3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Quy trình chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công
Chăn nuôi gia công là một hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi để phát triển chăn nuôi công nghiệp trong nông thôn, nhằm sản xuất sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành thấp và năng suất chăn nuôi cao. Ngày 16 - 1 - 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển chăn nuôi công nghiệp trong nông thôn, nhằm góp phần giải quyết vấn đề tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân). Tạo việc làm, tăng thu nhập và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Đến năm 2020, tổng sản lượng thịt sản xuất đạt 5,5 triệu tấn, trong đó thịt lợn chiếm 63%, tương đương 3,5 triệu tấn, tăng 49% so với năm 2007.
Công ty C.P. Việt Nam bắt đầu phát triển hệ thống chăn nuôi lợn gia công với người chăn nuôi Việt Nam từ năm 2001, đến nay đã có trên 60.000 lợn nái các loại thuộc các cấp giống khác nhau như GGP (giống cụ kỵ), GP (giống ông bà) và PS (giống bố mẹ), hàng năm cung cấp hàng triệu lợn con giống và lợn thịt cho thị trường. Trong quy trình chăn nuôi theo phương thức gia công ta có thể thấy được sự liên kết chặt chẽ giữa công ty CP và các hộ chăn nuôi. Điều này thể hiện qua hình 3.2
Hình 3.2. Quy trình chăn nuôi lợn gia công tại Việt Yên
Qua hình 3.2 cho thấy: Trong quy trình chăn nuôi gia công. Công ty CP Việt Nam sẽ cung cấp, hỗ trợ toàn bộ giống, thuốc thú y, thức ăn cũng như các kỹ sư vừa đảm nhiệm khâu kỹ thuật, vừa đảm nhiệm khâu quản lý trực tiếp làm việc tại các trang trại (tùy thuộc vào quy mô trang trại nhóm kỹ thuật có thể gồm từ 3 – 7 người/ trang trại).
Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi để tham gia quy trình chăn nuôi lợn gia công cần phải có khu diện tích đất để xây dựng chuồng trại phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải là khu vực an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư và các trại chăn nuôi khác, có cơ sở hạ tầng như đường giao thông, nguồn điện và nguồn nước thuận lợi. Ngoài ra, các hộ dân cần có vốn để xây dựng chuồng trại theo hệ thống chuồng kín hợp vệ sinh, đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, nhằm bảo đảm thích hợp với đặc tính sinh lý của mỗi loại lợn, giúp cho con vật khỏe mạnh và đạt năng suất
Công ty CP Việt Nam Cung cấp, hỗ trợ: - Giống - Thức ăn - Thuốc thú Y - Kỹ thuật
Hộ nuôi gia công (trang trại) - Nuôi lợn nái gia công - Nuôi lợn thịt gia công Thị trường CB và tiêu thụ - Thị trường CB và tiêu thụ trong nước. - Thị trường xuất khẩu (chủ yếu là Trung Quốc)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn cao nhất. Chuồng trại cũng phải bảo đảm tiện lợi cho hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, tiết kiệm được lao động và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Hệ thống chăn nuôi lợn của C.P. được tổ chức theo 2 loại hình chính là chăn nuôi lợn nái sinh sản và chăn nuôi lợn con giai đoạn sau cai sữa đến xuất chuồng. Hệ thống chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 600 con đến 2.400 con/trại. Hệ thống chăn nuôi lợn sau cai sữa được tổ chức với quy mô từ 1.000 con 10.000 con/trại. Với hệ thống này người dân có thể lựa chọn một trong hai loại hình chăn nuôi khác nhau, quy mô khác nhau phù hợp với khả năng đầu tư.
Toàn bộ sản phẩm được công ty CP thu gom phục vụ chế biến và tiêu thụ trong nước, đồng thời xuất khẩu sang các nước (chủ yếu là Trung Quốc). Đối với lợn giống công ty CP sẽ điều chuyển nội bộ sang các trang trại nuôi lợn thịt, còn đối với lợn thịt công ty sẽ gom các sản phẩm để phục vụ chế biến nội bộ và xuất khẩu. Ở các trang trại lợn thịt thời gian nuôi khoảng 4 tháng, khi xuất chồng công ty sẽ lo hoàn toàn về thị trường đầu ra, các trang trại chỉ nhận phần công bỏ ra theo hợp đồng. Tất cả những biến đổi của thị trường người chăn nuôi không bị ảnh hưởng mà trách nhiệm chính thuộc về công ty CP.
Do vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua chăn nuôi gia công cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa công ty CP và các hộ chăn nuôi, sự liên kết này phải bền chặt và cùng phát triển.