Tham vấn sớm và thường xuyên với các cộng đồng bị ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam (Trang 29 - 32)

C. Xác nhận các thực hành tốt từ các cộng đồng bị ảnh hưởng

A. Tham vấn sớm và thường xuyên với các cộng đồng bị ảnh hưởng

“Họp nhiều lắm. Ngày nào người ta cũng họp thủy điện. Họp nhiều lắm. Lâu lâu người ta lại về nghe ý kiến của dân và phỏng vấn cho dân cái nọ, cái kia. Em đi họp tất cả các cuộc họp luôn. Đi hết cả nhà đấy chứ khơng phải khơng đi họp đâu. Nhà nào có 3 người mà biết tiếng Kinh, tiếng Thái thì đều đi” (TLN số 1, Nhóm nữ, xã Trung Sơn).

“Quan trọng nhất là sự tham vấn và tham gia của các bên. Cái đấy là quan trọng nhất của vấn đề tái định cư. Người dân được cung cấp thông tin đầy đủ và tham gia vào tất cả các cơng đoạn từ tìm địa điểm cho đến quy hoạch. Tất cả đều được tham gia thì sẽ tránh được các thất bại của dự án” (PVS số 1, Cán bộ dự án, TSHPCo).

33. Hầu hết các hộ gia đình lần đầu tiên nghe về đập thủy điện trong cuộc họp thôn bản.

Người dân không biết đến dự án trước khi hoạt động tham vấn bắt đầu vào năm 2007. Một vài người cho rằng họ lần đầu tiên nghe đến thủy điện Trung Sơn từ năm 2004 khi những đoàn khảo sát địa chất đầu tiên tiếp cận vùng dự án. Năm 2007, thông tin về việc một đập thủy điện được xây dựng tại xã Trung Sơn nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng dân cư khi vòng tham vấn đầu tiên được tổ chức. Vòng này tập trung nhấn mạnh đến những tác động tiềm năng và đề xuất khắc phục/ giảm thiểu của dự án.

34. Trong giai đoạn 2008-2010, 08 vòng tham vấn đã được tổ chức. Mỗi vịng có những

mục tiêu và trọng tâm khác nhau. Trong thời gian chuẩn bị dự án, hoạt động tham vấn đã được triển khai tại địa bàn bị ảnh hưởng bởi các hạng mục đường vào, khu vực đập, hồ chứa, và các bản hạ lưu. Vòng tham vấn lớn nhất là vòng tham vấn thứ ba diễn ra vào giai đoạn từ tháng 12/2009 đến tháng 1/2010, khi đó, các cuộc tham vấn đã được thực hiện tại 53 bản (bao gồm 44 xã bị ảnh hưởng), với sự tham gia của 2324 người (1394 nam và 930 nữ) – chiếm khoảng 1/5 tổng số người bị ảnh hưởng (10591). Thông báo mời họp được gửi từ trước một tháng và được nhắc lại vài ngày trước buổi họp tham vấn. Cuộc họp nhóm phụ nữ được tổ chức riêng (Bảng 3).

35. Cộng đồng được cung cấp thông tin về dự án, bao gồm thời gian thực hiện. Tác động

môi trường và xã hội đã được chia sẻ với người dân. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro dự án đối với cộng đồng cũng được chuẩn bị dựa trên nền tảng của đánh giá tác động xã hội, RLDP và đánh giá tác động sức khỏe. Bản kế hoạch RLDP bao gồm khung chính sách tái định cư, kế hoạch hành động tái định cư, chương trình cải thiện sinh kế cộng đồng và kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số. Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường cũng được tham vấn ở cấp địa phương.

20 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam

BẢNG 3. Các hoạt động tham vấn trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Ngày Địa điểm/Những người tham gia Mục đích

2008

(Tháng 1 và Tháng 4)

• 5 xã bị ảnh hưởng bởi đường vào, 12 bản

Chuẩn bị kế hoạch tái định cư đường vào

2008(Tháng 3) (Tháng 3)

• 5 xã bị ảnh hưởng bởi hồ chứa, 10 bản

• Mẫu hộ gia đình (1 trong số 7) và các thảo luận nhóm tập trung, 3 cuộc họp (102 nông dân), các lãnh đạo và các cơ quan địa phương, các tổ chức phi chính phủ địa phương.

