C. Từng bước nâng cao năng lực xây dựng quan hệ cộng đồng
B. Trao quyền cho hộ tái định cư bằng cách cho phép tự xây nhà mớ
“Ừ, muốn tự mình dựng, tự mình làm. Nếu dự án làm cho, mỗi khẩu chỉ hơn 20m2, quá hẹp so với nhà này. Nhà này một chiều gần 12m và một chiều hơn 7m. Mình làm nhà sàn ở thống hơn. Nếu lấy nhà của dự án, thì q gị bó, q hẹp. Nói chung người dân tộc mình thích nhà rộng, thích nhà sàn. Đa số là tự làm. Mình nghe họ vào tuyên truyền, nhà muốn làm thì tự chuẩn bị. Có nhiều nhà làm mới hồn tồn phải tự chuẩn bị gỗ. Như nhà bác đây xem gỗ thấy vẫn còn đảm bảo nên chỉ phải thay một số thơi. Mình làm đơn xin kiểm lâm để [vào rừng] xin gỗ mới được làm chứ, khơng thì khơng được làm đâu.” (PVS số 17, Nam giới thuộc hộ tái định cư, xã Tân Xuân).
“Họ làm rất đẹp. Chắc chắn để cho dự án làm không thể đẹp như thế được. Cái đó mới là cái mấu chốt nhất mà gần như các dự án khác khơng có. Các dự án khác xây nhà và đưa người dân vào ở. Đó là bản sắc của người ta. Người Thái ưa ở nhà sàn. Nhà còn tốt, người ta đưa lên dựng lại. Họ có thể sử dụng tiền mà dự án trả để sửa sang những chỗ cần như làm mái, sơn sửa, hoặc thay thế” (PVS số 25, Cán bộ dự án, TSHPCo).
HỘP 4. Sử dụng tri thức bản địa trong việc lựa chọn địa điểm tái định cư
Những người dân bản Tà Lào (xã Tân Xuân) kể lại rằng họ không thống nhất với phương án ban đầu của dự án về vị trí khu tái định cư (bản An). Rất nhiều người trong bản đã đi xem. Đây là vùng đất bằng phẳng, thuận tiện cho việc bố trí và quy hoạch các lơ đất. Nhưng tất cả đều khơng muốn chuyển đến đó. Bản An cách nơi ở cũ 20 km. Vị trí này được mơ tả là khu đất rất đẹp, nhưng khí hậu rất nóng vì nằm kẹp giữa thung lũng nên khuất gió, và khơng có đủ nước. Sinh sống ở đó cũng có nghĩa là phải vượt qua chặng đường 20 km đồi núi mỗi ngày để về làm nương ở khu ruộng cũ. Tương tự, người dân Tả Bán bày tỏ mong muốn đi tìm một khu tái định cư thay thế. Dự án đã tổ chức thêm các cuộc tham vấn. TSHPCo nhận ra rằng khơng ai hiểu mảnh đất này bằng chính cộng đồng địa phương. Người dân bản hiểu từng khe suối, rừng cây, từng quả đồi. Họ cũng hiểu cả cung cách tổ chức sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Sau cuộc họp tham vấn, cộng đồng được chủ động chọn điểm tái định cư cho mình. Họ cử ra một nhóm nam giới đảm nhận việc này. Nhóm này đã đi tìm nhiều ngày, tự đánh giá về nguồn nước, độ dốc, chất đất, điều kiện thời tiết, khoảng cách đến nơi ở cũ, và khả năng kết nối được với đường giao thơng. Mỗi khi tìm được một địa điểm ưng ý, thơn bản mời cán bộ ủy ban xã, cán bộ TSHPCo và toàn bộ dân bản đến xem và cùng họp bàn. Khi đó, cuộc họp lại bàn luận kỹ lưỡng hơn bởi vì vị trí tái định mới được đề xuất lại cách xa ruộng nương của một số hộ gia đình, cách xa đường giao thơng, và có thể tiềm ẩn nguy cơ sạt lở.
