Nội dung nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 37 - 146)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.Nội dung nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:

- Đánh giá một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang.

- Mô tả thực trạng ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang.

- Đánh giá một số tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn Huyện Việt Yên - Bắc Giang.

- Phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công để thấy được sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công tại huyện Việt Yên - Bắc Giang.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị chăn nuôi lợn gia công trên địa bàn huyện Việt Yên phát triển.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn dựa trên các thông tin sẵn có về tình hình sản xuất chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công tại Bắc Giang. Huyện Việt Yên là một huyện có hình thức chăn nuôi lợn gia công khá phát triển, trên địa bàn huyện có rất nhiều các trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ hoạt động theo hình thức nuôi gia công. Do đó đề tài lựa chọn Huyện Việt Yên làm địa điểm nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu có sẵn, các tài liệu, số liệu liên quan đến ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công ở Bắc Giang và Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thu thập các thông tin sơ cấp thông qua tiếp cận, phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi giá trị (bằng bộ câu hỏi).

Bộ câu hỏi phỏng vấn: Sẽ phân chia theo các tác nhân:

+ Một bộ dành cho các hộ dân (trang trại) tham gia chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công. Đối với tác nhân là các hộ gia công chúng tôi tiến hành điều tra toàn bộ các trang trại hiện đang thực hiện chăn nuôi gia công lợn cho công ty C.P trên địa bàn huyện. Theo khảo sát hiện nay trên địa bàn huyện Việt Yên có 7 trang trại nuôi gia công lợn cho công ty C.P, trong đó gia công lợn nái có 3 trang trại đó là trang trại của Ông Thân Văn Hùng ở Thôn Nguộn xã Tự Lạn, trang trại của Nguyễn Văn Nguyệt ở xã Thượng Lan và trang trại của ông Nguyễn Đức Hiển ở xã Việt Tiến và gia công lợn thịt có 4 trang trại đó là trang trại của bà Vũ Thị Oanh ở xã Tự Lạn, trang trại của ông Chu Bá Thơ ở xã Tự Lạn, trang trại của ông Chu Thế Văn ở xã Tự Lạn và trang trại của ông Nguyệt ở xã Thượng Lan (mới xây dựng và đi vào hoạt động năm 2012).

+ Một bộ phỏng vấn tác nhân là công ty CP. Đối với tác nhân này chúng tôi tiến hành điều tra, thu thập thông tin qua các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của công ty C.P tại các trang trại trên địa bàn huyện. Như vậy, số cán bộ được phỏng vấn là 07 người.

+ Một bộ phiếu phỏng vấn các hộ giết mổ, bán buôn. Đối với tác nhân này chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ đang hoạt động giết mổ, bán buôn với nguồn nguyên liệu lấy từ các trang trại gia công lợn cho C.P trên địa bàn.

+ Một bộ phiếu phỏng vấn các hộ chế biến. Đối với tác nhân này chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 20 hộ đang hoạt động chế biến các sản phẩm từ thịt lợn của các trang trại chăn nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên.

+ Một bộ phiếu phỏng vấn những người bán lẻ. Đối với tác nhân này chúng tôi chọn ngẫu nhiên 20 hộ để tiến hành điều tra, phỏng vấn lấy thông tin, số liệu tính toán phục vụ nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn + Một bộ phiếu phỏng vấn người tiêu dùng. Đối với tác nhân này chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 30 người tiêu dùng thịt lợn để lấy thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài.

Ngoài ra còn kết hợp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập thông tin sâu, các thông tin về các tác nhân thị trường.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Đề tài có tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu chuỗi giá trị, đồng thời sử dụng một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến phạm trù nghiên cứu một cách linh hoạt, hợp lý và cần thiết.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tham khảo ý kiến của các chuyên gia thông qua các buổi thảo luận nhóm, thành phần tham gia là một số nhà nghiên cứu đã từng nghiên về lĩnh vực chuỗi giá trị, các đại diện các tác nhân tham gia trong chuỗi để lấy ý kiến, và đưa ra những gợi ý giải pháp hỗ trợ thiết thực cho đề tài.

2.2.4. Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi

Kaplinsky và Morris (2001) đã đưa ra công thức tính lợi nhuận trong chuỗi: Lợi nhuận = Tổng tài sản có (tổng vốn + lợi nhuận tái đầu tư + thu chưa đòi) - các khoản nợ (vay ngắn hạn + vay dài hạn + nợ chưa trả).

