngân hàng tổng số tiền là 76.018.750 đồng. TAND TP.HCM đã thụ lý vụ kiện và đưa ra xét xử ngày 10/09/2007, Tòa án đã tuyên chấp nhận yêu cầu của ngân hàng buộc bà B phải hoàn trả cho ngân hàng số tiền trên. Trong đó tiền nợ gốc là 50 triệu đồng, tiền lãi trong hạn là 6.900.000 đồng, tiền lãi

25 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN, ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy

chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNVN, ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

26

Phúc đáp Công văn số 390/2007/NHNA_06 ngày 30/10/2007 của NHTM cổ phần Nam Á về việc tính lãi chậm trả đối với các khoản nợ quá hạn.

do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền từ 05/11/2005 đến ngày xét xử sơ thẩm 10/09/2007 là 19.118.750 đồng.

Vụ tranh chấp này phát sinh khi BLDS 2005 chưa có hiệu lực thi hành, Tồ án đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 10/09 /2007, BLDS 2005 đã có hiệu lực thi hành do đó TAND TP.HCM đã áp dụng các quy định về lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn theo quy định của BLDS 1995 và các văn bản pháp luật về lãi suất cho vay của TCTD tại thời điểm xác lập hợp đồng để chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Các HĐTD được giao kết trong những năm gần đây khi BLDS 2005 ra đời và có hiệu lực thi hành, Ngân hàng nhà nước đã khơng cịn quy định khung lãi suất cho vay mà chỉ quy định mức lãi suất cơ bản, từ đó các TCTD sẽ tự đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình, khi đó lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay thỏa thuận trong hợp đồng. “Mức lãi suất áp dụng đối

với khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong HĐTD nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong HĐTD”27.

Ngày 16/11/2005 Ông Nguyễn Văn Đức có thỏa thuận vay của Ngân hàng TMCP Phương Nam số tiền 130.000.000 đồng, lãi suất trong hạn là 1,05%/tháng, lãi suất nợ quá hạn là 1,575%/tháng với thời hạn vay là 12 tháng, ngày 15/11/2006 là ngày kết thúc hợp đồng.

Tuy nhiên đến hạn thanh toán nợ vay Ơng Đức vẫn khơng thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó NH TMCP Phương Nam đã khởi kiện ra Tịa án u cầu ơng Đức phải thanh tốn cho mình khoản tiền cả vốn lẫn lãi là 166.604.750 đồng. Ông Đức chỉ đồng ý thanh toán cho NH số tiền vốn vay và lãi trong hạn là 16.607.500 đồng.

Việc vay nợ của ông Đức theo thỏa thuận đến ngày 15/11/2006 phải thanh tốn cả vốn và lãi thế nhưng ơng đã không thực hiện cam kết làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NH, do đó yêu cầu thanh tốn tiền lãi nợ q hạn của NH là hồn toàn đúng pháp luật (theo Điều 474 BLDS 2005). Tịa án đã tun buộc ơng Đức phải thanh toán cho NH tổng số tiền còn nợ bao gồm nợ gốc, nợ lãi trong hạn và nợ lãi quá hạn là 166.604.750 đồng.

Ngày 16/07/2008, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã có Cơng văn số 6486/NHNN-CSTT gửi các TCTD về việc áp dụng lãi suất đối với khoản nợ gốc quá hạn. Theo Công văn, Thống đốc nêu rõ mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc do TDTD ấn định và thỏa thuận với khách hàng vay trong hợp đồng. Tuy nhiên, mức này không được vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng28. Như vậy theo mức lãi suất cơ

27

Điều 11 Quy chế cho vay ban hành kèm Quyết định 1627

28

bản mới này thì lãi suất nợ quá hạn mà các TCTD sẽ áp dụng đối với khách hàng không vượt quá 27%/năm.

Một phần của tài liệu Tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng nguyên nhân và kinh nghiệm giải quyết qua thực tiễn tại tòa án (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)