Chi phí và lợi nhuận của Công ty CP Việt Nam khi tham gia chuỗi

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 72 - 76)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.1. Chi phí và lợi nhuận của Công ty CP Việt Nam khi tham gia chuỗi

3.4.1.1. Đặc điểm chung về công ty CP

Tập đoàn C.P (Charoen Pokphan) là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong những tập đoàn mạnh của Thái Lan trong lĩnh vực công – nông nghiệp, điển hình là lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm chất lượng cao và an toàn cho nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với kinh nghiệm qua hơn 80 năm phát triển sản xuất kinh doanh, hiện nay tập đoàn CP Thái Lan đã mở rộng địa bàn hoạt động đến 20 quốc gia khác nhau với 200 công ty thành viên và thu hút nguồn lao động là 200.000 người.

C.P Việt Nam là một trong những thành viên của tập đoàn C.P Thái Lan, được cấp giấy phép đầu tư số 545A/GP vào năm 1993 với hình thức 100% vốn nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam hiện nay bao gồm: Hạt giống, thức ăn chăn nuôi và thủy sản, giống heo, gà và thủy sản, thiết bị chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, nuôi gia công heo, gà và chế biến thực phẩm.

Công ty C.P. Việt Nam bắt đầu phát triển hệ thống chăn nuôi lợn gia công với người chăn nuôi Việt Nam từ năm 2001, đến nay đã có trên 60.000 lợn nái các loại thuộc các cấp giống khác nhau như GGP (giống cụ kỵ), GP (giống ông bà) và PS (giống bố mẹ), hàng năm cung cấp hàng triệu lợn con giống cho thị trường.

Công ty C.P. Việt Nam đang tiếp tục mở rộng hệ thống chăn nuôi lợn gia công với hộ nông dân trên địa bàn toàn quốc. Để thực hiện chăn nuôi gia công, hộ nông dân cần có diện tích đất phù hợp với quy mô chăn nuôi, ở khu vực an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư và các trại chăn nuôi khác, có cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nguồn điện và nguồn nước. Đặc biệt công ty chú trọng ưu tiên phát triển chăn nuôi gia công ở những khu vực không có lợi thế trồng trọt (như đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, năng suất cây trồng thấp) với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng phân hữu cơ từ chăn nuôi cho cây trồng để tăng năng suất cây trồng, đồng thời thúc đẩy hình thành hệ thống cây trồng - vật nuôi mới.

Trong quá trình sản xuất, hộ nuôi gia công sẽ cung cấp lao động, trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi. Công ty C.P. có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc-xin đến hộ gia công. Công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền nuôi gia công theo kết quả chăn nuôi của hộ gia công.

Hệ thống chăn nuôi lợn của C.P. được tổ chức theo 2 loại hình chính là chăn nuôi lợn nái sinh sản và chăn nuôi lợn con giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng. Hệ thống chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 600 con đến 2.400 con/trại. Hệ thống chăn nuôi lợn sau cai sữa được tổ chức với quy mô từ 1.000 con 10.000 con/trại. Định mức lao động 60 lợn nái/lao động hoặc 1.000 lợn sau cai sữa/lao động. Bằng hệ thống này, người chăn nuôi gia công có thể tham gia một trong hai loại hình chăn nuôi khác nhau (như chăn nuôi lợn nái sinh sản hoặc chăn nuôi lợn sau cai sữa) với nhiều quy mô khác nhau tùy thuộc vào khả năng đầu tư. Trại nuôi gia công có thể là của một hộ hoặc của nhiều hộ dưới hình thức góp vốn cổ phần. Hệ thống chăn nuôi này còn được gọi là hệ thống 2 điểm (Two-site production system).

