Phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 109 - 112)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.6.2. Phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức

nuôi gia công tại huyện Việt Yên

Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công khá phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân nông thôn, đồng thời phát triển được mô hình kinh tế hợp tác “4 nhà” trong nông nghiệp, nông thôn. Để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các tác nhân khi tham gia chỗi giá trị, từ đó đưa ra những giải pháp cho hợp lý, chúng tiến hành tổng hợp và phân tích SWOT như sau:

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Chăn nuôi gia công chủ yếu là sản xuất các giống lợn ngoại, và các giống của công ty tự sản xuất, lai tạo nên cho năng suất cao (trung bình trọng lượng từ 110 - 120kg/con lợn hơi).

- Chủ động được nguồn thức ăn cũng như các yếu tố đầu vào của sản xuất. - Đầu ra ổn định, ít rủi ro hơn so với việc chăn nuôi lợn theo hình thức tự do. - Tạo ra thu nhập tương đối ổn định cho các hộ tham gia chăn nuôi gia công lợn.

- Quy mô chăn nuôi lớn (trung bình 600 - 2500 lợn nái sinh sản, và từ 1000 - 10.000 con lợn thịt) nên đòi hỏi đầu tư vốn ban đầu rất lớn, trang thiết bị hiện đại, có địa điểm rộng để sản xuất.

- Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên hay có dịch bệnh xảy ra làm giảm hiệu quả sản xuất.

- Giá gia công rất thấp nên hiệu quả kinh tế thu được so với vốn đầu tư ban đầu của các hộ là rất thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn - Có thị trường tiêu thụ rộng, có điều

kiện giao thông thuận lợi cho việc phân phối, tiêu thụ sản phẩm ra các vùng, các địa phương khác.

- Vấn đề xử lý môi trường tại các trang trại chăn nuôi vẫn chưa được đảm bảo gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường xung quanh.

- Chủ trang trại thiếu kinh nghiệm quản lý nên hao hụt/lứa còn cao nên lợi nhuận thu được thấp.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Tạo cơ hội phát triển kinh tế cho người dân nông thôn trên chính quê hương của họ.

- Tạo cơ hội việc làm cho lao động nông thôn (trung bình mỗi trang trại cũng cần đến khoảng 25 – 30 công nhân) với quy mô 3000 – 5000 con lợn thịt. - Có nhiều chính sách ưu tiên nên có cơ hội được vay vốn ưu đãi để phát triển mô hình kinh tế trang trại trong chăn nuôi.

- Mạng lưới các kênh phân phối phát triển tạo điều kiện phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm.

- Với sự đảm bảo ổn định đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, hạn chế được tối đa rủi ro do mô hình khép kín sẽ thu hút được nhiều hộ tham gia chăn nuôi gia công lợn trong thời gian tới. - Nhu cầu của thị trường trong nước cũng như trên thế giới ngày càng cao về các sản phẩm chế biến, cũng như các sản phẩm tươi sống ngày càng lớn.

- Do điều kiện khí hậu, nên dịch bệnh xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho công tác kiểm dịch và phòng bệnh.

- Chịu sự cạnh tranh, đặc biệt cạnh tranh về giá so với các sản phẩm nội địa nuôi theo hình thức tự do.

- Các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường ngày càng chặt chẽ.

- Thời hạn vay vốn ngắn nên gây khó khăn cho việc xây dựng định hướng phát triển lâu dài.

- Nhiều chủ trang trại có tư tưởng phá hợp đồng khi giá cả thị trường gia tăng, và lãi suất thu được không cao.

