Chi phí và lợi nhuận của hộ giết mổ, bán buôn tính BQ/

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 92 - 96)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.4.3. Chi phí và lợi nhuận của hộ giết mổ, bán buôn tính BQ/

3.4.3.1. Đặc điểm chung của các hộ giết mổ, bán buôn

Các hộ giết mổ, bán buôn là những tác nhân rất quan trọng trong chuỗi giá trị thịt lợn. Hiện tại trên địa bàn huyện Việt Yên chưa có một cơ sở giết mổ nào tập trung, chuyên nghiệp mà chủ yếu vẫn là các hộ hoạt động với quy mô nhỏ, phương thức chủ yếu vẫn là giết mổ thủ công.

Hoạt động của các hộ giết mổ, bán buôn trên địa bàn đó là đi mua lợn hơi từ các hộ chăn nuôi, các trang trại hoặc là công ty, cũng có thể lấy lợn từ các thương lái thu gom sau đó về giết mổ và bán buôn lại lợn móc hàm cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn các cơ sở bán lẻ trên địa bàn. Đặc điểm chung của các hộ giết mổ, bán buôn được thể hiện qua bảng 3.22 như sau:

Bảng 3.22: Đặc điểm chung của các hộ giết mổ, bán buôn trên địa bàn huyện Việt Yên – Bắc Giang

Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra Hộ 30 100

Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 48 -

Trình độ văn hóa

- Cấp 1 - 0 0

- Cấp 2 - 27 90

- Cấp 3 - 3 10

Số năm HĐ giết mổ, bán buôn Năm 7 -

Quy mô cơ sở giết mổ m2/hộ 36,5

Phương pháp giết mổ

- Thủ công Hộ 30 100

- Công nghiệp Hộ 0 0

Số đầu lợn giết mổ Con/ngày 6 -

Số LĐ tham gia Người 3 -

- LĐ gia đình Người 3 100 - LĐ thuê Người 0 0 Vốn để hoạt động - Vốn vay Hộ 15 50 - Vốn tự có Hộ 15 50 Nguồn hàng Kg/tuần 2.226,33 100

- Người chăn nuôi Kg/tuần 1.523 68,41

- Người buôn chuyến Kg/tuần 233,33 10,48

- Người thu gom Kg/tuần 470 21,11

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Qua bảng 3.22 ta có thể thấy, trong số 30 hộ giết mổ, bán buôn được điều tra thì hầu hết các chủ hộ đều có tuổi đời ở nhóm trung niên (khoảng 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn tuổi), trình độ văn hóa của các hộ chủ yếu là trình độ cấp 2 (chiếm 90% tổng số hộ), 10% số hộ có trình độ cấp 3, không có hộ nào có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Cũng qua kết quả điều tra cho thấy, tuổi nghề của các hộ bình quân là 7 năm. Hầu hết các hộ áp dụng phương pháp giết mổ là thủ công (100%), trên địa bàn chưa có một cơ sở nào áp dụng phương pháp công nghiệp vào giết mổ, do quy mô hoạt động còn nhỏ (bình quân các hộ chỉ giết mổ 6 con/ngày), quy mô cơ sở giết mổ vẫn còn nhỏ (trung bình 36.5 m2/hộ), do quy mô giết mổ không lớn nên hầu hết các hộ không có nhu cầu về lao động, lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động giết mổ của hộ chủ yếu là lao động gia đình (100%), thỉnh thoảng mới có hộ phải thuê, nhưng lao động thuê chỉ khoảng 1 người làm việc trong thời gian nhu cầu thị trường về thịt lợn cao.

Về nhu cầu của các hộ giết mổ, bán buôn: Chỉ có 50% số hộ được hỏi cho rằng không có nhu cầu vay vốn, còn lại 50% số hộ thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, do chủ động được nguồn vốn nên các hộ sẽ lựa chọn phương thức thanh toán là trả trước 1 lần sau khi xem lợn, và trả hết sau khi đã bắt xong lợn, tùy theo sự thỏa thuận của hộ với các hộ chăn nuôi.

Về nguồn hàng: Nguồn hàng thu mua của các hộ giết mổ, bán buôn chủ yếu là từ các hộ chăn nuôi trên địa bàn (số lượng này chiếm 68,41% tổng số lượng giết mổ/tuần), còn lại là lấy từ các thương lái thu gom, và những người buôn chuyến. Bên cạnh đó, để giảm chi phí vận chuyển, các hộ cũng chủ yếu là thu mua thịt lợn hơi từ các hộ chăn nuôi trong xã (chiếm 74%), còn ở các cơ sở ngoài xã chỉ chiếm 24%.

