Các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 66 - 71)

1.6 .Sơ lƣợc về thỏa ƣớc lao động tập thể một số nƣớc trên thế giới

2.4.1. Các quy định của pháp luật

Các quy định về TƢLĐTT đƣợc quy định trong BLLĐ 1994 sửa đổi, bổ sung khi thi hành trong thực tiễn đã phát sinh nhiều bất cập, khắc phục những lỗ hỏng của pháp luật, BLLĐ 2012 đã có những quy định theo hƣớng hoàn thiện hơn nhƣ sau:

Thứ nhất, Điều 69, Điều 74, Khoản 4 Điều 3 BLLĐ 2012 quy định chủ thể

thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT doanh nghiệp đƣợc mở rộng hơn, đối với những doanh nghiệp chƣa thành lập CĐCS thì Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở sẽ đại diện cho tập thể NLĐ thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT, quy định này của pháp luật đã đảm bảo đƣợc quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ trong doanh nghiệp khi họ có nhu cầu xác lập điều kiện lao động mới, khắc phục đƣợc tình trạng những doanh nghiệp chƣa thành lập CĐCS thì khơng thể thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT nhƣ trong thời gian qua.

62

Thứ hai, BLLĐ 2012 tại Chƣơng V đã bổ sung thêm mục thƣơng lƣợng tập

thể, tại Điều 71 BLLĐ 2012 đã quy định rõ quy trình thƣơng lƣợng tập thể từ khâu chuẩn bị thƣơng lƣợng đến khi thƣơng lƣợng, những việc Cơng đồn cần phải làm nhƣ tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động trong doanh nghiệp, những việc NSDLĐ phải làm nhƣ cơng bố tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi NLĐ yêu cầu. Quy định này của pháp luật là rất tiến bộ, đảm bảo việc thƣơng lƣợng tập thể đƣợc diễn ra một cách thực chất hơn.

Thứ ba, theo Điều 73 BLLĐ 2012 thì nội dung của TƢLĐTT là những điều

kiện lao động mà hai bên đã đạt đƣợc thông qua thƣơng lƣợng tập thể, nhƣ vậy nội dung của TƢLĐTT không bao gồm những nội dung bắt buộc nhƣ quy định tại Khoản 2 Điều 46 BLLĐ 1994 sửa đổi, bổ sung. Điều 73 BLLĐ 2012 tạo điều kiện cho việc ký kết TƢLĐTT với nội dung tiến bộ, có lợi cho NLĐ trong doanh nghiệp, tránh trƣờng hợp TƢLĐTT đƣợc ký kết mang tính hình thức, chỉ là sự sao chép các quy định của pháp luật nhƣ trong thời gian qua.

Thứ tƣ, Khoản 3 Điều 71 BLLĐ 2012 quy định rõ trách nhiệm của tổ chức

Cơng đồn trong việc tun truyền, phổ biến rộng rãi nội dung của thỏa ƣớc cho tập thể NLĐ trong doanh nghiệp biết và lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động để đi đến ký kết TƢLĐTT, nhƣ vậy NLĐ sẽ nắm rõ hơn về nội dung của thỏa ƣớc, khi biểu quyết thơng qua thì cũng phản ánh rõ ý chí của NLĐ và điều này góp phần làm cho NLĐ thấy đƣợc TƢLĐTT là kết quả của chính tập thể NLĐ và NSDLĐ trong doanh nghiệp, q trình thi hành thỏa ƣớc sau đó cũng sẽ đƣợc đảm bảo hơn.

Thứ năm, Điều 75 BLLĐ 2012 quy định sau khi TƢLĐTT đƣợc ký kết thì

NSDLĐ hoặc đại diện NSDLĐ phải gửi TƢLĐTT đến cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, đây là quy định phù hợp bởi TƢLĐTT là thỏa thuận của hai bên trong quan hệ lao động, cơ quan Nhà nƣớc không nên can thiệp sâu vào thỏa thuận của hai bên mà chỉ kiểm tra, giám sát thỏa ƣớc nhằm đảm bảo chất lƣợng và hiệu lực của thỏa ƣớc.

Thứ sáu, tại Khoản 2 Điều 188 BLLĐ 2012, Điều 10 Luật Cơng đồn 2012,

Khoản 2 Điều 13 Nghị định 43/2013/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc hỗ trợ CĐCS thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là khi CĐCS thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT. Đây là quy định phù hợp, nhằm đảm bảo sự tham gia của Cơng đồn cấp trên trực tiếp vào q trình thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT giữa CĐCS với NSDLĐ, qua đó hoạt động của CĐCS đƣợc hiệu quả hơn, tránh sự áp đặt từ phía NSDLĐ.

