Chi phí và lợi nhuận của các hộ nuôi lợn gia công

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 76 - 92)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.2. Chi phí và lợi nhuận của các hộ nuôi lợn gia công

3.4.2.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Các hộ chăn nuôi có vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị chăn nuôi gia công, khi tham gia chăn nuôi lợn gia công các hộ phải đảm bảo có đủ các yêu cầu về chuồng trại, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi . Tình hình chung của cac hộ thể hiện qua bảng 3.12 dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.12. Tình hình cơ bản của các hộ chăn nuôi gia công lợn trên địa bàn huyện Việt Yên

Chỉ tiêu ĐVT Hộ nuôi gia công lợn nái

Hộ nuôi gia công lợn thịt

Tổng số hộ điều tra Hộ 3 4

Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 49 48

Kinh tế của hộ thuộc loại

- Khá Hộ 3 4

- Trung bình Hộ 0 0

- Nghèo Hộ 0 0

Trình độ văn hóa của chủ hộ

- Cấp 1 Hộ 0 0

- Cấp 2 Hộ 0 1

- Cấp 3 Hộ 3 3

Trình độ chuyên môn của chủ hộ

- CĐ, ĐH Hộ 1 0

- Trung cấp Hộ 2 2

- Sơ cấp Hộ 0 2

Số nhân khẩu/ hộ Người/hộ 4,67 4

Số lao động/ hộ LĐ/hộ 4 3

Thu nhập của hộ

+ Thu từ chăn nuôi lợn % 95 97

+ Thu từ lương % 0 0

+ Thu từ ruộng, vườn, ao % 5 3

+ Thu từ ngành nghề phụ % 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Qua bảng 3.12 cho ta thấy các hộ chăn nuôi lợn gia công (gồm cả lợn nái và lợn thịt) đa số là các hộ khá (100%), tuổi trung bình của các chủ hộ chủ yếu là độ tuổi trung niên, cao tuổi nhất là 56 và thấp nhất là 37 tuổi, đều có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, trong đó số chủ hộ có trình độ cấp 3 chủ yếu là các các hộ gia công lợn nái (chiếm 100%), còn đối với các hộ gia công lợn thịt chỉ có 75 % số chủ hộ có trình độ cấp 3 còn lại là cấp 2.

Về trình độ chuyên môn của các hộ, hầu hết các chủ hộ đều có trình độ sơ cấp và trung cấp, trình độ đại học rất ít (chỉ có 1 chủ hộ gia công lợn nái có trình độ đại học).

Về nhân khẩu và lao động của các hộ chăn nuôi gia công: Các hộ gia công lợn nái số nhân khẩu trung bình là 4,67 người/hộ, số lao động trung bình là 4 lao động/ hộ. Còn đối với các hộ gia công lợn thịt thì số nhân khẩu trung bình của các hộ là 4 nhân khẩu, số lao động trung bình là 3 lao động. Như vậy, để hoạt động chăn nuôi gia công thì chủ yếu các hộ đều phải thuê nhân công làm việc.

Về thu nhập của hộ: Qua kết quả tổng hợp điều tra tại bảng 3.12 cho thấy hầu hết các hộ tham gia chăn nuôi gia công lợn đều có quy mô trang trại lớn, nên thu nhập của các hộ hầu hết là thu từ hoạt động chăn nuôi là chính, các nguồn thu khác chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ. Cụ thể: Đối với các hộ gia công lợn nái thì có tới 95% tổng thu nhập là từ chăn nuôi, còn lại 5% là thu từ vườn, ao. Còn đối với các hộ gia công lợn thịt thì 97% tổng thu nhập của các hộ là từ chăn nuôi, còn chỉ có 3% là thu từ vườn, ao, ruộng.

Qua phân tích đặc điểm chung của các hộ nuôi gia công tôi có thể kết luận như sau: Do đặc thù của các trang trại chăn nuôi gia công là phải có quy mô lớn, đòi hỏi đầu tư ban đầu cao nên hầu hết các hộ đều là từ hộ khá trở lên mới đáp ứng được. Do đầu tư chủ yếu của các hộ vào chăn nuôi nên thu nhập của các hộ cũng chủ yếu từ chăn nuôi lợn. Hơn nữa, để mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi gia công, hầu hết các chủ hộ đều có trình độ văn hóa cao, đa số từ cấp 3 trở lên, có kiến thức và kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn.