Lựa chọn cuối cùng chỉ được thống nhất sau 7 lần họp với bản Tà Lào và 10 lần họp với bản Tả Bán. Người dân ghi nhận rằng rằng dự án đã thực sự rất kiên nhẫn để hỗ trợ bà con tìm nơi ở mới. Về phần mình, bà con cũng rất hài lịng với vị trí mà họ tìm được.
52. Đa số các hộ thuộc diện di dời đều có nguyện vọng tự làm nhà thay vì nhận nhà do dự án xây. Một đợt tham
vấn cộng đồng đã được thực hiện vào năm 2012 để đánh giá phương án ưa thích của các hộ dân. Kết quả cho thấy phần lớn người dân chọn tự xây nhà với tỷ lệ là 96% ở cả hai huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa và 73% ở tỉnh Sơn La. Vào giai đoạn cuối, tỷ lệ này của toàn dự án tăng lên 95,5% trong số các hộ phải di dời.
53. Nguyện vọng này là hồn tồn có thể hiểu được nếu xét đến kết quả nghèo nàn
của hoạt động tái định cư trong các dự án tương tự ở Việt Nam. Bản thân TSHPCo cũng từng
có kinh nghiệm trong một dự án khác về việc người dân không đồng ý nhận những ngôi nhà tái định cư do dự án xây. Tương tự, ở khu vực Trung Sơn, do đặc thù của đời sống sản xuất nông nghiệp, người nơng dân cần một diện tích rộng hơn để sinh hoạt trong khi nhà do dự án xây dựng phải thực hiện theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được xác định từ trước mà có thể khơng phù hợp với nguyện vọng của người dân. Việc cho người dân tự xây nhà sẽ khuyến khích họ chủ động, phát huy tính làm chủ, và đầu tư thêm để có ngơi nhà đẹp hơn để đáp ứng các nhu cầu rất khác nhau về kiểu dáng, cách trang trí, và đặt hướng nhà. Tự xây nhà là lựa chọn cho phép trao quyền đầy đủ cho các hộ bị ảnh hưởng trong việc tối đa hiệu quả sử dụng các gói bồi thường trong thiết kế, huy động lao động, thời gian xây dựng, trang trí. Một căn nhà mới và thuận tiện cho người sử dụng sẽ làm họ gắn bó với nơi ở mới hơn, và vơi dần đi cảm giác buồn khi phải di dời khỏi nơi ở cũ.
54. Phương án tự xây là hợp pháp, khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính, tạo ra sự thích ứng về văn hóa và bền vững. Trước hết, phương án tự xây nhà được quy định trong khung
chính sách tái định cư. Tài liệu đầy đủ được cơng bố rộng rãi tới chính quyền địa phương và các bên liên quan. Thứ hai, kinh nghiệm cho thấy việc sắp xếp tái định cư cần được thiết kế một cách linh hoạt, cho phép người dân điều chỉnh nhà theo nhu cầu cụ thể của họ, chẳng hạn như không gian cho gia súc, vườn và họ có thể đầu tư thêm để có được ngơi nhà lớn hoặc tốt hơn. Thứ ba, dự án Trung Sơn dự định xây dựng nhà tái định cư bằng xi măng và bê tông, khiến người dân không thể tận dụng nguyên vật liệu từ ngôi nhà cũ, đặc biệt là xà gỗ. Tập tục của người Thái (nhóm dân tộc chiếm phần lớn các hộ dân bị ảnh hưởng) là khi chuyển nhà, họ sẽ chuyển ngôi nhà cũ đến vị trí mới.
