Một số khái niệm dùng cho tính toán

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 28 - 31)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.1.3.Một số khái niệm dùng cho tính toán

* Giá trị sản xuất (GO- Gross Output)

Là doanh thu (hoặc đầu ra) của từng tác nhân, được tính bằng lượng sản phẩm nhân với đơn giá. Để đơn giản, người ta chỉ xem xét những sản phẩm chính. Trong phân tích ngành hàng, giá trị sản phẩm sẽ được phân tích khác nhau trong phân tích tài chính và phân tích kinh tế.

* Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost)

Là chi phí về những yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Chi phí trung gian trong ngành hàng được tính theo chi phí vật chất của luồng vật chất tạo nên sản phẩm. Sản phẩm của các tác nhân đứng trước thuộc chi phí trung gian của các tác nhân đứng liền kề sau nó. Các chi phí trung gian khác là những chi phí ngoài ngành.

* Giá trị gia tăng (VA- Value Added)

- Là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt động kinh tế về việc sử dụng tài sản cố định, vốn và đầu tư lao động dưới ảnh hưởng của chính sách thuế của Nhà nước.

- Công thức tính: VA = GO – IC. Giá trị gia tăng VA có thể bằng 0, dương hoặc âm.

Giá trị gia tăng là phần không tính trùng giữa các tác nhân. Vì vậy, trong nền kinh tế quốc dân, tập hợp toàn bộ giá trị gia tăng của mọi tác nhân sẽ tạo nên tổng sản phẩm quốc dân của đất nước (GNP = ∑ VA). Như vậy, nếu một tác nhân nào đó có VA > 0 thì nghĩa là tác nhân đó đã góp phần tạo nên GNP cho nền kinh tế.

Trong chuỗi giá trị, giá trị gia tăng là thước đo về giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Khái niệm này tương đương với tổng giá trị được tạo ra bởi những người vận hành chuỗi (doanh thu của chuỗi = giá bán cuối cùng * số lượng bán ra). Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp, và giá của những hàng trung gian mua từ những nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ không được coi là mắt xích trong chuỗi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Nói tóm lại, “giá trị mà được cộng thêm vào hàng hoá hay dịch vụ tại mỗi khâu của quá trình sản xuất hay tiêu thụ mặt hàng đó” (Mc Cormick/Schmitz). Một phần của giá trị gia tăng được tạo ra được giữ lại trong chuỗi, còn một phần khác thì được giữ lại bởi những nhà cung cấp nằm ngoài chuỗi.

- Các bộ phận của giá trị gia tăng:

+ Chi phí về tiền lương và phụ cấp (W-Wage)

+ Thuế và các khoản phải nộp (T- Taxes): Là các khoản thuế và các khoản phải nộp mà các tác nhân phải đóng góp cho Nhà nước.

+ Chi phí khác về tài chính (FF- Financial Fee): Là khoản trả lãi tiền vay, nộp bảo hiểm và các chi phí tài chính khác của các tác nhân. Nếu tác nhân chỉ sử dụng vốn tự có, không phải trả lãi tiền vay thì sẽ không có chi phí về tài chính.

+ Lãi gộp (GPr- Gross Profit): Là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tiền thuê lao động, thuế và các chi phí tài chính.

GPr = VA - (W + T + FF)

Nếu lãi gộp > 0 có nghĩa là tác nhân đã thu được khoản lãi trong kinh doanh. Lãi gộp GPr là yếu tố linh hoạt, nó biến đổi theo sự biến đổi của các đẳng thức trên. Cũng như giá trị gia tăng, lãi gộp cũng có thể âm, dương hoặc bằng 0.

Lãi gộp GPr bao gồm 2 đại lượng là hao mòn tài sản cố định và lãi ròng. + Hao mòn tài sản cố định (A- Amotization) được tính hàng năm nhằm mục đích tái sản xuất tài sản cố định.

Có ba phương pháp tính khấu hao, đó là: khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần, khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra.

Để đơn giản, trong nghiên cứu này chúng tôi tính khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Mức khấu hao trung bình hàng năm của chuồng trại được tính bằng nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ) chia cho số năm khai thác.

Để tính nguyên giá TSCĐ là chuồng trại chăn nuôi phải tập hợp tất cả các chi phí xây dựng vào tài khoản 241 sau đó mới hình thành tài sản cố định. Thời điểm ghi nhận TSCĐ là thời điểm kết thúc giai đoạn xây mới, đưa chuồng trại vào khai thác. Các chi phí sửa chữa nhỏ trong giai đoạn sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn tính vào chi phí hoạt động trong kỳ.

+ Lãi ròng NPr (Net Profit): Là phần lãi sau khi lấy lãi gộp trừ đi phần hao mòn tài sản cố định. NPr = GPr - A

Lãi ròng cũng có thể là số dương, âm hay bằng 0. Lãi ròng là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là phần thu được của các tác nhân sau khi trừ đi toàn bộ mọi chi phí và các khoản phải nộp. Thông thường các tác nhân sử dụng lãi ròng NPr vào việc mở rộng sản xuất hoặc nâng cao đời sống.

1.1.4.

Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi thường được sử dụng cho các công ty, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước... Bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị áp dụng trong nông nghiệp mang nhiều ý nghĩa đó là:

- Thứ nhất: Phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể.

- Thứ hai: phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong viêc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia chuỗi. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là về nông nghiệp) khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa.

- Thứ ba: Phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp chuỗi giá trị.

- Thứ tư: phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị chuỗi giá trị.

Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các chương trình, dự án hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định, bền vững. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên quan điểm toàn diện, phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công sẽ cho phép chỉ ra những tồn tại, bất cập trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn quá trình hoạt động của chuỗi, hạn chế trong quá trình giao dịch, phân phối lợi nhuận, mối liên kết và thông tin giữa các tác nhân để đưa ra giải pháp thúc đẩy chuỗi giá trị làm cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 28 - 31)