Chuẩn bị CLIP (phân tích thách thức và cơ hội sinh kế)

2008

(Tháng 4 - Tháng 6)

• 5 xã bị ảnh hưởng bởi hồ chứa trong khu vực lõi RLDP và 1 xã có đường bị ảnh hưởng, 11 bản, 440 người, trong đó 190 người thuộc các hộ tái định cư, lãnh đạo và cán bộ y tế

Đánh giá tác động sức khỏe

2008

(Tháng 5 - Tháng 8)

• 6 xã bị ảnh hưởng bởi hồ chứa, 499 người tham gia cuộc họp, 30 phỏng vấn sâu, 57 cán bộ cấp huyện và cấp xã

• 3 xã bị ảnh hưởng bởi đường vào

Đánh giá xã hội

2008(Tháng 6) (Tháng 6)

• 14 bản ở khu vực lịng hồ phải

di dời Tham vấn tái định cư

2008(Tháng 10) (Tháng 10)

• Tất cả các bản có liên quan (bản tái định cư và bản tiếp nhận)

Tham vấn tái định cư và phục hồi sinh kế

2008 - 2009

(Tháng 12 - Tháng 1)

• 34 bản bị ảnh hưởng bởi đường vào, công trường, hồ chứa, các tác động khu vực thượng lưu và hạ lưu. Bao gồm cả các bản bị mất đất nhưng không phải di dời

Tham vấn về tác động mơi trường và xã hội

2010

(Tháng 1 - Tháng 3)

• Tham vấn về tất cả các biện pháp giảm thiểu dự án, bao gồm các cộng đồng bị ảnh hưởng, chính quyền cấp xã và huyện.

• Tham vấn cấp quốc gia với các tổ chức xã hội dân sự

Tham vấn về thiết kế dự án RLDP và EMP

36. Hoạt động tham vấn về tái định cư tiếp tục được triển khai trong quá trình thực hiện dự án, với nội dung trọng tâm là chuẩn bị di dời. Một cuộc họp nửa ngày được tổ chức ở tất

cả các bản để tham khảo ý kiến các hộ gia đình ảnh hưởng về mong muốn của họ đối với những ngôi nhà mới trong khu tái định cư và các chính sách đang áp dụng khác. Cuộc họp có sự tham gia của hầu hết các hộ gia đình bị ảnh hưởng. Khung chính sách tái định cư của dự án là tài liệu chính được sử dụng trong các cuộc họp này. Bên cạnh bản đầy đủ là các tài liệu ngắn gọn được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau như tờ rơi, tài liệu ghi âm (bằng tiếng dân tộc địa phương). Cán bộ của TSHPCo (phối hợp với trung tâm phát triển quỹ đất của huyện), ủy ban nhân dân xã trình bày chính sách của dự án và giải đáp các câu hỏi của người dân. Tất cả các hộ dân được cung cấp phiếu đăng ký hình thức tái định cư. Phiếu này được thu lại vài ngày sau buổi tham vấn để người dân có đủ thời gian để tìm hiểu về thơng tin được cung cấp. Kết quả tham vấn thu được từ các phiếu đăng ký được tổng hợp lại và sử dụng làm cơ sở để TSHPCo và chính quyền địa phương xây dựng và hồn thiện phương án tái định cư thích hợp.

37. Dự án tổ chức các buổi tham vấn theo chuyên đề nếu cần thiết. Việc phân bổ từng lô

tái định cư cho các hộ gia đình tái định cư đã diễn ra trong khoảng sáu tháng. Hoạt động bốc thăm chia lô tái định cư được triển khai trên hiện trường tại từng điểm tái định cư. Các hộ dân được mời đến các điểm tái định cư mà họ được dự kiến chuyển vào. Tại mỗi điểm, cán bộ của Ban Quản lý dự án trình bày quy hoạch chung của khu và vị trí cụ thể của các lơ. Người dân có thể đưa ra những góp ý để việc xây dựng điểm tái định cư sao cho hoàn thiện hơn. Sau cùng, một buổi họp đã được thực hiện, trong đó, các hộ dân bốc thăm lơ tái định cư của mình. Sau khi bốc thăm, người dân có