3.4.2.2. Các tài sản phục vụ chăn nuôi gia công của hộ

Để hợp đồng chăn nuôi lợn gia công với công ty C.P thì các hộ phải đảm bảo có chuồng trại với quy mô hợp lý, đầy đủ các trang thiết bị, máy móc thích hợp, đảm bảo vệ sinh, đảm bảo hệ thống chuồng trại khép kín hạn chế các mầm bệnh lây lan. Tình hình cơ bản về các tài sản phục vụ chăn nuôi được thể hiện qua bảng 3.13 dưới đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.13. Các tài sản phục vụ cho chăn nuôi lợn gia công của các hộ điều tra (BQ/ hộ)

Chỉ tiêu ĐVT

Hộ nuôi gia công lợn nái Hộ nuôi gia công lợn thịt

Số lƣợng Giá trị đầu tƣ (Tr.đ) Giá trị còn lại (Tr.đ) Số lƣợng Giá trị đầu tƣ (Tr. Đ) Giá trị còn lại (Tr.đ) Chuồng trại M2 30.666,67 10.833,33 7.283,33 10.833,4 4.266,67 2.469,9 Kho chứa M2 383,30 833,40 593,40 500,00 466,67 192,00 Máy bơm nước Chiếc 03 120,00 102,00 04 160,00 138,00 Quạt điện Chiếc 28 196,0 156,40 40 240,00 174,0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Qua bảng 3.13 cho thấy, để tham gia vào mô hình chăn nuôi gia công lợn cho công ty C.P, các hộ gia đình phải bỏ ra số tiền đầu tư rất lớn, do quy mô trang trại phải đủ lớn để có thể đảm bảo yêu cầu của công ty. Qua kết quả điều tra 03 trang trại gia công lợn nái và 04 trang trại gia công lợn thịt cho thấy:

+ Đối với các hộ gia công lợn nái: Trung bình quy mô trang trại của hộ là 30.666,67 m2, hầu hết diện tích đất là do các chủ trang trại thuê lâu dài với khoảng thời gian là 25 năm. Tổng đầu tư vốn cho xây dựng chuồng trại trung bình của các trang trại là 10.833,33 tr.đ. Điều này cho thấy để tham gia chăn nuôi gia công các hộ chăn nuôi phải có vốn đầu tư rất lớn, có diện tích rộng để xây dựng hệ thống trang trại khép kín đảm bảo tốt khâu vệ sinh môi trường và phòng dịch bệnh. Do vốn đầu tư ban đầu lớn, công ty lại không có hỗ trợ xây dựng, nên hầu hết các trang trại đều thiếu vốn đầu tư. Bên cạnh đó, để phục vụ mô hình chăn nuôi khép kín, các trang trại đều có xây dựng nhà kho với quy mô trung bình là 383,30 m2

với vốn đầu tư ban đầu là 833,40 triệu đồng. Ngoài ra các tài sản phục vụ chăn nuôi gia công lợn nái còn bao gồm máy bơm nước (chủ yếu phục vụ cho việc dọn, rửa chuồng) và quạt điện phục vụ cho việc thông gió, điều hòa không khí, với quy mô trang trại lợn nái khoảng 1200 – 1300 con có khoảng 03 máy bơm và 28 chiếc quạt điện, trung bình 1 chuồng nái chửa có khoảng 6 cái quạt điện (500 con/ chuồng) và chuồng nái đẻ có khảng 4 chiếc quạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Đối với các hộ gia công lợn thịt: Với quy mô trang trại của hộ khoảng 3000 – 5000 con lợn thịt, với diện tích trang trại trung bình là 10.833,4 m2, diện tích đất này hầu hết là đất thuê lâu dài, tổng đầu tư vốn ban đầu cho việc xây dựng trang trại của các hộ chăn nuôi bình quân là 4.266,67 tr.đ. Qua đây ta có thể thấy để đầu tư cho việc xây dựng chuồng trại cho việc chăn nuôi gia công của các hộ là tương đối lớn, mức đầu tư ban đầu phụ thuộc vào quy mô trang trại và loại hình gia công, gia công lợn nái cần quy mô rộng hơn do yêu cầu phải có chuồng trại cho nái giai đoạn chửa riêng, nái giai đoạn đẻ cũng cần chuồng riêng và chuồng tách lợn con,…Đồng thời, để phục vụ cho việc chăn nuôi khép kín, các trang trại gia công lợn thịt cũng xây dựng hệ thống các kho chứa, với trung bình là 500 m2

tương đương với mức đầu tư ban đầu là 466,67 tr.đ, ngoài ra các tài sản phục vụ cho chăn nuôi gia công lợn thịt còn bao gồm quạt điện và máy bơm nước để phục vụ cho việc dọn rửa, vệ sinh và đảm bảo thông gió cho chuồng nuôi, trung bình mỗi trại gia công lợn thịt quy mô trung bình 4000 - 5000 con cần 04 máy bơm và 40 cái quạt điện.

