1.6 .Sơ lƣợc về thỏa ƣớc lao động tập thể một số nƣớc trên thế giới
1.7.1. Khái qt về vai trị của Cơng đồn đối với thỏa ước lao động tập thể
Trên thế giới, cùng với sự ra đời của Cơng đồn trong các cuộc Cách mạng tƣ sản ở Châu Âu, TƢLĐTT cũng ra đời từ rất sớm. Trong một báo cáo vào giữa thập niên 1930, ILO đã khẳng định TƢLĐTT đã từng bƣớc trở thành một thành tố quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của một xã hội công nghiệp hiện đại45.
Cơ chế thƣơng lƣợng tập thể phát triển mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với đó là sự ra đời của nhiều Công ƣớc quốc tế quy định về thƣơng lƣợng tập thể nhƣ: Công ƣớc 87 năm 1948 của ILO về tự do liên kết và bảo vệ quyền lập hội. Tại Điều 2 của Công ƣớc 87 quy định NLĐ có quyền hợp thành những tổ chức theo sự lựa chọn của mình, có quyền gia nhập tổ chức đó với một điều kiện duy nhất là theo đúng điều lệ của tổ chức hữu quan. Hay Công ƣớc 98 của ILO về việc áp dụng các nguyên tắc về quyền lập hội và thƣơng lƣợng tập thể.
Tiếp theo là Công ƣớc 135 năm 1971 “Công ƣớc đại diện của NLĐ cùng với khuyến nghị 143: “khuyến nghị về đại diện NLĐ”, tại Điều 2 Công ƣớc 135 quy định rằng mọi thuận lợi thích ứng trong cơ sở phải đƣợc dành cho các đại diện NLĐ, để họ có thể làm trịn chức năng của mình một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Tuy nhiên đây chỉ là một quy định mang tính hình thức vì khơng quy định cụ thể quyền hạn của tổ chức đại diện NLĐ. Khắc phục những điểm yếu đó, ILO đã ghi nhận quyền thƣơng lƣợng tập thể của đại diện NLĐ tại Điều 2 Công ƣớc 154 “Công ƣớc thƣơng lƣợng tập thể” năm 1981 cùng với đó là khuyến nghị 163 “khuyến nghị về thƣơng lƣợng tập thể”.
Qua việc tìm hiểu pháp luật quốc tế cho thấy tầm quan trọng của Cơng đồn trong việc thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT bởi đây là cơ chế vô cùng cần thiết để tạo điều kiện cho NLĐ thể hiện tiếng nói của mình trong quan hệ lao động, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt hơn và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Hiện nay vai trò của tổ chức Cơng đồn trong việc thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT đƣợc nhiều hệ thống pháp luật của các quốc gia ghi nhận và thực hiện nhƣ Anh, Pháp, Thái Lan,…
45 Đỗ Hải Hà, “Thỏa ƣớc lao động tập thể”, Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Trần Hồng Hải (chủ biên),
29
Ở Việt Nam, nhận thức đƣợc vai trị của Cơng đồn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ, ý nghĩa của việc ký kết TƢLĐTT giữa NLĐ với NSDLĐ và việc tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm tiến bộ của các nƣớc trên thế giới nên ngay từ rất sớm hệ thống pháp luật nƣớc ta đã có những điều khoản ghi nhận về vấn đề này, cụ thể Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi nhận, đã quy định về TƢLĐTT. Tại Điều thứ 38 Tiết thứ 3 Sắc lệnh 29/SL thì chủ thể ký kết tập hợp khế ƣớc bên phía NLĐ là đại biểu Cơng đồn, nếu khơng có Cơng đồn thì đại biểu cơng nhân nhƣng phải có giấy ủy quyền. Do ban hành quá sớm và do hoàn cảnh, điều kiện kinh tế xã hội lúc bấy giờ, Việt Nam đang phải đối mặt với các cuộc kháng chiến nên mặc dù quy định về TƢLĐTT nhƣng không thể triển khai thực hiện và trên thực tế cũng khơng tồn tại bất kì một tập hợp khế ƣớc nào.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 1954, nƣớc ta tập trung khôi phục kinh tế miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Để đáp ứng đòi hỏi của xã hội, Điều lệ tạm thời về hợp đồng tập thể đƣợc ban hành kèm Nghị định 172/NĐ-CP ngày 21/11/1963 đã ra đời. Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 172 thì chủ thể ký kết hợp đồng tập thể là giám đốc xí nghiệp và Ban chấp hành Cơng đồn, và các hợp đồng tập thể đƣợc ký kết trong giai đoạn này là nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động, từ đó hồn thành các kế hoạch mà Nhà nƣớc đã đề ra.
Đến khi đất nƣớc hồn tồn giải phóng, nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ hội nhập, Nhà nƣớc thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần và cho các chủ thể tự do thỏa thuận về điều kiện lao động trong khuôn khổ pháp luật. Nghị định 172/NĐ-CP khơng phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội mới. Để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới, Nhà nƣớc ban hành Nghị định 18/NĐ-CP ngày 26/12/1992. Hàng loạt các TƢLĐTT trong thời kỳ này đƣợc ký kết, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Nghị định số 18/NĐ-CP về TƢLĐTT ban hành rất kịp thời, điều chỉnh những quan hệ lao động phát sinh trong thời buổi kinh tế thị trƣờng và có vai trị quan trọng trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa và những quy định trong Nghị định 18 về TƢLĐTT rất tiến bộ, là cơ sở, nền tảng cho các quy định trong BLLĐ về TƢLĐTT giai đoạn sau này46.
Từ khi Nghị định 18/NĐ-CP đƣợc ban hành và đƣợc triển khai thực hiện, nƣớc ta nhiều lần ban hành, sửa đổi, bổ sung BLLĐ, trong đó có các quy định về
46 Điều 1 Nghị định 18/NĐ-CP ngày 26/12/1992 quy định chủ thể ký kết TƢLĐTT là đại diện tập thể NLĐ và NSDLĐ. TƢLĐTT đƣợc thƣơng lƣợng, ký kết trên ngun tắc bình đẳng, cơng khai (Điều 3 Nghị định 18/NĐ-CP) và Nhà nƣớc khuyến khích những bản thỏa ƣớc có lợi cho NLĐ so với quy định của pháp luật lao động.
30
TƢLĐTT nhƣ BLLĐ 1994, BLLĐ 1994 sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 và hiện nay là BLLĐ năm 2012, các Bộ luật này đều khẳng định vai trò quan trọng của Cơng đồn trong việc thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hịa, ổn định, góp phần làm cho đất nƣớc ngày càng phát triển.
Tóm lại, TƢLĐTT xuất hiện ở nƣớc ta từ rất sớm nhƣng tùy từng thời kỳ mà
TƢLĐTT đƣợc xây dựng nhằm mục tiêu khác nhau và Cơng đồn phải có cơ chế thƣơng lƣợng, thỏa thuận phù hợp với tình hình xã hội lúc đó để có thể ký kết những bản TƢLĐTT hiệu quả, phát huy tác dụng trên thực tế.