Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 104 - 146)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.5.3. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo

mổ bán buôn và bán lẻ nên tổng giá trị gia tăng được tạo ra trong chuỗi cũng tăng lên rất nhiều, tính bình quân/100kg thịt lợn hơi thì tổng giá trị gia tăng trong chuỗi là 1.086,63 nghìn đồng.

Ở kênh tiêu thụ thứ 3 ta thấy, do có sự xuất hiện của tác nhân là các hộ chế biến nên nó đẩy giá trị gia tăng của chuỗi lên là 1.412,918 nghìn đồng/100kg lợn hơi. Do đó, xét các kênh ta có thể thấy ở kênh 1 công ty C.P có lợi nhuận cao nhất, do giảm được chi phí qua các khâu trung gian, hơn nữa theo mô hình kinh doanh chăn nuôi khép kín của công ty, thì các sản phẩm gia công lợn của công ty đều tiêu thụ theo kênh này, vì càng nhiều tác nhân tham gia thì giá trị gia tăng của công ty/100 kg lợn hơi càng giảm và lợi nhuận cũng giảm. Nói tóm lại, qua phân tích các kênh tiêu thụ cho thấy, dù tiêu thụ trực tiếp hay qua các tác nhân trung gian thì công ty C.P vẫn là tác nhân có lợi nhuận cao nhất, điều càng chứng tỏ các hộ gia công lợn và người tiêu dùng là những người chịu thiệt nhiều nhất.

3.5.3. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ tiêu thụ

Để thấy được cụ thể sự thay đổi về giá cũng như giá trị gia tăng qua các kênh tiêu thụ, chúng tôi tổng hợp sự hình thành chuỗi giá bán và giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi lợn gia công qua các kênh theo bảng 3.27 như sau:

Qua bảng 3.27 cho thấy được sự thay đổi về giá bán cuối cùng của thịt lợn qua từng kênh. Ở kênh 1, kênh ít tác nhân tham gia nhất, giá bán cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả là 4.250 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian là 3.473,6 nghìn đồng và tạo ra giá trị gia tăng là 776,4 nghìn đồng. Xét về khía cạnh người tiêu dùng thì chi phí mua hàng ở kênh 1 là thấp nhất, nên kênh 1 có hiệu quả về chi phí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.27. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ (Tính bình quân cho 100 kg lợn hơi)

Diễn giải ĐVT Công ty C.P Hộ giết mổ, BB Hộ bán lẻ Hộ chế biến Chuỗi giá trị Kênh 1 PS (giá bán) 1000đ 4.250 4.250 IC 1000đ 3.473,6 3.473,6 VA 1000đ 776,4 776,4 %VA % 100 100 Kênh 2 PS (giá bán) 1000đ 4.250 4.340 4.455 4.455 IC 1000đ 3.473,6 4.195,21 4.289,56 3.368,37 VA 1000đ 776,4 144,79 165,44 1.086,63 %VA % 71,45 13,32 15,23 100 Kênh 3 PS (giá bán) 1000đ 4.250 4.340 4.455 4.787 4.787 IC 1000đ 3.473,6 4.195,21 4.289,56 4.460,712 3.374,082 VA 1000đ 776,4 144,79 165,44 326,288 1.412,918 %VA % 54,95 10,25 11,71 23,09 100

(Nguồn tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Tại kênh 2, ta có thể thấy sự thay đổi về giá rõ rệt hơn khi có sự tham gia của tác nhân là các hộ giết mổ, bán buôn vá các hộ bán lẻ nên giá bán của sản phẩm thịt lợn tăng lên là 4.455 nghìn đồng, chi phí trung gian là 3.368,37 nghìn đồng và tạo ra giá trị gia tăng là 1.086,63 nghìn đồng. Như vậy, từ kênh này giá bán đã cao hơn kênh 1, và chi phí cũng tăng lên, do đó người tiêu dùng sẽ phải mua thịt lợn với giá cao hơn.

