C. Xác nhận các thực hành tốt từ các cộng đồng bị ảnh hưởng
B. Sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng dân tộc thiểu số
39. Một trở ngại rất lớn của hoạt động tham vấn là khả năng hạn chế sử dụng tiếng phổ thông của những người bị ảnh hưởng. Dân cư quanh khu vực hồ chứa Trung Sơn đa số thuộc về
tộc người Thái, Mường, Mông, và Khơ Mú. Để đảm bảo việc tham vấn có ý nghĩa và hiệu quả, ngôn ngữ địa phương được sử dụng (đôi khi thông qua phiên dịch). Những người tham gia được khuyến khích sử dụng ngơn ngữ mà họ cảm thấy thoải mái. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các tài liệu âm thanh truyền thông của dự án được thiết kế với thời lượng 15 phút bằng tiếng dân tộc thiểu số Thái, Mông, Mường và tiếng phổ thông.
40. Dự án quan tâm tới những đặc trưng của từng ngôn ngữ. Thứ nhất, ngôn ngữ người
Thái ở khu vực dự án thiên về kiểu phát âm có ngữ điệu, sử dụng các từ vựng của nhóm Thái trắng vùng phía tây Thanh Hóa - Nghệ An. Người Thái ở vùng tây Thanh Hóa khơng hiểu được người Thái đen ở vùng Sơn La. Người ghi âm chuyển thể tài liệu dự án là người dân tộc Thái trắng ở khu vực này. Người ghi âm đồng thời là chuyên gia dân tộc học tham gia vào nhóm tham vấn tại các bản cộng đồng người Thái sinh sống. Thứ hai, cộng đồng người Mông trong khu vực dự án Trung Sơn có cách phát âm và ngữ điệu tiếng Mơng gần giống với nhóm người Mơng đỏ ở Lào Cai, vì đa số di cư từ các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng xuống trong thời gian gần đây. Một phát thanh viên ở chương trình các dân tộc thiểu số của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã được mời ghi âm tài liệu. Cán bộ này cũng được mời tham gia cùng với đơn vị tư vấn trong quá trình tiến hành tham vấn tại các
bản người Mông sinh sống. Thứ ba, mặc dù người Mường sống tại khu vực này sử dụng tiếng Thái, tiếng Việt một cách thành thạo, nhưng dự án vẫn quyết định chuyển thể tài liệu sang tiếng Mường nhằm đảm bảo rằng những người Mường lớn tuổi gặp khó khăn trong việc hiểu tiếng Việt có thể dễ dàng nắm bắt thông tin dự án bằng tiếng mẹ đẻ. Một cán bộ biết tiếng Mường của tỉnh Thanh Hóa đồng thời là một phát thanh viên của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã hỗ trợ nhóm tư vấn dịch tại các buổi tham vấn và ghi âm tài liệu dự án bằng tiếng dân tộc Mường. Cuối cùng, một phát thanh viên có thâm niên và kinh nghiệm của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam với giọng đọc truyền cảm, rất quen thuộc với các thính giả của Đài đã hỗ trợ nhóm tư vấn trong q trình ghi âm.
41. Ngơn ngữ dân tộc thiểu số đã
được sử dụng liên tục trong quá trình thực hiện dự án. Trong các cuộc họp tham
vấn, khi cần thiết, các thông điệp đều được nhắc lại bằng ngôn ngữ địa phương với sự hỗ trợ của các cán bộ địa phương và trưởng bản. Các cuộc thảo luận nhóm nhỏ cho phép người dân sử dụng ngôn ngữ địa phương để trao đổi trực tiếp với các thành viên trong nhóm. Bắt đầu từ năm 2016, một mạng lưới những điều phối viên địa phương
được xây dựng, trong đó bao gồm cả những người nói tiếng Thái và một người nói tiếng Mơng. Khi giao tiếp bằng tiếng Việt, ngôn ngữ đơn giản được sử dụng để giúp người dân hiểu hơn về dự án.