Thứ bảy, đối với TƢLĐTT ngành, BLLĐ 2012 đã có những quy định cụ thể

63

quy định về quan hệ giữa TƢLĐTT doanh nghiệp với TƢLĐTT ngành và Điều 89 BLLĐ 2012 quy định về thời hạn của TƢLĐTT ngành. Nhƣ vậy, quy định này của pháp luật đã tạo điều kiện cho việc thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT ngành đƣợc thực hiện trên thực tế.

Mặc dù BLLĐ 2012 đã khắc phục đƣợc những hạn chế của BLLĐ 1994 sửa đổi, bổ sung nhƣng khi thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT vẫn gặp một số khó khăn nhất định; bên cạnh đó có những quy định mà BLLĐ 1994 sửa đổi, bổ sung trong quá trình thi hành thể hiện bất cập nhƣng BLLĐ 2012 vẫn giữ nguyên, vì vậy tác giả tiếp tục có những kiến nghị sau nhằm đảm bảo việc thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT đƣợc hiệu quả, thực chất hơn:

Một, về đại diện thƣơng lƣợng, ký kết thỏa ƣớc tập thể phía NLĐ.

Theo số liệu cơng bố của Tổng cục thống kê, tính đến hết tháng 12/2009, cả nƣớc có 289.672 doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động, trong đó có khoảng 181.043 doanh nghiệp đã thành lập CĐCS. Theo số liệu thống kê của Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam, tính đến hết tháng 12/2009 thì tổng số cán bộ Cơng đồn chuyên trách của toàn bộ hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là 7.690 ngƣời, trong đó số cán bộ Cơng đồn cấp trên trực tiếp của CĐCS (là những ngƣời chủ yếu sẽ thực hiện các quy định mới của pháp luật về vai trị của Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc đại diện thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT với doanh nghiệp ở những doanh nghiệp chƣa thành lập CĐCS) là 4.711 ngƣời92. Theo số liệu thống kê trên thì trong thời gian qua vẫn cịn rất nhiều những doanh nghiệp chƣa thành lập CĐCS, tuy nhiên đội ngũ cán bộ Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở vẫn cịn chƣa nhiều, khơng thể đáp ứng đủ nếu NLĐ tại các doanh nghiệp chƣa có CĐCS có nhu cầu thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT. Vì vậy cơ quan Nhà nƣớc cần ban hành văn bản hƣớng dẫn kịp thời, cần có những quy định về việc tăng biên chế của cán bộ Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở. Cơng đồn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng cần phải tăng cƣờng cơng tác đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, trình độ, kiến thức pháp luật cho cán bộ Cơng đồn cấp mình có đủ khả năng thƣơng lƣợng, đàm phán khi NLĐ có nhu cầu.

Hai, để giải quyết trƣờng hợp thƣơng lƣợng bất thành, một bên trong quá trình

thƣơng lƣợng tập thể có thái độ thiếu thiện chí, bất hợp tác (thƣờng là NSDLĐ), pháp luật cần sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành về những hành vi thiếu thiện chí trong q trình thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT, quy định rõ nguyên tắc và tiêu chí để xác định một hành vi của NSDLĐ là vi phạm nghĩa vụ thƣơng lƣợng

92 Ý kiến chuyên gia về các quy định liên quan đến quan hệ lao động của Bộ luật Lao động và Luật Cơng đồn (sửa đổi), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tháng 2-2011, tr. 40.

64

thiện chí bởi hiện nay hành vi của NSDLĐ rất tinh vi, khó phát hiện. Bên cạnh đó, pháp luật cũng cần hƣớng dẫn rõ trình tự, thủ tục và thẩm quyền ra quyết định cuối cùng đối với những hành vi cụ thể đó để đảm bảo việc thƣơng lƣợng đƣợc thực chất hơn. Thẩm quyền giải quyết có thể thuộc về cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ cơ quan Thanh tra lao động hoặc các thiết chế ba bên nhƣ Ủy ban quan hệ lao động.