Tại kênh 3, giá bán thay đổi rất nhiều do hình thức chế biến của các tác nhân hộ chế biến xuất hiện nên giá bán các sản phẩm cao hơn rất nhiều với giá là 4.787 nghìn đồng, chi phí trung gian cũng rất cao là 3.374,082 nghìn đồng, tạo ra giá trị gia tăng là 1.412,918 nghìn đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Như vậy, qua phân tích ta có thể thấy, tại kênh 3 do sự tham gia đầy đủ của các tác nhân nên giá trị tạo ra tại kênh này rất cao, hơn nữa giá bán sản phẩm thịt lợn ở kênh này giá cũng cao nhất, chủ yếu là do chi phí trung gian cao, giá trị gia tăng lớn. Do đó, nếu người tiêu dùng mua sản phẩm thịt lợn theo kênh này thì sẽ chịu giá cao nhất, và bị thiệt nhiều nhất, và giá trị gia tăng cao nhất nên kênh này cho hiệu quả về giá trị kinh tế.

3.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến ngành chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn huyện Việt Yên - Bắc Giang

3.6.1. Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi gia công của các tác nhân nuôi gia công của các tác nhân

Xác định các yếu tố thuận lợi và khó khăn của các tác nhân sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp cũng như hoạch định những chính sách phát triển hình thức chăn nuôi mới này. Mặc dù tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi gia công các tác nhân đều thu được hiệu quả. Tuy nhiên, tất cả các tác nhân khi tham gia vào chuỗi giá trị đều có những khó khăn, thuận lợi riêng, cụ thể:

* Đối với công ty C.P

Khi tham gia vào chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn gia công, công ty C.P đóng vai trò rất quan trọng, nhưng cũng có những khó khăn và thuận lợi như sau:

+ Thuận lợi: Có thể nói trong các doanh nghiệp ở Việt Nam công ty C.P được xếp vào top thứ 23 trong số 500 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, các hoạt động ở thị trường Việt Nam không chỉ là kinh doanh chăn nuôi, sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản mà còn kết hợp với chế biến các sản phẩm tạo nên một mô hình kinh doanh khép kín. Sở dĩ như vậy là do các điều kiện thuận lợi sau: - Khi tham gia vào chuỗi giá trị, công ty C.P không mất các chi phí như thuê đất, nộp thuế, đầu tư trang trại và trang thiết bị ban đầu, tất cả những vấn đề đầu tư ban đầu do các hộ chăn nuôi bỏ ra. Như vậy, phần lớn chi phí để mở rộng kinh doanh công ty không phải chịu.

- Phát triển sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi thuận lợi do chi phí cho các nguyên liệu đầu vào rẻ, đặc biệt các nhà máy chế biến thức ăn gia súc của công ty đều đặt ở nơi trung tâm của những vùng nguyên liệu như Sơn La, rất thuận lợi cho việc thu mua Ngô, sắn,.... giá rẻ để chế biến thức ăn chăn nuôi với chi phí thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Sự phát triển của công ty đã chiếm được phần lớn thị phần thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

- Có lực lượng kỹ sư tốt, phục vụ và quản lý trực tiếp tại các trang trại. - Nhu cầu về nguồn thức ăn đầu vào của các hộ chăn nuôi rất lớn, trong khi đó giá cả thức ăn luôn tăng đã đẩy người dân đến việc liên kết, hợp tác nuôi gia công cho công ty.

+ Khó khăn: Bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì công ty cũng gặp không ít những khó khăn:

- Thời tiết khắc nghiệt làm dịch bệnh xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của công ty.

- Thu hút các hộ chăn nuôi tham gia chăn nuôi gia công khó khăn, do yêu cầu vốn ban đầu cao, nhiều hộ gia đình không có khả năng vốn để đầu tư.

- Cạnh tranh với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi khác trên địa bàn. - Giá cả thị trường bất ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến khâu tiêu thụ các sản phẩm của công ty.