Cách tính toán lợi nhuận, chi phí, sử dụng các chi phí từng phần, được minh họa dưới đây. Số liệu chi phí gồm tất cả các thông tin về lao động, vật tư đầu vào, nhiên liệu, khấu hao và chi phí khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.1. Phƣơng pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky và Morris (2001) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác nhân

Chi phí Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận biên

Chi phí đơn vị

Chi phí tăng thêm

% Chi phí

tăng thêm Giá đơn vị

Lợi

nhuận % lợi nhuận Lợi nhuận

biên

% giá bán lẻ

Hộ sản xuất A -- A/F G G-A (G-A)/(K-F) G G/K

Thu gom G+B B B/F H H-B-G (H-B-G)/(K-F) H-G (H-G)/K

Chế biến H+C C C/F I I-C-H (I-C-H)/(K-F) I-H (I-H)/K

Buôn bán I+D D D/F J J-D-I (J-D-I)/(K-F) J-I (J-I)/K

Bán lẻ J+E E E/F K K-E-J (K-E-J)/(K-F) K-J (K-J)/K

Tổng F=A+B+C+D+E 100 K-F 100 K 100

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía tây nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 Km về phía Bắc theo Quốc lộ 1, có tổng diện tích tự nhiên là 17.014,76 ha. Việt Yên là một trong các huyện có tổng diện tích tự nhiên hẹp, nhưng mật độ dân số lại đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, với 19 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn, 17 xã. So với các huyện khác Việt Yên có vị trí địa lý tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 12 Km. Huyện có tọa độ địa lý từ 21011‟29‟‟ đến 21020‟26‟‟ vĩ độ Bắc và 10600‟08‟‟ đến 10609‟57‟‟ độ kinh Đông

- Phía Bắc giáp với huyện Tân Yên

- Phía Nam giáp với thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ - Phía Đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

- Phía Tây giáp với huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và huyện Hiệp Hòa. Huyện Việt Yên có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc. Ngoài ra, Việt Yên còn có vị trí rất thuận lợi cho việc hình thành các khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên có nhiều điều kiện cho công nghiệp phát triển. Ngoài ra, huyện còn có các tuyến đường tỉnh lộ quan trọng chạy qua như: 284, 272 (Phúc Lâm đi Tân Yên), 269 (Khả Lý - Chùa Bổ), đường 298, 298B, và đường thủy thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu phát triển kinh tế của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

a. Đặc điểm khí hậu

- Các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, lượng bốc hơi, độ ẩm không khí,…có tác động trực tiếp đến khả năng phát triển của cơ thể và chống chịu với dịch bệnh ảnh hưởng tới năng suất vật nuôi cũng như khả năng phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây là những yếu tố khách quan mà con người không thể kiểm soát được. Nếu các yếu tố khí hậu thuận lợi thì vật nuôi sẽ cho năng suất cao, chất lượng tốt, ít bênh tật. Ngược lại, các yếu tố khí hậu không thuận lợi vật nuôi sẽ kém phát triển hay bị dịch bệnh, cho năng suất thấp, lợi nhuận kinh tế không cao, có khi rủi ro còn bị lỗ. Do vậy, đối với chăn nuôi việc nghiên cứu các điều kiện khí hậu giúp cho việc thiết kế và xây dựng chuồng trại hợp lý đặc biệt ở khu vực miền Bắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung khí hậu của huyện Việt Yên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và chăn nuôi ngoài phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và bước đầu đã phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Huyện Việt Yên nằm trong vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm và mưa rào, do đó cần bảo vệ vật nuôi khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, mát mẻ. Nhìn chung khí hậu của huyện Việt Yên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và cũng có những khó khăn trong sản xuất điều đó sẽ được thể hiện rõ qua bảng 3.1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khí hậu huyện Việt Yên năm 2012

Tháng Nhiệt độ trung bình ngày (oC) Thời gian chiếu sáng (giờ) Lƣợng mƣa (mm) Lƣợng bốc hơi (mm) Độ ẩn không khí (%) 1 16,1 62,7 29,2 68,9 76,8 2 19,0 53,7 22,1 55,9 81,6 3 20,7 38,1 49,8 44,5 85,2 4 23,8 77,5 68,3 50,5 85,0 5 26,9 149,2 175,4 64,4 83,4 6 29,1 155,2 217,4 77,6 82,8 7 29,4 182,6 205,0 77.2 82,4 8 28,3 154,3 268,2 64,5 86,2 9 27,5 163,9 203,7 72,9 83,4 10 25,8 132,2 83,2 85,7 80,4 11 21,2 148,7 81,3 94,6 75,6 12 18,4 95,4 13,0 65,4 78,2 Cả năm - 1.413,5 1.416,6 822,1 - Trung bình trong năm 23,9 117,8 118,1 68,5 81,8

(Nguồn: Trạm Khí tượng, Thuỷ văn huyện Việt Yên, 2012)

Qua bảng 3.1 cho thấy:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,90C, tổng nhiệt độ cả năm đạt khoảng 88000C. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8 (cao nhất vào tháng 7, nhiệt độ trung bình ngày đạt 29,40C). Nhiệt độ thấp nhất trong các tháng 12, 1, 2 (thấp nhất vào tháng 1, nhiệt độ trung bình ngày 16,10C). Với chế độ nhiệt như vậy trong chăn nuôi phải đặc biệt chú ý đến công tác vệ sinh và phòng dịch cho vật nuôi.