Trong quá trình chăn nuôi, công ty chịu trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi của nông họ thông qua đội ngũ kỹ sư chăn nuôi và bác sỹ thú y. Hiện tại công ty đang có khoảng 350 kỹ sư chăn nuôi và các bác sỹ thú y làm việc trong các lĩnh vực chăn nuôi gia công và các dịch vụ kỹ thuật trong nông hộ. Chính nhờ hoạt động này mà kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà công nghiệp được chuyển giao một cách nhanh chóng vào hộ nông dân. Nhiều hộ nông dân đã tiếp thu được kinh nghiệm và kỹ thuật để có thể tự sản xuất, kinh doanh độc lập sau khi hết hạn hợp đồng chăn nuôi gia công. Hoạt động chuyển giao kỹ thuật bao gồm cả dịch vụ cung cấp lợn giống và giống chất lượng cao cho mục đích chăn nuôi công nghiệp trong nông hộ. Thiết lập hệ thống các trạm đực giống, đồng thời khuyến cáo nông dân sử dụng thích hợp công thức lai lợn thịt nhằm đạt năng suất cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở đó công ty sản xuất lợn cái hậu bị lai hai giống giữa Landrace và Yorshire có tên thương phẩm là CP909 để cung ứng lợn cái bố mẹ cho hộ nông dân hoặc giống lai giữa Duroc và Pietrain (CP709) thông qua mạng lưới dịch vụ cung ứng tinh lợn đực từ giống Duroc (CP 809) để giúp người dân sản xuất lợn con nuôi thịt với năng suất cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3.4.1.2. Chi phí và lợi nhuận của Công ty C.P Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi lợn gia công

Trong hệ thống chăn nuôi lợn gia công, vai trò của công ty C.P là cầu nối liên kết giữa trại lợn nái và lợn thịt tạo nên 1 quy trình chăn nuôi khép kín. Nhưng để biết được những lợi nhuận của công ty C.P nhận được trong mô hình chăn nuôi gia công lợn chúng ta đi nghiên cứu bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.11. Chi phí và lợi nhuận của công ty CP trong chăn nuôi gia công lợn nái và lợn thịt trên địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang

Chỉ tiêu

Gia công lợn nái (BQ/ 1 con lợn nái/năm) Gia công lợn thịt (BQ/100kg lợn hơi) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất 16.800 100,00 4.250 100,00

1. Chi phí trung gian 11.236,74 66,88 3.473,6 81,73

a. CP thức ăn 8.571,72 76,28 3.361,1 96,76

b. CP thuốc thú y 500 4,45 50,0 1,44

c. Nhân viên kỹ thuật 500 4,45 62,5 1,80

d. Thức ăn cho lợn con 1.665,02 14,82 0 0

2. Giá trị gia tăng thô 5.563,26 33,12 776,4 18,27

- Gia công 4.600 82,68 330 42,50 - Vận chuyển 150 2,70 62,0 7,99 - Thuế 50 0,90 12,5 1,61 - Lãi gộp 763,26 13,72 371,9 47,90 + Khấu hao TSCĐ 0 0 0 0 + Lãi ròng 763,26 100 371,9 100 3. Một số chỉ tiêu HQKT - GO/IC 1,495 1,223 - VA/IC 0,495 0,223 - GPr/IC 0,068 0,107 - NPr/IC 0,068 0,107

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Qua bảng 3.11 cho thấy khi liên kết với các hộ gia đình chăn nuôi gia công, cả gia công lợn nái và gia công lợn thịt công ty C.P đều có lãi. Nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn lợi nhuận mà công ty C.P được hưởng trên 1 đầu lợn nái cao hơn trên 100 kg lợn hơi. Cụ thể:

