Vai trò, ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 29 - 30)

1.5 .Khái niệm, đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của thỏa ƣớc lao động tập thể

1.5.4. Vai trò, ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể

TƢLĐTT góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định giữa NLĐ và NSDLĐ, giúp hai bên trong quan hệ lao động điều hịa lợi ích và giảm thiểu xung đột; giúp hạn chế tranh chấp lao động và đình cơng.

Thơng qua sức mạnh của tập thể lao động, NLĐ thƣơng lƣợng, thỏa thuận với NSDLĐ để đạt đƣợc những điều kiện lao động tốt hơn, nâng cao vị thế của NLĐ trong doanh nghiệp đồng thời để NSDLĐ không lạm quyền, cậy thế mà chèn ép, qua đó hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng đƣợc nâng cao do NLĐ khi nhận đƣợc quyền lợi thì cũng ý thức đƣợc nghĩa vụ lao động của mình. Nhƣ vậy, mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ càng hài hịa, ổn định thì càng giảm thiểu đƣợc những mâu thuẫn, tranh chấp lao động khơng đáng có trong doanh nghiệp.

TƢLĐTT là cơ sở để các bên bảo vệ quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Tranh chấp lao động cá nhân thƣờng là tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ về các quy định trong hợp đồng lao động, nhƣ vậy lúc này hợp đồng lao động sẽ là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp đã ký kết TƢLĐTT thì cơ

37 Đỗ Hải Hà, “Thỏa ƣớc lao động tập thể”, Giáo trình Luật Lao động, Trần Hồng Hải (chủ biên), Nxb. Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2011, tr. 214.

38 Đỗ Năng Khánh, “Một số vấn đề lý luận về thỏa ƣớc lao động tập thể”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2007, tr. 48-56.

25

quan giải quyết tranh chấp sẽ đối chiếu các quy định trong hợp đồng lao động với TƢLĐTT, nếu hợp đồng lao động có những điều khoản bất lợi hơn cho NLĐ so với TƢLĐTT thì lúc này cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào TƢLĐTT để giải quyết tranh chấp.

Đối với tranh chấp lao động tập thể thì thƣờng là những tranh chấp liên quan tới những điều khoản đƣợc ghi trong thỏa ƣớc, ví dụ nhƣ NSDLĐ khơng tn theo điều kiện làm việc cũng nhƣ tiền lƣơng, tiền thƣởng,… của NLĐ đƣợc ghi trong thỏa ƣớc hoặc tranh chấp về việc sửa đổi, bổ sung thỏa ƣớc khi TƢLĐTT có những điều khoản khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Lúc này cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào nội dung của TƢLĐTT để giải quyết tranh chấp lao động tập thể.

TƢLĐTT là nguồn quan trọng bổ sung cho pháp luật lao động

Pháp luật chỉ mang tính khn mẫu, khơng quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Hơn nữa, pháp luật phát triển chậm hơn so với sự phát triển của kinh tế xã hội, không thể điều chỉnh hết các quan hệ lao động phát sinh trong xã hội và quá trình xây dựng văn bản pháp luật cũng là một quá trình cần nhiều thời gian, cơng sức. Trƣớc tình hình đó, TƢLĐTT có vai trị quan trọng giúp cho các điều kiện lao động đƣợc điều chỉnh theo hƣớng phù hợp hơn, khắc phục đƣợc những thiếu vắng các quy định của pháp luật. TƢLĐTT có tính động, trong q trình thi hành thỏa ƣớc, nếu nội dung của thỏa ƣớc khơng cịn phù hợp với tình hình sản xuất kinh danh của doanh nghiệp thì hai bên có thể thỏa thuận sửa đổi, bổ sung thỏa ƣớc cho phù hợp. Đây cũng là kênh quan trọng giúp cho cơ quan Nhà nƣớc xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)