Ba, để TƢLĐTT đƣợc thơng qua có nội dung tiến bộ, nội dung của thỏa ƣớc

là kết quả của quá trình thƣơng lƣợng, là sản phẩm của NLĐ và NSDLĐ thì việc lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lao động, pháp luật cần quy định cụ thể theo hƣớng việc lấy ý kiến biểu quyết nên là hình thức bỏ phiếu kín, trực tiếp nhằm bảo đảm có thể thu nhận đƣợc ý chí của NLĐ một cách chính xác. Đối với những doanh nghiệp có quy mơ lớn, đơng NLĐ thì có thể chia đơn vị bỏ phiếu để đảm bảo tất cả NLĐ đều đƣợc tham gia, đều đƣợc biết đến nội dung của thỏa ƣớc và đó cũng là cơ sở để đảm bảo việc tuân thủ thỏa ƣớc sau này.

Bốn, những quy định về sửa đổi, bổ sung thỏa ƣớc tại Điều 77 cần đƣợc quy

định theo hƣớng dễ dàng hơn, cụ thể là không nên quy định hai bên chỉ đƣợc quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa ƣớc sau 3 tháng thực hiện đối với thỏa ƣớc có hiệu lực dƣới 1 năm và sau 6 tháng đối với thỏa ƣớc có thời hạn từ 1-3 năm, mà khi hai bên đồng ý sửa đổi, bổ sung thỏa ƣớc thì pháp luật nên tạo điều kiện để hai bên có thể tự do thỏa thuận sửa đổi, bổ sung khi những nội dung của thỏa ƣớc đã ký kết khơng cịn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp hiện tại, khơng phù hợp với sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu lực và tính ổn định của TƢLĐTT đã ký kết trƣớc đó thì việc sửa đổi, bổ sung thỏa ƣớc cần kèm theo một số điều kiện nhất định, chẳng hạn nhƣ việc sửa đổi, bổ sung thỏa ƣớc phải đƣợc sự đồng ý của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền nhƣ cơ quan Thanh tra lao động (nhằm đảm bảo cho TƢLĐTT không bị sửa đổi, bổ sung một cách tùy tiện và cơ quan Thanh tra lao động có thể giám sát q trình thực hiện quan hệ lao động giữa NLĐ và NSDLĐ đƣợc chặt chẽ hơn) và việc sửa đổi, bổ sung thỏa ƣớc phải mang lại lợi ích cho NLĐ cao hơn so với quy định của pháp luật và TƢLĐTT đƣợc ký kết trƣớc đó.

Năm, đối với chế tài xử phạt vi phạm hành chính, Điều 9 Nghị định

47/2010/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động cần đƣợc bổ sung thêm hai trƣờng hợp: khi một bên có hành vi thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm TƢLĐTT (Khoản 3 Điều 84 BLLĐ 2012) và khi một bên NSDLĐ hoặc đại diện tập thể lao động tại cơ sở không thực hiện, không thƣơng lƣợng để sửa đổi, bổ sung TƢLĐTT cũ hoặc thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT mới cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp khi doanh nghiệp có

65

thay đổi cơ cấu nhƣ chuyển quyền sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 86 BLLĐ 2012).

Ngoài ra, Điều 9 Nghị định 47/2010/NĐ-CP quy định mức phạt cao nhất cho hành vi vi phạm là 5.000.000 đồng, mức phạt này là quá thấp, không đủ răng đe và phịng ngừa vi phạm, vì thế pháp luật cần sửa đổi theo hƣớng tăng chế tài xử phạt hành chính lên, cụ thể là đối với NSDLĐ: tăng mức tiền phạt, đồng thời buộc NSDLĐ phải thực hiện đúng với quy định của pháp luật lao động, nhƣ cam kết trong thỏa ƣớc, nếu tái phạm thì sẽ xử phạt với số tiền nhiều hơn.

Sáu, việc phân loại TƢLĐTT theo Điều 73 BLLĐ năm 2012 thì pháp luật

Việt Nam cần quy định cụ thể hình thức TƢLĐTT khác do Chính phủ quy định là hình thức TƢLĐTT nào. Hiện nay trong những doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp, doanh nghiệp chia nhiều bộ phận và hoạt động với quy mơ lớn thì cần thiết phải bổ sung TƢLĐTT bộ phận doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình của Việt Nam, vì thế pháp luật cần có hƣớng dẫn về TƢLĐTT bộ phận doanh nghiệp để doanh nghiệp và NLĐ có thể vận dụng cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn hiện nay, điển hình nhƣ ở Khu cơng nghiệp Bình Dƣơng, ở Khu cơng nghiệp này có nhiều doanh nghiệp đã có CĐCS, Cơng đồn các Khu cơng nghiệp Bình Dƣơng này đã có ý muốn thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT nhóm doanh nghiệp nhƣ các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực chế biến gỗ hoặc các doanh nghiệp có cùng quốc tịch đầu tƣ thuộc Hiệp hội chuyên gia Đài Loan. Tuy nhiên Cơng đồn các Khu cơng nghiệp Bình Dƣơng đang gặp khó khăn nhất định, một trong những khó khăn đó là sự thiếu vắng các quy định của pháp luật. Khi tình hình kinh tế của Việt Nam có những thay đổi, việc ký kết TƢLĐTT ngoài doanh nghiệp sẽ đƣợc chú trọng và nhiệm vụ của pháp luật là tạo điều kiện cho việc thƣơng lƣợng tập thể có thể diễn ra ở bất cứ cấp nào. Vì vậy, cơ quan Nhà nƣớc cần theo dõi tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời ban hành những quy định cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nƣớc.

