Một cơ chế giải quyết khiếu nại cho phép tiếp cận tối đa

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam (Trang 79 - 84)

119. Cơ chế giải quyết khiếu nại được thiết kế theo quy định bởi luật pháp quốc gia và quy định cụ thể trong dự án. Quy trình chính thức gồm bốn giai đoạn, bắt đầu từ cấp xã và có

70 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam

thể được chuyển lên cấp tỉnh và tòa án cấp huyện nếu người khiếu nại khơng hài lịng với kết quả nào đó. Với thủ tục này, THSPCo chịu trách nhiệm ghi lại và báo cáo tất cả các phàn nàn/khiếu nại và miễn các khoản phí hành chính và pháp lý cho những người khiếu nại đủ điều kiện. Sự sắp xếp cụ thể trong dự án đề cập đến hội đồng khiếu nại độc lập do TSHPCo thành lập với một đầu mối chuyên trách (nhân viên quan hệ cộng đồng) trong nhóm phụ trách về xã hội và mơi trường. Ngun tắc chính của quy trình thơng tin này là giải quyết các khiếu nại và thắc mắc ở cấp độ thấp nhất (trong trường hợp này là cấp thôn bản) và cho phép phản hồi nhanh ngay khi có khiếu nại / câu hỏi được gửi tới. Người khiếu nại ln có lựa chọn đi theo quy trình chính thức nếu họ khơng hài lịng với kết quả.

120. Việc triển khai cơ chế khiếu nại trên thực tế bằng cách này hay cách khác đã vượt ra ngoài các quy định nêu trong tài liệu dự án. Ngồi các quy trình chính thức và việc bổ nhiệm

cán bộ quan hệ cộng đồng, THSPCo tạo thêm nhiều cách nhận đơn thư qua đó người dân địa phương có thể gửi hoặc đăng ký các câu hỏi/thắc mắc của họ. Trong nhiều trường hợp, dự án thu thập các khiếu nại hoặc câu hỏi từ trưởng bản (người thường trực tiếp trao đổi với người dân địa phương) hoặc từ các cán bộ dự án tại công trường của THSPCo, những người thực hiện công việc giám sát; hoặc từ nhóm mơi trường và xã hội - những người mà việc đến thăm các khu vực bị ảnh hưởng là một phần công việc hàng ngày của họ. Do các cán bộ dự án được phân công đảm nhiệm một khu vực dự án cụ thể, nên người dân địa phương có thể liên lạc trực tiếp và thường xuyên theo sát cho đến khi có được trả lời chính thức. Tất cả các khiếu nại đều được ghi lại và chuyển đến chính quyền địa phương (nếu cần) để xử lý và xác minh thêm11.

121. Kết quả chung của cơ chế giải quyết khiếu nại đã cho thấy thành tựu đầy đủ của các nguyên tắc nêu trên. Trước hết, tất cả các khiếu nại (cho dù tiếp nhận qua bất cứ kênh nào) đều

đã được giải quyết ở cấp dự án, với sự tham gia mạnh mẽ của TSHPCo trong quá trình phối hợp với chính quyền địa phương và tham vấn các hộ gia đình liên quan. TSHPCo và các nhà thầu có thể xử lý hiệu quả những câu hỏi, thắc mắc cần xem xét về kỹ thuật (như hiệu chỉnh lơ tái định cư). Quyết định chính thức từ UBND cấp huyện là cần thiết cho việc trả lời các câu hỏi /thắc mắc về bồi thường, chính sách tái định cư; do đó, giải trình kỹ thuật do TSHPCo chuẩn bị (dựa trên chính sách dự án, quy định trong nước và yêu cầu của NHTG) là cơ sở cho những quyết định nói trên. Thứ hai, tất cả các khiếu nại đã được giải quyết phù hợp một cách kịp thời. Trong kỳ đánh giá cuối cùng, 82,2% các hộ gia đình được khảo sát cho biết họ hài lòng với việc thực hiện dự án và kết quả của các quy trình xử lý khiếu nại.

11 Dự án cũng thiết lập nguồn trực tuyến công khai tại trang web của TSHPCo (https://trungsonhp.vn/khieu-kien-khieu-nai-lien-quan-den-cong-trinh-va-tai-dinh-cu/#). khieu-nai-lien-quan-den-cong-trinh-va-tai-dinh-cu/#).

