Phân loại thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 29)

1.5 .Khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của thỏa ƣớc lao động tập thể

1.5.3. Phân loại thỏa ước lao động tập thể

Có nhiều cách phân loại TƢLĐTT nhƣng pháp luật Việt Nam phân loại TƢLĐTT dựa theo chủ thể ký kết và phạm vi áp dụng, theo đó thƣơng lƣợng tập thể

31 Điều 70 BLLĐ 2012.

32 Khoản 1 Điều 84 BLLĐ 2012.

33 Đỗ Năng Khánh, “Một số vấn đề lý luận về thỏa ƣớc lao động tập thể”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2007, tr. 48-56.

23

diễn ra ở cấp nào thì TƢLĐTT đƣợc ký kết ở cấp đó. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 BLLĐ 2012 thì TƢLĐTT bao gồm TƢLĐTT doanh nghiệp, TƢLĐTT ngành và hình thức TƢLĐTT khác do chính phủ quy định. Đây là quy định mới, tiến bộ bởi theo BLLĐ năm 1994 sửa đổi năm 2002, 2006, 2007 (gọi chung là BLLĐ 1994 sửa đổi, bổ sung) ở Điều 54 chỉ thừa nhận TƢLĐTT doanh nghiệp và TƢLĐTT ngành.

TƢLĐTT doanh nghiệp là thỏa ƣớc chỉ có hiệu lực trong phạm vi doanh nghiệp, thỏa ƣớc này đƣợc ký kết giữa đại diện tập thể lao động tại cơ sở với NSDLĐ hoặc đại diện của NSDLĐ35. Ở Việt Nam, loại thỏa ƣớc này là phổ biến nhất bởi vì quá trình thƣơng lƣợng, ký kết dễ thực hiện, vấn đề trao đổi quan điểm, thông tin đơn giản, khơng địi hỏi bộ máy đàm phán phức tạp. Từ TƢLĐTT doanh nghiệp sẽ rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm cho việc xây dựng TƢLĐTT vùng, ngành, tuy nhiên loại thỏa ƣớc này cũng có nhƣợc điểm là điều kiện lao động của NLĐ ở từng doanh nghiệp khác nhau sẽ khác nhau, tạo nên sự phân biệt đối xử khi NLĐ làm việc nhƣ nhau mà lợi ích khác nhau. Hoặc là đối với những doanh nghiệp hoạt động theo quy mô lớn, cơ cấu tổ chức phức tạp, doanh nghiệp chia ra nhiều bộ phận độc lập với những điều kiện lao động khác nhau thì việc ký kết TƢLĐTT doanh nghiệp là một việc khó khăn, trong khi nếu những doanh nghiệp này ký kết TƢLĐTT bộ phận doanh nghiệp thì sẽ hợp lý hơn. Tuy nhiên hiện nay pháp luật nƣớc ta chƣa quy định về loại thỏa ƣớc này.

TƢLĐTT ngành là thỏa ƣớc đƣợc ký kết giữa Chủ tịch Cơng đồn ngành và đại diện của tổ chức đại diện NSDLĐ đã tham gia thƣơng lƣợng tập thể ngành36, có hiệu lực trong phạm vi trong một ngành kinh tế - kỹ thuật. TƢLĐTT ngành có ƣu điểm là khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của TƢLĐTT doanh nghiệp, nghĩa là mức lƣơng, điều kiện lao động trong một ngành kinh tế - kỹ thuật sẽ nhƣ nhau ở các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên việc ký kết TƢLĐTT này có khó khăn do địi hỏi các doanh nghiệp trong một ngành kinh tế - kỹ thuật phải có sự phát triển đồng đều với nhau và phải có sự tƣơng đồng về điều kiện lao động và sử dụng lao động. Do đó mặc dù Việt Nam đã thừa nhận TƢLĐTT ngành nhƣng trên thực tế, việc triển khai thực hiện là rất khó khăn và hiện nay pháp luật Việt Nam cũng chƣa có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về thỏa ƣớc ngành mà cơ quan có thẩm quyền chỉ mới ban hành Quyết định 1846/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 12 năm 2008 về việc thí điểm thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT ngành Dệt May Việt Nam. Trên thế giới, loại thỏa ƣớc này đƣợc sử dụng phổ biến ở các nƣớc Tây Âu, do điều kiện kinh tế của

35 Khoản 1 Điều 83 BLLĐ 2012 36 Khoản 1 Điều 87 BLLĐ 2012

24

các quốc gia này mà giới chủ sử dụng lao động và NLĐ đều đƣợc tổ chức theo ngành.

Pháp luật và thực tiễn ở một số quốc gia trên thế giới còn ghi nhận một số loại TƢLĐTT khác nhƣ TƢLĐTT bộ phận doanh nghiệp, TƢLĐTT vùng và TƢLĐTT toàn quốc37.

Nhƣ vậy, mỗi loại TƢLĐTT đều có những ƣu, nhƣợc điểm riêng và tùy thuộc điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ mà áp dụng loại thỏa ƣớc cho phù hợp, góp phần làm cho quan hệ lao động phát triển ổn định và quyền lợi của NLĐ đƣợc bảo vệ một cách tối ƣu nhất. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đƣa ra khuyến nghị rằng: “tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn loại thỏa ƣớc lao động tập thể phù hợp với điều kiện thực tế. Với từng loại thỏa ƣớc khác nhau sẽ thống nhất đƣợc điều kiện lao động và sử dụng lao động trong cùng một ngành nghề, vùng, địa bàn, doanh nghiệp; hạn chế đƣợc sự cạnh tranh cũng nhƣ yêu sách cục bộ của các bên”38.

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)