Đối với TƢLĐTT ngành thì theo Điều 87 BLLĐ 2012 quy định chủ thể ký kết TƢLĐTT ngành về phía NSDLĐ là đại diện của tổ chức đại diện NSDLĐ đã tham gia thƣơng lƣợng tập thể ngành. Tuy nhiên hiện nay việc xác định đại diện NSDLĐ rất khó, vì vậy để đảm bảo TƢLĐTT ngành đƣợc ký kết và thực hiện thì pháp luật cần sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành để có thể xác định đƣợc tổ chức đại diện NSDLĐ.

Ngoài ra, để đảm bảo Cơng đồn hoạt động hiệu quả, thật sự là đại diện của

66

khi Cơng đồn đại diện cho tập thể NLĐ thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT thì Luật Cơng đồn cần sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn thi hành về quy định nghiêm cấm hành vi chi phối, kiểm sốt và thao túng Cơng đồn của NSDLĐ cũng nhƣ chế tài cụ thể và thẩm quyền giải quyết đối với trƣờng hợp này.

Các hành vi chi phối, thao túng Cơng đồn có thể là can thiệp vào quá trình tổ chức của Cơng đồn nhƣ: các hành vi can thiệp vào q trình thành lập Cơng đồn (ví dụ nhƣ những hành vi kiểm sốt danh sách những ngƣời gia nhập Cơng đồn, chuyển NLĐ dự định tham gia Cơng đồn hoặc tham gia Ban chấp hành Cơng đồn đi làm việc nơi khác,…); hoặc các hành vi cụ thể dùng thủ đoạn tài chính và kinh tế để can thiệp vào hoạt động của Cơng đồn chứ khơng quy định chung chung nhƣ Khoản 3 Điều 9 Luật Cơng đồn, ví dụ nhƣ NSDLĐ hỗ trợ tài chính cho cán bộ và hoạt động Cơng đồn ngồi những nghĩa vụ tài chính bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật nhƣ nghĩa vụ trả lƣơng cho cán bộ Công đoàn, nghĩa vụ cung cấp phƣơng tiện, điều kiện cho Cơng đồn hoạt động. Những hành vi này của NSDLĐ đƣợc thực hiện rất tinh vi, đa dạng, tƣởng chừng nhƣ NSDLĐ đang tạo điều kiện cho Cơng đồn hoạt động nhƣng thật ra đã chi phối, thao túng Cơng đồn. Những hành vi này cần đƣợc xử lý một cách thỏa đáng để đảm bảo Cơng đồn thật sự là đại diện của NLĐ, hoạt động nhằm bảo vệ cho NLĐ chứ khơng phải hoạt động vì NSDLĐ.

Thẩm quyền giải quyết hành vi chi phối, thao túng hoạt động Cơng đồn của NSDLĐ nên thuộc về cơ quan chuyên môn nhƣ cơ quan Thanh tra lao động hoặc là các thiết chế ba bên nhƣ Ủy ban Quan hệ lao động.

Trên đây là những kiến nghị về các quy định của pháp luật nhằm nâng cao vai trị của Cơng đồn trong việc thƣơng lƣợng, ký kết TƢLĐTT. Ngoài ra, để thỏa ƣớc đƣợc ký kết mang lại hiệu quả cao thì cũng cần nhiều yếu tố khác nhƣ vai trị của Cơng đồn, NSDLĐ, NLĐ, cơ quan Nhà nƣớc và sự hỗ trợ của các cơ quan khác trong suốt quá trình đề xuất thƣơng lƣợng, thƣơng lƣợng, ký kết và thực hiện TƢLĐTT, những kiến nghị đó sẽ đƣợc tìm hiểu ở mục sau.

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)