72 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam

A. Bài học cho các dự án thủy điện có quy mơ tương tự

122. Thực hành tốt về tham vấn, tái định cư, phục hồi sinh kế và phát triển dân tộc thiểu số đã xuất hiện trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án thủy điện Trung Sơn. Chúng đạt

được trong một dự án triển khai tại địa bàn xa xơi, với địa bàn khó tiếp cận và các cộng đồng dân tộc thiểu số khác biệt về văn hóa. Trong khi các giải pháp quản lý xã hội thường được thiết kế phù hợp với môi trường kinh tế xã hội của địa phương, bốn lĩnh vực được xác định có liên quan mật thiết với nhau.

Trước hết, các hoạt động tham vấn được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tự do, diễn ra trước, và đầy đủ thông tin; và các nguyên tắc này không thay đổi từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc dự án. Do đó, những người thực hiện dự án đã nhận được sự hỗ trợ rộng

rãi từ cộng đồng địa phương, dần dần tăng cường sự tham gia của họ và trao quyền cho họ. Những người thực hiện dự án có thể điều chỉnh thiết kế ban đầu để đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng bản địa, giảm thiểu tác động của việc di dời và thu hồi đất. Họ cũng làm việc tốt hơn để bảo tồn giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Thứ hai, những nỗ lực trong việc xây dựng các khu tái định cư tập trung là đáng

giá. Việc tăng diện tích san nền cho khu dân cư mới, tổ chức hình thức xây dựng nhà bởi

chính các hộ tái định cư và quản lý cẩn thận các khoản thanh tốn xây nhà địi hỏi một chuỗi các quyết định diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Những nỗ lực này đã đảm bảo sự tn thủ các chính sách hiện có của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Quan trọng hơn, những nỗ lực này đã đóng góp vào sự phát triển bền vững về mặt xã hội xung quanh hồ chứa, và đó là mục tiêu của các chính sách này.

Thứ ba, việc thiết kế một chương trình cải thiện sinh kế độc lập, song song với các khoản thanh toán bồi thường, đã mang lại cơ hội phục hồi sinh kế tốt hơn cho các cộng đồng bị ảnh hưởng. Chương trình cải thiện sinh kế trong dự án Trung Sơn không

chỉ là một dự án hỗ trợ sinh kế. Thơng qua chương trình này, các cách thức hiệu quả để phát triển sinh kế xung quanh hồ chứa đã được thực hiện thí điểm, xác nhận và chuyển giao cho chính quyền địa phương. Hiện tại, các dịch vụ hỗ trợ sinh kế thuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương có điều kiện để tiếp tục triển khai và mở rộng.

Thứ tư, những rủi ro cụ thể đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ đã

được xác định từ giai đoạn chuẩn bị. Dự án đã sớm xây dựng một kế hoạch phát triển

dân tộc thiểu số để giải quyết những rủi ro này, dựa trên các nguyên tắc rõ ràng và một số hành động cụ thể. Đây là một công cụ hữu ích dành cho những người thực hiện dự án là những người mà sau đó vẫn cam kết tơn trọng các quyền lợi, đặc điểm văn hóa, nguyện vọng và nhu cầu phát triển của các dân tộc thiểu số địa phương.

B. Hướng tới thực hành tốt trong quản lý rủi ro và tác động xã hội đòi hỏi quy trình quản lý thích ứng kết hợp với các khuyến khích phù hợp quy trình quản lý thích ứng kết hợp với các khuyến khích phù hợp

123. Dự án thủy điện Trung Sơn đã chứng minh rằng phương pháp quản lý thích ứng có thể hoạt động hiệu quả trong việc quản lý rủi ro và tác động xã hội. Mặc dù các biện pháp

an toàn xã hội đã được chuẩn bị và phê duyệt trong quá trình chuẩn bị dự án, nhưng việc thực hiện kéo dài trong nhiều năm. Do đó, gần như khơng thể tránh khỏi những thay đổi và thích ứng để đảm bảo đạt được đầy đủ các yêu cầu chính sách và mục tiêu phát triển dự án. Các thay đổi chưa đến mức mà Kế hoạch hành động tái định cư cần phải cập nhật chính thức, nó diễn ra trong quá trình thực hiện dự án và được ghi lại trong các Biên bản ghi nhớ, với sự theo dõi đầy đủ của TSHPCo và Ngân hàng Thế giới. Hình dưới đây minh họa một quy trình quản lý rủi ro và tác động xã hội trong bối cảnh thay đổi.