- Lượng mưa: Việt Yên có tổng lượng mưa trong năm là 1416,6mm, lượng mưa trung bình trong tháng là 118,1mm, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm và phân chia thành 2 mùa: Mùa mưa và mùa khô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Ẩm độ không khí: Độ ẩm không khí là một trong những tiêu chí đặc trưng của thời tiết khí hậu, liên quan đến lượng mưa, ảnh hưởng đến bức xạ mặt trời, ẩm độ không khí đóng vai trò quan trọng trong cân bằng các hoạt động sinh lý, sinh hóa của vật nuôi, có ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của dịch bệnh. Ẩm độ không khí trung bình giữa các tháng trong năm của huyện Việt Yên là 81,8 %, trong đó tháng 3 và tháng 8 có độ ẩm cao nhất trong năm la 85,2% và 86,2%, các tháng 11, 12, 1 có độ ẩm thấp và thời tiết khô hanh.

Nói tóm lại, khí hậu thời tiết của huyện Việt Yên mang những nét đặc trưng của vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ có nhiều thuận lợi và có những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng, do đó ngành chăn nuôi của huyện cần được quan tâm hơn khi có diễn biến khí hậu bất thường làm phát sinh và lây lan của dịch bệnh.

b. Đặc điểm sông ngòi, thủy văn

+ Nguồn nước mặt:

Sông Cầu chảy qua địa phận Việt Yên bao bọc phía nam huyện, với chiều dài khoảng 22 Km, bề rộng trung bình 150 – 200m. Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư các xã phía Nam huyện và là ranh giới hành chính giữa Việt Yên và huyện Yên Phong, Quế Võ và thị xã Bắc Ninh.

Ngòi Cầu Sim nằm ở Phía Bắc Huyện, chảy qua các xã Thượng Lan, Việt Tiến, Minh Đức, Tự Lạn, Bích Sơn, Hồng Thái, Nghĩa Trung,…đổ ra Sông Thương. Chiều dài chảy qua địa phận huyện khoảng 19 Km, độ dốc lớn, sinh thủy chủ yếu vào mùa mưa.

Ngoài Sông Cầu và ngòi Cầu Sim trên địa bàn huyện còn có hệ thống kênh dẫn nước của xí nghiệp thủy nông sông Cầu, những vùng trũng cục bộ, ngắn, dốc chỉ có nước trong mùa mưa.

3.1.1.3. Đặc điểm địa hình, đất đai

a. Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, được chia làm 3 dạng chính:

- Địa hình đồi núi thấp: Thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam có độ cao trung bình từ 6 – 120m gồm các xã Việt Tiến, Thượng Lan, Minh Đức, Nghĩa Trung ở phía Bắc và Trung Sơn, Tiên Sơn, Ninh Sơn. Do đặc thù địa hình nên thế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn mạnh của vùng là sản xuất nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, dạng địa hình này thường gặp khó khăn về nguồn nước tưới. Do đó, một số diện tích trồng lúa trong những năm gần đây phải chuyển đổi sang các cây trồng khác như lạc, đỗ tương,…

- Địa hình bồn địa gò thấp: Dạng địa hình này được phân bố chủ yếu ở các xã phía Bắc của huyện. Độ cao trung bình từ 15 – 25m so với mặt nước biển. Hầu hết diện tích này đều đã được đưa vào sử dụng làm đất ở hoặc đất sản xuất rau mầu và chăn nuôi.

- Địa hình đồng bằng: Đây là vùng có giá trị kinh tế lớn nhất của huyện, tập trung ở phía Đông đường quốc lộ 1A, gồm các xã Quang Châu, Vân Trung, Hoàng Ninh,…và một số xã giữa huyện ven đường quốc lộ 37 như Hương Mai, Tự Lan, Bích Sơn, Hồng Thái. Độ cao bình quân so với mặt nước biển là 2,5 – 5m. Đây là vùng có điều kiện thuận lợi để thâm canh cây lương thực, hoa màu ngắn ngày và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

b. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Việt Yên

Để thấy được tình hình sử dụng đất đai của huyện Việt Yên trong những năm qua như thế nào, ta đi phân tích bảng 3.2 như sau:

Qua bảng 3.2 cho thấy, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện trong 3 năm vẫn ổn định và không có sự thay đổi với diện tích là 17.014,76 ha.

- Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số, tuy nhiên trong 3 năm từ 2010 đến 2012 diện tích đất nông nghiệp của cả huyện tuy có những sự biến động, song sự biến động không lớn lắm. Cụ thể năm 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp của cả huyện là 9.074,32 ha chiếm 53,33% tổng diện tích đất tự nhiên song đến năm 2012 diện tích này giảm xuống

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 37 - 146)