HỘP 3. Tham vấn cấp thơn bản về các khu tái định cư

Ví dụ về báo cáo cuộc họp bản (huyện Mường Lát, ngày 23-26 tháng 1 năm 2013

Ngôi nhà của trưởng làng được sử dụng làm nơi tổ chức cuộc họp tham vấn. Gần như tất cả các hộ gia đình bị ảnh hưởng đã có mặt tại cuộc họp. Cuộc họp cũng có sự tham gia của các trưởng bản, UBND xã, trưởng ban và cán bộ của Ban bồi thường và tái định cư huyện.

Nhóm TSHPCo chịu trách nhiệm chính trong việc trình bày kế hoạch tổng thể của tất cả các khu tái định cư tập trung; một kế hoạch chi tiết của khu tái định cư phù hợp cho người dân, và các mơ hình nhà tái định cư do dự án xây dựng (dành cho những hộ gia đình chọn phương án này).

Trong các buổi tham vấn, khơng có sự phản kháng của cộng đồng đối với việc thực hiện dự án hoặc tái định cư nói chung. Tất cả các câu hỏi và ý kiến nhận được là yêu cầu làm rõ thêm về cách áp dụng chính sách tái định cư đối với trường hợp cụ thể của các hộ gia đình bị ảnh hưởng: lịch thanh tốn; lựa chọn cho việc tái định cư bên ngoài các khu tái định cư tập trung; xây dựng nhà mới trên đất rừng sản xuất; q trình di dời. Nhóm Trung Sơn đã đưa ra giải thích kỹ càng hơn dựa trên khung chính sách tái định cư của dự án.

Người dân bản Xước quan tâm về nguồn nước trong khu tái định cư, để đáp lại sự lo lắng này, TSHPCo đã xác nhận sự sẵn có của nguồn nước và chia sẻ cách thức phân phối nước cho các hộ gia đình. Mẫu BM 01 được thu thập một tuần sau khi tham vấn ý kiến người dân. Dự án cung cấp thông tin liên hệ để người dân có thể trao đổi khi có bất cứ câu hỏi nào khác (qua điện thoại hoặc thông qua trưởng bản).

22 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam

thể tự thỏa thuận với nhau để đổi vị trí các lơ tái định cư trên cơ sở tự nguyện và hoàn thiện các thủ tục hành chính đi kèm.

38. Tham vấn được thực hiện trong

tất cả các giai đoạn của chương trình phục hồi sinh kế cộng đồng CLIP), từ giai đoạn thí điểm (ở 5 bản) tới giai đoạn thực hiện trên quy mơ tồn dự án. Trong giai

đoạn 2016-2017, tổng số đã có 3 đợt tham vấn (tháng 10 năm 2015, tháng 4 năm 2016, tháng 11 và tháng 12 năm 2016) được tổ chức với 138 cuộc tham vấn cấp bản, và 2.600 người tham gia, trong đó khoảng 22% là phụ nữ. Việc tổng hợp các nguyện vọng

của người dân thông qua tham vấn là điều kiện tiên quyết trong việc xây dựng và chuẩn bị cho các hoạt động sinh kế ở giai đoạn này. Các cuộc họp này bắt đầu bằng việc cung cấp thơng tin cho cộng đồng về chương trình sinh kế, và thường có sự tham gia của chính quyền địa phương. Tiếp đó, cuộc họp bàn về các tiềm năng và hạn chế của nông nghiệp và các hoạt động tạo thu nhập khác trong bản. Những bàn luận này dẫn đến việc xác định các ưu tiên trong một danh sách đề xuất các hoạt động cải thiện sinh kế, và dần dần định hình các mơ hình trong khn khổ dự án. Cuối cùng, các hộ gia đình được mời tham gia để thành lập các nhóm cùng sở thích đối với mỗi hoạt động cụ thể, và các nhóm này sẽ thực hiện các hoạt động sản xuất theo mơ hình.

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)