124. Một số yếu tố có tính xun suốt rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thành công các rủi ro và tác động xã hội trong dự án Trung Sơn. Mặc dù có những bài học kinh

nghiệm cụ thể từ dự án Trung Sơn liên quan đến tham vấn, tái định cư, phục hồi sinh kế, thích ứng với những thay đổi trong thiết kế kỹ thuật, dân tộc thiểu số và giới, những yếu tố sau đây đã có mặt trong tất cả các chủ đề nêu trên. Chúng có ý nghĩa như là động lực thúc đẩy những người thực hiện dự án xác định như thế nào là thực hành tốt trong bối cảnh dự án, và thực sự triển khai những thực hành tốt đó:

HÌNH 7. Phương pháp tiếp cận thích ứng đối với quản lý rủi ro và tác động xã hội

• Đánh giá tác động xã hội • Khảo sát kinh tế xã hội • Đánh giá sinh kế

• Xây dựng Chương trình Tái định cư và Phát triển Sinh kế • Tham vấn

• Giám sát độc lập • Ban chun gia • Thay đổi thích ứng:

tác động, giảm thiểu, thiết kế • Tham vấn • Xác định các tác động tiềm tàng • Tham vấn sớm • Đánh giá tác động cuối dự án • Báo cáo kết thúc dự án Quy hoạch phạm vi Đánh giá tác động Triển khai Giám sát và Đánh giá Hoàn thành

74 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam

• Trước tiên, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế là yêu cầu tối thiếu, mở đường cho việc đạt được hiệu quả phát triển. Dự án đã xác định các rủi ro hiện tại và tiềm năng ngay từ đầu. Dự án đã thực hiện một q trình đo lường, xem xét và phân tích các rủi ro và tác động xã hội trước khi xây dựng các biện pháp giảm thiểu. Ngồi ra, vì theo đuổi các tiêu chuẩn quốc tế là nguyên tắc quản lý trong dự án, bao gồm các rủi ro và tác động xã hội, những người thực hiện dự án đã cân nhắc cẩn trọng và so sánh nhiều lần giữa các lựa chọn (đã được xác định trong các tài liệu chính sách an tồn) và ý nghĩa của chúng đối với cộng đồng địa phương trước khi đưa ra quyết định chính thức trong q trình thực hiện.

• Thứ hai, trách nhiệm xã hội của các nhà đầu tư và nhà thầu đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số đã dần được củng cố. Cam kết mạnh mẽ của EVN và Trung Sơn trong việc thực hiện một dự án đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro xã hội đã phản ánh sự thay đổi trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp đối với cộng đồng bản địa. Sự thay đổi này khơng diễn ra ngay lập tức, mà đó là kết quả của q trình đàm phán và thảo luận kéo dài giữa Ngân hàng Thế giới và EVN, TSHPCo về các chính sách mơi trường và xã hội có thể áp dụng cho dự án. Động lực này đã giúp dự án vượt qua những trở ngại và khó khăn trong q trình thực hiện, đặc biệt là thời gian sửa đổi hiệp định vay và thời gian di dời kịp thời để tích nước.

125. Các bên liên quan của dự án đã có cam kết về việc tơn trọng quyền của cộng đồng địa phương và văn hóa bản địa. Việc tn thủ hai chính sách an tồn của Ngân hàng Thế giới

[Tái định cư không tự nguyện (OP 4.12) và Người bản địa (OP 4.10)] đã mở ra cơ hội cho cộng đồng bản địa cải thiện tình trạng nghèo đói và bảo tồn các đặc điểm văn hóa của nhóm dân tộc thiểu số trong tái định cư, nhà truyền thống, nghi lễ mồ mả và các hoạt động cộng đồng.

126. Có sự tham gia phối hợp của nhiều bên liên quan để giải quyết các yêu cầu cụ thể, từ đó đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lượng xây dựng thủy điện. Nếu thiếu sự phối hợp hài

hịa giữa các bên, q trình ra quyết định có thể sẽ trì hỗn việc theo đuổi các thực hành tốt. 127. Cuối cùng, với những kinh nghiệm ngày càng được vun đắp nhiều hơn, các cộng đồng địa phương đã góp phần vào các quyết định thành cơng. Cộng đồng đã lên tiếng về

những lo ngại và nguyện vọng của họ. Họ ngày càng tích cực tham gia vào các quá trình ra quyết định và trong việc đưa ra định nghĩa về các lựa chọn tốt nhất. Nếu khơng có những ảnh hưởng của họ, chắc chắn kết quả dự án sẽ không đạt được.

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)