55. Rủi ro đi kèm với phương án người dân tự xây nhà đã được đánh giá và khắc phục
một cách phù hợp. Hai rủi ro chính đã được xác định. Nếu việc chi trả trực tiếp tiền bồi thường
nhà không được thực hiện kịp thời, toàn bộ dự án Trung Sơn sẽ bị chậm tiến độ. Và một lo ngại khác là các hộ gia đình khơng có kỹ năng cần thiết để quản lý khoản tiền dùng cho việc xây nhà nhà và đối mặt với nguy cơ khơng có nhà ở. Để giảm thiểu các nguy cơ này, giải pháp được đề
32 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam
xuất là việc chi trả tiền làm thành 03 đợt, mỗi đợt được thực hiện sau khi xác minh các thơng số kỹ thuật của ngơi nhà. Có những thơng số mà ngôi nhà cần đáp ứng trước khi hộ gia đình có thể nhận được tiền. Điều này nhằm đảm bảo rằng khoản tiền được sử dụng đúng cho việc xây nhà và các hộ gia đình khơng coi đây là khoản có thể phung phí trong việc tiêu dùng. Từ quan điểm của Ngân hàng Thế giới, khoản tiền cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng xây nhà là một phần trong gói đền bù đầy đủ được nêu chi tiết trong Kế hoạch Tái định cư, và chỉ đơn giản là phần ứng trước cho chi phí vật liệu, nhân cơng và các khoản khác liên quan đến việc xây dựng nhà. Do đó, chi trả tiền cho việc xây nhà rõ ràng chỉ là một phần của gói tái định cư lớn hơn, và khơng đủ điều kiện để được coi là “bồi thường tiền mặt”. Cuối cùng, phương án này sẽ nâng cao tính sở hữu của các hộ bị ảnh hưởng và giải phóng THSPCo khỏi mối lo ngại về trách nhiệm pháp lý trong việc bảo trì sau khi dự án kết thúc.
56. Việc tự xây nhà trên thực tế gặp nhiều trở ngại do những quy định ràng buộc từ phía NHTG và Việt Nam. Về dịng tiền, trừ khi Hiệp định vay được sửa đổi, khoản vay của Ngân hàng
Thế giới không cho phép thực hiện chi trả trực tiếp cho các hộ dân để họ tự xây dựng nhà. Các khoản đền bù cho việc thu hồi đất và tái định cư và khôi phục đời sống cho những người bị ảnh hưởng phải lấy từ nguồn ngân sách đối ứng. TSHPCo đã không lường trước được kịch bản này (vì cho rằng người dân sẽ nhận nhà do dự án xây mà chi phí của nó đủ điều kiện để dùng ngân sách từ dự án). Do đó, họ đã gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn đối ứng. Việc sửa đổi Hiệp định vay là cần thiết để đảm bảo khoản vay của Ngân hàng Thế giới có thể tiếp tục được sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở. Mặc dù tổng của khoản vay không đổi, nhưng việc sửa đổi này địi hỏi một q trình cần nhiều thời gian theo các quy định của Việt Nam (chi tiết ở Hộp 5).
57. Hiệp định vay sửa đổi được ký vào tháng 3 năm 2016 kết thúc 3 năm thảo luận và đàm phán ở cấp khác nhau với sự tham gia mạnh mẽ của nhiều bên liên quan. Khung chính
sách tái định cư ban đầu vẫn là một tài liệu định hướng mà dự án cần phải tuân thủ. Tất cả các bên đã nỗ lực để đáp ứng mong muốn của các hộ gia đình và tháo gỡ kịp thời các khó khăn. Trong thời gian này, các hoạt động di dời và tái định cư vẫn tiếp tục diễn ra để đáp ứng thời hạn xây dựng đập. Công ty mẹ, GENCO2, đã cấp vốn đối ứng cho TSHPCo để chi trả cho người dân tự làm nhà. Với điều khoản tài trợ hồi tố, những chi phí đó sẽ được thu hồi từ khoản vay của Ngân hàng Thế giới khi bản hiệp định sửa đổi có hiệu lực. Xem bản sửa đổi của hiệp định trong Bảng 6.
HỘP 5. Trình tự sửa đổi Hiệp định với Ngân hàng Thế giới về Dự án thủy điện Trung Sơn
• Tháng 9 năm 2013, TSHPCo đã trình hồ sơ đề xuất GENCO2, đơn vị quản lý trực tiếp dự án, cho phép sửa đổi hiệp định vay để có đủ nguồn vốn chi trả cho các hộ dân tự làm nhà.