+ Đối với gia công lợn nái: Giá trị sản xuất trên 1 đầu lợn nái là 16.800 nghìn đồng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí trung gian, chi phí gia công, chi phí vận chuyển và thuế thì công ty C.P vẫn lãi gộp là 763,26 nghìn đồng/1 đầu lợn nái, hơn nữa do đặc thù của mô hình chăn nuôi gia công nên chi phí khấu hao TSCĐ công ty không mất nên lãi ròng công ty nhận được là 763,26 nghìn đồng. Theo tính toán từ kết quả điều tra ở bảng 3.11 cho thấy, trong các khoản chi phí trung gian mà công ty đầu tư trên 1 đầu lợn nái thì chi phí cho thức ăn là cao nhất (chiếm 66,88% tổng chi phí trung gian), sau đó đến chi phí thức ăn cho lợn con tập ăn, còn chi phí cho thuốc thú y và nhân viên kỹ thuật là thấp nhất. Bên cạnh đó, trong tổng giá trị gia tăng thô thì chi phí trả cho các hộ gia công là cao nhất chiếm 82,68%, công ty trả công cho các hộ thông qua số lợn con xuất chuồng, trung bình là 230 ngàn đồng/con lợn con.

Cũng theo kết quả tính toán trong bảng 3.11 thì giá trị sản xuất tạo ra trên 1 ngàn đồng chi phí trung gian là 1,495 nghìn đồng, lãi ròng được tạo ra tương ứng là 0,068. Như vậy, hiệu quả kinh tế tính trên 1 đầu con lợn nái thì không cao lắm, tuy nhiên các trang trại gia công lợn nái cho công ty C.P hầu hết có quy mô trung bình từ 1000 - 1300 con. Do vậy, tổng mức lãi thu được của công ty C.P là rất lớn khoảng 763,26 - 992,238 triệu đồng/1 trang trại gia công lợn nái/năm.

Nói tóm lại: Qua phân tích ta có thể thấy được việc đầu tư kinh doanh trong các trang trại gia công lợn nái trên địa bàn huyện Việt Yên công ty C.P đều thu được lợi nhuận rất cao.

+ Đối với gia công lợn thịt: Qua kết quả tổng hợp ở bảng 3.11 cho thấy được những chi phí và lợi nhuận thu được của công ty khi đầu tư cho các trang trại gia công lợn thịt (tính bình quân/100kg lợn hơi). Từ số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn tính toán cho thấy chi phí trung gian mà công ty bỏ ra rất lớn chiếm 81,73% giá trị sản xuất, trong đó chủ yếu là chi phí cho thức ăn là chính chiếm 96,76% còn chi phí con giống công ty không mất, thực chất giống đầu tư cho các trang trại lợn thịt chủ yếu là điều chuyển nội bộ từ các trang trại lợn nái của công ty do vậy về cơ bản đây vẫn là lợi nhuận của công ty từ các trang trại lợn nái. Trong nhóm giá trị gia tăng lãi gộp mà công ty thu được tương đối cao chiếm 47,90% tổng giá trị gia tăng, sau đó đến chi phí trả gia công cho các chủ trang trại chiếm 42,50% tổng giá trị gia tăng (với giá gia công công ty trả là 3.300 đồng/kg) và chi phí vận chuyển chiếm 7,99%. Tuy nhiên, theo kết quả tính toán trong bảng ta thấy được giá trị sản xuất tạo ra trên 1 nghìn đồng chi phí trung gian là 1,223 nghìn đồng và lãi ròng tạo ra tương ứng là 0,107. Như vậy, có thể nói hiệu quả kinh tế trên 100kg lợn hơi tương đối cao. Cụ thể với mỗi trang trại quy mô 4000 - 5000 con công ty C.P sẽ thu lợi nhuận khoảng từ 1.487,6 - 1.859,5 triệu đồng/ 1 lứa (trung bình 1 năm từ 2,5 - 3 lứa).

Qua phân tích bảng 3.11 ta có thể kết luận như sau: Khi đầu tư vào các trang trại gia công cả lợn thịt cũng như lợn nái công ty C.P đều có lợi nhuận cao, trong khi đó họ không phải bận tâm đến những vốn đầu tư thuê đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi ban đầu và qua đây ta cũng thấy được trong chăn nuôi chi phí trung gian (đặc biệt là chi phí thức ăn đầu vào) tương đối lớn. Chính vì thế mà rất nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn đều sợ rủi ro nên phải liên kết với các công ty để gia công đảm bảo an toàn và không lo chi phí đầu vào.

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 72 - 76)