Nói tóm lại, qua phân tích đặc điểm của các hộ giết mổ, bán buôn có thể thấy đây là một trong những tác nhân quan trọng trong chuỗi giá trị thịt lợn, nó góp phần thúc đẩy lưu thông, phân phối các sản phẩm của ngành thịt lợn đến người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn nói chung và gia công lợn nói riêng, bởi lẽ các sản phẩm thịt lợn gia công ngoài vận chuyển về nhà máy chế biến của công ty C.P, nó còn được phân phối ra các thị trường khác tiêu thụ, đặc biệt tiêu thụ trực tiếp trên địa bàn để giảm chi phí trung gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn 3.4.3.2. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ giết mổ, bán buôn

Để thấy được lợi nhuận mà các hộ giết mổ, bán buôn thu được, chúng ta đi xem xét và phân tích kết quả điều tra ở bảng 3.23 dưới đây:

Bảng 3.23. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ giết mổ, bán buôn (tính BQ/100kg lợn hơi)

Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị sản xuất 4.340 100

1.Chi phí trung gian 4.195,21 96,66

- Chi phí mua lợn hơi 4.150 98,92

- CP vận chuyển 22,5 0,54

- CP cho điện, nước, chất đốt 3,5 0,08

- CP nhân công 3,7 0,09

- CP khác 15,51 0,37

2. Giá trị gia tăng thô 144,79 3,34

-Trả lãi tiền vay 0,908 0,63

- Thuế, phí 15,18 10,48 - Lãi gộp 128,702 88,89 + Khấu hao 5,0 3,88 + Lãi ròng 123,702 96,12 3. Một số chỉ tiêu HQKT GO/IC 1,035 - VA/IC 0,035 - GPr/IC 0,031 - NPr/IC 0,030 -

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

Qua bảng 3.23 cho thấy, các hộ giết mổ bán, bán buôn họ thường bắt lợn lai về giết mổ, với mỗi con lợn hơi trọng lượng 100kg sau khi giết mổ tỷ lệ móc hàm khoảng 80%, bán với giá 52.000đ/kg, các sản phẩm phụ như nội tạng bán với giá 9.000 – 10.000/kg. Như vậy, từ 100kg lợn hơi có thể tính toán ra giá trị là 4.340.000đ. Tuy nhiên, trong giá trị sản xuất đó, chi phí trung gian chiếm 96,66% chủ yếu là chi phí mua lợn hơi chiếm 98,92% tổng chi phí trung gian (trung bình các hộ giết mổ mua lợn hơi với giá 41.500đ/kg), trong các chi phí trung gian thì chi phí thuê nhân công cũng như điện nước là thấp nhất, vì hầu hết các hộ chủ động được lao động, chỉ thuê khi có nhu cầu hàng lớn, còn hầu hết là sử dụng lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn động gia đình, phương pháp giết mổ thủ công là chính nên chi phí điện nước không đáng kể. Do vậy, sau khi trừ các khoản chi phí trung gian, hoạt động giết mổ lợn tạo ra giá trị gia tăng là 144,79 nghìn đồng chiếm 3,34% giá trị sản xuất. Lãi gộp của người giết mổ là 128,702 nghìn đồng chiếm 88,89% giá trị gia tăng thô, sau khi trừ đi khấu hao các tài sản thì lãi ròng mà hộ nhận được là 123,702 nghìn đồng. Bên cạnh đó, qua bảng số liệu cũng cho thấy được hiệu quả kinh tế mà hoạt động giết mổ, bán buôn mang lại cho các hộ. Do chi phí sản xuất trung gian cao nên giá trị sản xuất tạo ra trên 1 nghìn đồng chi phí là không lớn chỉ đạt 1,035 nghìn đồng, tương ứng với lãi ròng tạo ra là 0,030 nghìn đồng. Tuy nhiên, qua phân tích ta cũng có thể thấy rằng hoạt động giết mổ, bán buôn có đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ, mặc dù không cao nhưng lợi nhuận mà họ nhận được cũng cao hơn so với các hộ gia công lợn thịt nhận được từ 100kg lợn hơi, và với lợi nhuận khoảng 123,702 nghìn đồng/100kg lợn hơi, thì mỗi ngày hộ cũng thu được lợi nhuận 618,51 nghìn đồng, mỗi tháng thu được 17.318,28 nghìn đồng, mỗi năm thu được bình quân là 207.819,36 nghìn đồng. Như vậy, so với các hoạt động kinh tế khác thì hoạt động giết mổ, bán buôn thịt lợn vẫn mang lại hiệu quả kinh tế tương cao cho các hộ.

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 92 - 96)