• Trung Sơn phải giải trình với GENCO2 về sự phù hợp của đề xuất này, bao gồm việc các hộ tái định cư có nguyện vọng tự xây nhà, dự án có khả năng phân bổ đủ vốn vay cho phương án này, đây là phương án tốt nhất để tránh khỏi tình trạng trì hỗn ở tồn bộ dự án Trung Sơn, giúp giảm thiểu chi phí của dự án vì có thể tìm nguồn vay trong nước, đồng thời khơng làm tăng thêm khoản vay đã ký kết với NHTG.
• GENCO2 rà sốt hồ sơ và các giải trình của dự án. Đề xuất được chuyển lên cấp cao hơn là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào tháng 5/2014 để xem xét giải quyết. EVN gửi văn bản đề nghị Bộ Công thương cho phép sửa đổi hiệp định vay và đề nghị bộ có ý kiến chính thức với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về vốn vay ưu đãi với NHTG. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi xin ý kiến Bộ Ngoại Giao, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3/2015.
• Thủ tướng Chính phủ báo cáo Chủ tịch nước về việc sửa đổi hiệp định vay. Sau khi có ý kiến trả lời của Chủ tịch nước vào tháng 5/2015, Văn phịng Chính phủ có văn bản giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành các thủ tục với NHTG để hoàn tất việc sửa đổi hiệp định vay cho dự án. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi yêu cầu chính thức tới Ngân hàng Thế giới vào ngày 21 tháng 5 năm 2015.
• Ngân hàng Thế giới đã kích hoạt quy trình nội bộ để tái cấu trúc dự án cấp độ II (với sự phê duyệt của Phó chủ tịch khu vực) và sửa đổi Hiệp định.
34 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam
BẢNG 6. Hiệp định gốc và sửa đổi với Ngân hàng thế giới về dự án Thủy điện Trung Sơn
Hiệp định gốc Hiệp định sửa đổi
Đoạn 3(a) của Phụ lục 1 của Hiệp định
(a) Tái định cư, sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số Cung cấp hỗ trợ cho việc thực hiện RLDP, bao gồm tái định cư, phục hồi, bồi thường và các biện pháp phát triển sinh kế, giúp cải thiện, hoặc ít nhất là duy trì mức sống và khả năng tạo thu nhập của những người bị ảnh hưởng bởi Dự án, bao gồm các dân tộc thiểu số (không bao gồm việc chi trả tiền bồi thường cho thu hồi đất, tái định cư và phục hồi cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng)
Cung cấp hỗ trợ cho việc thực hiện RLDP, bao gồm tái định cư, phục hồi, bồi thường và các biện pháp phát triển sinh kế, giúp cải thiện, hoặc ít nhất là duy trì mức sống và khả năng tạo thu nhập của những người bị ảnh hưởng bởi Dự án, bao gồm các dân tộc thiểu số (không bao gồm việc chi trả tiền bồi thường cho thu hồi đất, tái định cư và phục hồi cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng, ngoại trừ hỗ trợ cho việc tự xây nhà tái định cư).
Đoạn 3(a) thuộc Phần IV.A của Phụ lục 2 của Hiệp định
Thuật ngữ "Chi tiêu hợp lệ trong Phần 1 và 3 của Dự án" có nghĩa là các chi tiêu ghi nhận trong Phần 1 và 3 của Dự án cho các chi phí hợp lý của: (i) dịch vụ tư vấn; (ii) hàng hóa; (iii) cơng trình dân dụng; (iv) đào tạo và hội thảo;
Thuật ngữ "Chi tiêu hợp lệ trong Phần 1 và 3 của Dự án" có nghĩa là các chi tiêu ghi nhận trong Phần 1 và 3 của Dự án cho các chi phí hợp lý của: (i) dịch vụ tư vấn; (ii) hàng hóa; (iii) cơng trình dân dụng; (iv) đào tạo và hội thảo; và (v) hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng tự xây dựng nhà tái định cư như được nêu trong sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, loại hỗ trợ mà TSHPCO ghi nhận từ ngày 1 tháng 12 năm 2014. "