- Các sản phẩm chế biến chịu sự quản lý chặt chẽ của những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn Qua việc xây dựng ma trận SWOT, chúng tôi kết hợp từng đôi một như sau: S và O; W và T; S và T; W và O. Cách phân tích này sẽ giúp cho việc đưa ra những định hướng giải pháp thích hợp để phát triển mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trong thời gian tới. Cụ thể ma trận SWOT được phân tích như sau:

- Về điểm mạnh và cơ hội: Ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện Việt Yên đã ứng dụng được công nghệ mới vào sản xuất, áp dụng việc đưa các giống có năng suất cao vào phát triển chăn nuôi, nguồn thức ăn được chủ động cũng như các yếu tố đầu vào được chủ động, có thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, đồng thời Nhà nước cũng như địa phương có những chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi, đồng thời cùng với sự phát triển các kênh phân phối tạo cơ hội cho ngành chăn nuôi gia công lợn phát triển, góp phần phát triển kinh tế hộ nói riêng và kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện Việt Yên nói chung.

- Về điểm yếu và thách thức: Nhìn chung quy mô chăn nuôi của các hộ gia công tương đối lớn, đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Hơn nữa do điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên dịch bệnh rất dễ phát sinh gây khó khăn trong công tác phòng bênh và kiểm dịch, điều này làm cho tỷ lệ hao hụt trên lứa lớn dẫn đến những tổn thất làm giảm năng suất, trong khi giá gia công mà công ty C.P trả cho các hộ rất thấp điều này làm cho hiệu quả đầu tư vốn của các hộ chưa cao. Mặt khác, công tác vệ sinh môi trường đòi hỏi yêu cầu tương đối chặt chẽ trong khi vấn đề đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải của các trang trại chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng trực tiếp đến những người dân sống xung quanh khu vực trang trại. Ngoài ra các sản phẩm của chăn nuôi lợn gia công chịu sự cạnh tranh rất lớn về giá cũng như chất lượng trên thị trường, nhiều chủ trang trại chưa có kinh nghiệm trong quản lý kinh tế trang trại nên hiệu quả kinh doanh chưa cao, do vậy nhiều chủ trang trại có tư tưởng phá hợp đồng với công ty khi giá cả sản phẩm trên thị trường tăng cao hoặc là khi công việc gia công không có lãi.

- Về điểm mạnh và thách thức: Hình thức chăn nuôi lợn gia công có thể nói là một mô hình giúp người dân làm giàu trên chính quê hương của họ, song

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn để đảm bảo điều này công ty C.P cần tổ chức các lớp đào tạo kinh nghiệm quản lý cho các chủ trang trại, gia tăng giá gia công/ kg lợn hơi, có chính sách hỗ trợ 1 phần vốn đầu tư ban đầu cho các hộ để tránh hiện trạng vốn của các hộ phụ thuộc chính vào nguồn vốn vay, trong khi hiệu quả sản xuất không cao, nên các hộ mất thời gian rất lâu để hoàn vốn, khiến cho nhiều chủ trang trại có tư tưởng phá hợp đồng. Hơn nữa cần làm tốt công tác phòng dịch, cũng như đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, đồng thời có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chế biến để nâng sức cạnh tranh cho các sản phẩm.

- Về điểm yếu và cơ hội: Trên cơ sở khắc phục những điểm yếu, nắm bắt những cơ hội. Cần mở các lớp huấn luyện về kỹ thuật chăn nuôi cũng như quản lý cho các chủ trang trại để góp phần nâng cao năng suất và quản lý trang trại có hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi. Tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi để giảm chi phí trung gian, giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần có chính sách ưu tiên vay vốn xây dựng ban đầu cho các hộ chăn nuôi để tạo điều kiện cho mô hình chăn nuôi gia công phát triển bền vững, mang lại hiệu quả và sự an toàn cho người dân. Hơn nữa, công ty nên có chính sách nâng cao giá gia công khi gái thị trường tăng lên, đồng thời có chế độ hỗ trợ hao hụt khi các hộ chăn nuôi gặp rủi ro về dịch bệnh nhằm đảm bảo sự phát triển và ổn định năng suất cũng như thị trường đầu vào và đầu ra trong chăn nuôi gia công.

Một phần của tài liệu phân tích chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn theo hình thức nuôi gia công trên địa bàn huyện việt yên bắc giang (Trang 109 - 112)