Tóm lại, qua phân tích hiện trạng những tài sản phục vụ chăn nuôi lợn gia công của các hộ trên địa bàn huyện Việt Yên - Bắc Giang có thể thấy việc đầu tư xây dựng chuồng trại, mua sắm các trang thiết bị ban đầu cần rất nhiều vốn đầu tư, nhưng hầu hết các vốn đầu tư này đều do các chủ trang trại bỏ ra. Chính vì vậy, mô hình chăn nuôi này khó có thể áp dụng đối với các hộ trung bình và cận nghèo không có vốn, hơn nữa công ty C.P không có chính sách hỗ trợ vốn nên gây khó khăn rất lớn cho các hộ có nhu cầu tham gia.

3.4.2.3. Tình hình về nguồn vốn đầu tư của các hộ chăn nuôi gia công lợn Qua phân tích tình hình cơ bản về các tài sản phục vụ chăn nuôi của các hộ chăn nuôi gia công lợn cho thấy hầu hết các hộ đều có nhu cầu về vốn đầu tư ban đầu, vì vốn phục vụ cho nhu cầu xây dựng chuồng trại, kho chứa, trang thiết bị máy móc là rất lớn. Do đó phần lớn nguồn vốn đầu tư của các hộ đều phải vay từ các tổ chức tài chính tín dụng.

Qua kết quả điều tra về tình hình nguồn vốn của 03 trang trại gia công lợn nái và 04 trang trại gia công lợn thịt trên địa bàn huyện Việt Yên thể hiện ở bảng 3.14 cho thấy hầu hết 100% các hộ đều có vay vốn, và nguồn vốn vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn chủ yếu từ các ngân hàng, với số vốn trung bình là 5.667 tr.đ đối với các hộ gia công lợn nái và 2.000 tr.đ đối với các hộ gia công lợn thịt với lãi suất là 14%/năm trong thời hạn 5 năm. Chính vì thế, để đẩy mạnh phát triển mô hình chăn nuôi lợn gia công thì công ty C.P cần phải có chính sách hỗ trợ vốn ban đầu cho các trang trại. Tạo điều kiện thuận cho các trang trại phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

Bảng 3.14. Tình hình về nguồn vốn đầu tƣ cho chăn nuôi lợn gia công của các hộ (BQ/hộ)

Chỉ tiêu ĐVT

Hộ nuôi gia công lợn nái

Hộ nuôi gia công lợn thịt

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 1. Vay vốn - Có vay Hộ 03 100 04 100 - Không vay Hộ 0 0 0 0 2. Số tiền vay Tr. Đ 5.667 100 2.000 100 3. Nguồn vay - Chính thống + Số tiền vay Tr.đ 5.667 100 2.000 100

+ Lãi suất %/năm 14 - 14 -

+ Thời hạn vay Năm 5 - 5 -

- Không chính thống

+ Số tiền vay Tr.đ 0 0 0 0

+ Lãi suất %/năm 0 0 0 0

Thời hạn vay Tháng 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

3.4.2.4. Chi phí và lợi nhuận của các hộ tham gia chăn nuôi lợn gia công Với những kết quả phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rằng vốn đầu tư ban đầu để tham gia chăn nuôi gia công của các hộ chăn nuôi lợn là rất lớn. Tuy nhiên, để biết được khi tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi lợn gia công các hộ chăn nuôi có được lợi nhuận hay không, lợi nhuận của các hộ nhận được bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn nhiêu? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi đi phân tích cụ thể những chi phí và lợi nhuận của các trang trại khi tham gia vào chăn nuôi gia công lợn.

a. Chi phí và lợi nhuận của các hộ gia công lợn nái * Chi phí đầu tư ban đầu của các hộ gia công lợn nái

Qua kết quả phỏng vấn điều tra các hộ gia công lợn nái cho công ty C.P trên địa bàn huyện Việt Yên - Bắc Giang cho thấy các chi phí đầu tư ban đầu của các hộ là rất lớn. Cụ thể các khoản đầu tư của các hộ được thể hiện qua bảng 3.15 dưới đây:

Bảng 3.15. Các khoản đầu tƣ ban đầu của các hộ gia công lợn nái trên địa bàn huyện Việt Yên (BQ/hộ)

TT Khoản mục Giá trị (tr.đ)

Cơ cấu (%) A Các khoản đầu tƣ xây dựng cơ sở vật

chất ban đầu

Xây dựng chuồng trại 10.833,33 86,52

Xây dựng hệ thống cung cấp nước 120 0,96

Xây dựng kho chứa 1.000 7,99

Xây dựng nhà ở tập thể công nhân 316,67 2,53

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải 250 2,0

B Tổng đầu tƣ 12.520 100

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ của tác giả)

Qua bảng 3.15 cho thấy đầu tư ban đầu của các hộ gia công lợn nái tương đối lớn, điều này là do yêu cầu thiết kế của công ty C.P, mỗi trại lợn nái cần có hệ thống chuồng cho chăn nuôi nái hậu bị, nái chửa, nái đẻ và chuồng nuôi tách lợn con. Hơn nữa, kiến trúc xây dựng chuồng trại cho chăn nuôi lợn nái cũng phức tạp hơn, để có được hệ thống trang trại kiên cố, hiện đại, phù hợp với đặc tính của các giống lợn ngoại, do đó các chủ trang trại phải đầu tư một lượng vốn rất lớn với số lượng vốn trung bình là 10.833,33 tr.đ (chiếm 86,52% tổng số vốn đầu tư). Hơn nữa, do các trang trại trên địa bàn huyện Việt Yên gia công lợn nái với quy mô lớn (bình quân 1.150 heo nái/trang trại). Do vậy, các trang trại phải xây dựng hệ thống nhà ở cho công nhân (với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn mỗi công nhân kỹ thuật quản lý khoảng 40 - 50 con heo nái) và hệ thống kho chứa. Chính vì vậy chi phí xây dựng trang trại ban đầu bị đẩy lên tương đối lớn với tổng chi phí là 12.520 tr.đ trong đó chi phí xây dựng chuồng trại là cao nhất (86,52%) và thấp nhất là chi phí xây dựng hệ thống cung cấp nước với 120 tr.đ (chiếm 0,96% tổng chi phí).

Kết quả điều tra trong bảng cũng cho thấy, với lượng vốn đầu tư ban đầu lớn như vậy, trong khi không có hỗ trợ của công ty C.P, do đó các hộ phải có điều kiện vốn mới có thể tham gia chăn nuôi gia công lợn nái, nên trong tổng số các trang trại chăn nuôi gia công thì phần lớn các trang trại có quy mô lớn đều là các trang trại lợn nái.

* Hiệu quả kinh tế của các hộ gia công lợn nái

Hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gia công có vai trò quan trọng trong việc phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi, nâng cao đời sống kinh tế cho các hộ. Để thấy được hiệu quả kinh tế cũng như lợi nhuận của các hộ gia công lợn nái thu được ta đi xem xét và phân tích kết quả tổng hợp số liệu điều tra ở bảng 3.16 như sau:

Qua bảng 3.16 cho thấy với mức giá gia công công ty C.P trả cho các hộ chăn nuôi tính trên đầu lợn con là 230 nghìn đồng/con với trọng lượng từ trung bình là 7 – 7,5 Kg. Như vậy, một năm với trung bình là 2,5 lứa mỗi đầu lợn nái cho năng suất khoảng 25 con lợn con tương đương với giá trị sản xuất là 5.750 nghìn đồng/con heo nái/năm. Giá trị sản xuất sau khi trừ chi phí trung gian, cac hộ gia công lợn nái có được lãi gộp là 3.466,63 nghìn đồng, và trừ khấu hao tài sản cố định thì lãi ròng mà hộ gia công thu được là 2.999,96 nghìn đồng/heo nái/năm. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả điều tra 3 trang trại gia công lợn nái tại bảng 3.16 ta cũng thấy được một vấn đề là chi phí trung gian tính cho 1 đầu heo lái cũng tương đối lớn chiếm 28,06% giá trị sản xuất. Trong đó chi phí cao nhất là tiền lương công nhân (chiếm 51,87% tổng chi phí trung gian), do yêu cầu kỹ thuật cao nên mỗi trang trại thường có khoảng 25 - 30 công nhân làm việc, mỗi công nhân quản lý khoảng 50 heo nái. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng trên 1 đầu con heo nái cũng rất cao chiếm 71,94% giá trị sản xuất trong đó chi phí trả lãi tiền vay chiếm 16,68%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 76 - 92)