- Khó quản lý việc thực hiện hợp đồng của các trang trại chăn nuôi, nhiều hoạt động lợi dụng lấy giống ngoài thị trường vào nuôi ở trang trại bằng thức ăn của công ty cung cấp.

* Đối với các hộ chăn nuôi gia công

Khi tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi gia công, các hộ chăn nuôi cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định, cụ thể như sau:

+ Thuận lợi:

- Khi tham gia vào mô hình chăn nuôi gia công, các hộ an tâm sản xuất mà không lo các yếu tố bất ổn của thị trường đầu vào các yếu tố sản xuất, và đầu ra cho các sản phẩm.

- Được hỗ trợ kỹ thuật cũng như thuốc thú y nên ít gặp các rủi ro về dịch bệnh hơn.

- Được cung cấp nguồn giống tốt, cho năng suất cao.

- Được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để xây dựng trang trại ban đầu. + Khó khăn:

- Thiếu vốn đầu tư sản xuất, do yêu cầu khi tham gia vào mô hình chăn nuôi gia công nên các hộ tham gia phải cần có lượng vốn rất lớn, đây là một khó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn khăn chung của tất cả các hộ, nhiều hộ muốn tham gia nuôi gia công cũng rất khó vì không có vốn đầu tư. Hơn nữa, dù có chính sách ưu tiên vay vốn, nhưng các hộ đều phải thế chấp ngân hàng, hầu hết là thế chấp đất đai, tuy nhiên giá trị đất đai lại không cao, thời hạn vay vốn ngắn gây khó khăn cho việc định hướng phát triển lâu dài của các hộ.

- Giá gia công thấp nên lợi nhuận không cao, kể cả khi giá cả các sản phẩm thịt lợn trên thị trường tăng thì các hộ cũng không được tăng giá gia công theo hợp đồng, và phải tham gia mãi mãi cho đến khi kết thúc hợp đồng cho dù lãi quá ít so với đầu tư ban đầu.

- Trình độ chuyên môn của các chủ trang trại chăn nuôi chưa cao, phần lớn là chưa qua đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý trang trại nên điều hành quản lý sản xuất chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm.

- Yêu cầu về vấn đề xử lý môi trường trong chăn nuôi là rất quan trọng, tuy nhiên do thiếu vốn đầu tư nên các trang trại chăn nuôi vẫn chưa quan tâm đúng mức đến công tác xử lý môi trường, do vậy làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khiến cho dân cư phản ánh gây khó khăn cho quá trình quản lý.

* Đối với các hộ giết mổ, bán buôn, bán lẻ và chế biến

Các tác nhân là các hộ giết mổ, bán buôn, bán lẻ và chế biến khi tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi gia công đều có những thuận lợi, khó khăn như sau:

+ Thuận lợi:

- Có nguồn hàng và nguyên liệu dồi dào.

- Trên địa bàn có nhiều các trang trại chăn nuôi nên giảm được chi phí vận chuyển.

- Có thị trường tiêu thụ rộng, do trên địa bàn có nhiều các nhà máy công nghiệp, số lượng người tiêu dùng lớn.

- Giao thông thuận lợi cho việc giao lưu và vận chuyển sản phẩm tới các địa phương khác tiêu thụ.

+ Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, khi tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi gia công các hộ giết mổ, bán buôn, bán lẻ và chế biến cũng có những khó khăn nhất định như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Thiếu vốn để mở rộng sản xuất và kinh doanh, hầu hết các hộ muốn mua lợn của các trang trại gia công phải có hợp đồng, phải thanh toán tiền trước khi bắt lợn hơi, nên nếu thiếu vốn các hộ sẽ không chủ động được hoạt động kinh doanh.

- Thị trường có nhiều biến động về giá nên hiệu quả kinh tế thu được không ổn định.

- Chịu sự cạnh tranh lớn.

- Tình trạng hàng ế, nợ đọng tiền của khách hàng, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe, việc đăng ký sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn,...

3.6.2. Phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công tại huyện Việt Yên nuôi gia công tại huyện Việt Yên

Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công khá phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân nông thôn, đồng thời phát triển được mô hình kinh tế hợp tác “4 nhà” trong nông nghiệp, nông thôn. Để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các tác nhân khi tham gia chỗi giá trị, từ đó đưa ra những giải pháp cho hợp lý, chúng tiến hành tổng hợp và phân tích SWOT như sau:

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Chăn nuôi gia công chủ yếu là sản xuất các giống lợn ngoại, và các giống của công ty tự sản xuất, lai tạo nên cho năng suất cao (trung bình trọng lượng từ 110 - 120kg/con lợn hơi).

- Chủ động được nguồn thức ăn cũng như các yếu tố đầu vào của sản xuất. - Đầu ra ổn định, ít rủi ro hơn so với việc chăn nuôi lợn theo hình thức tự do. - Tạo ra thu nhập tương đối ổn định cho các hộ tham gia chăn nuôi gia công lợn.

- Quy mô chăn nuôi lớn (trung bình 600 - 2500 lợn nái sinh sản, và từ 1000 - 10.000 con lợn thịt) nên đòi hỏi đầu tư vốn ban đầu rất lớn, trang thiết bị hiện đại, có địa điểm rộng để sản xuất.

- Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên hay có dịch bệnh xảy ra làm giảm hiệu quả sản xuất.

- Giá gia công rất thấp nên hiệu quả kinh tế thu được so với vốn đầu tư ban đầu của các hộ là rất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Có thị trường tiêu thụ rộng, có điều

kiện giao thông thuận lợi cho việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm ra các vùng, các địa phương khác.

- Vấn đề xử lý môi trường tại các trang trại chăn nuôi vẫn chưa được đảm bảo gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh.

- Chủ trang trại thiếu kinh nghiệm quản lý nên hao hụt/lứa còn cao nên lợi nhuận thu được thấp.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Tạo cơ hội phát triển kinh tế cho người dân nông thôn trên chính quê hương của họ.

- Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn (trung bình mỗi trang trại cũng cần đến khoảng 25 – 30 công nhân) với quy mô 3000 – 5000 con lợn thịt. - Có nhiều chính sách ưu tiên nên có cơ hội được vay vốn ưu đãi để phát triển mô hình kinh tế trang trại trong chăn nuôi.

- Mạng lưới các kênh phân phối phát triển tạo điều kiện phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm.

- Với sự đảm bảo ổn định đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, hạn chế được tối đa rủi ro do mô hình khép kín sẽ thu hút được nhiều hộ tham gia chăn nuôi gia công lợn trong thời gian tới. - Nhu cầu của thị trường trong nước cũng như trên thế giới ngày càng cao về các sản phẩm chế biến, cũng như các sản phẩm tươi sống ngày càng lớn.

- Do điều kiện khí hậu, nên dịch bệnh xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho công tác kiểm dịch và phòng bệnh.

- Chịu sự cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh về giá so với các sản phẩm nội địa nuôi theo hình thức tự do.

- Các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường ngày càng chặt chẽ.

- Thời hạn vay vốn ngắn nên gây khó khăn cho việc xây dựng định hướng phát triển lâu dài.

- Nhiều chủ trang trại có tư tưởng phá hợp đồng khi giá cả thị trường gia tăng, và lãi suất thu được không cao.

- Các sản phẩm chế biến chịu sự quản lý chặt chẽ của những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Qua việc xây dựng ma trận SWOT, chúng tôi kết hợp từng đôi một như sau: S và O; W và T; S và T; W và O. Cách phân tích này sẽ giúp cho việc đưa ra những định hướng giải pháp thích hợp để phát triển mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trong thời gian tới. Cụ thể ma trận SWOT

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 104 - 146)