Sử dụng một cơ chế thực hiện đã được chứng minh: Các nhóm cùng sở thích

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam (Trang 56 - 58)

D. Cho phép điều chỉnh trong q trình xây dựng các lơ tái định cư

B. Sử dụng một cơ chế thực hiện đã được chứng minh: Các nhóm cùng sở thích

“Một trong những cái tơi thấy thành cơng đó là liên quan đến vấn đề sinh kế. Tại sao lại chia ra thành các nhóm sở thích? Việc chia thành các nhóm sở thích sẽ giúp người dân hỗ trợ nhau duy trì hoạt động sinh kế.” (PVS số 7, cán bộ xã, xã Mường Lý).

“Khi tham gia nhóm sở thích, chúng tơi được quan sát và trao đổi kinh nghiệm với nhau, nhất là khi nuôi con lợn không quen thuộc” (TLN số 5, nam, xã Tân Xuân).

“Nếu con vật ốm hoặc chết là phải họp và báo cáo với tổ nhóm. Tổ nhóm sẽ điện cho sinh kế để bảo nhà này chết bao nhiêu con. Nhà này thì bị ốm, ốm thế nào. Họ về kiểm tra. Họ cho thuốc hoặc là tiêm. Họ cho thuốc về mình phải đi hướng dẫn cho các thành viên khác cách pha bột hoặc pha thuốc. Cuối cùng cũng cứu được.” (TLN số 3, nữ, xã Trung Sơn).

77. Nhóm sở thích là cơ chế đã

chứng minh có hiệu quả ở Việt Nam với các đặc điểm sáng tạo có thể đáp ứng nhu cầu phục hồi sinh kế trong một dự án thủy điện. Mơ hình nhóm

sở thích từ lâu đã được ứng dụng trong các dự án khuyến nông và phát triển dựa vào cộng đồng tại Việt Nam. Do đó, nhóm và các hoạt động thí điểm có liên quan, cịn được gọi là “các mơ hình”, là một hoạt động được cơng nhận đem lại hiệu quả ở tất cả các cấp. Điều này

cho phép thành lập các nhóm khơng chính thức trong cộng đồng. Trong suốt quá trình dự án, đã có ba loại hình nhóm sở thích: nhóm trồng trọt bao gồm lúa, cây ăn quả; nhóm chăn ni, với một loạt các hoạt động chăn nuôi (gia cầm, lợn, dê, thức ăn gia súc cho bò, cá, ong mật); và hoạt động phi nơng nghiệp. Ở nhóm phi nơng nghiệp, một số thành viên tập trung vào chế biến các loại cây trồng mới được phát triển (miến dong), một số làm thủ cơng mỹ nghệ. Một nhóm “kinh doanh hộ gia đình” đã được thành lập để giúp các hộ kinh doanh nhỏ liên kết với nhau và phát triển các kế hoạch tiếp cận thị trường. Một số nhóm khác dành cho những người trẻ tuổi thì hỗ trợ họ thực hiện các kế hoạch cá nhân như tiếp cận các trường dạy nghề hoặc mở một dịch vụ nhỏ như cửa hàng sửa chữa.

78. Các nhóm cùng sở thích bắt đầu được hình thành sớm trong giai đoạn thí điểm cải thiện sinh kế. Thành lập các nhóm sở thích là một trong những hoạt động của dự án để hỗ trợ

phục hồi sinh kế. Mỗi nhóm nhỏ dự kiến gồm 3-6 hộ gia đình được thành lập. Khi các hộ gia đình vẫn ở bản cũ, thơng qua các nhóm sở thích, các hoạt động cải thiện sinh kế được thử nghiệm để rút kinh nghiệm cho các giai đoạn tiếp theo. Trong giai đoạn thí điểm, có 5 nhóm sở thích trồng trọt, 8 nhóm chăn ni và 3 nhóm phát triển thị trường phi nông nghiệp đã được thành lập, với tổng số 275 thành viên thuộc 5 bản tham gia. Thành viên các nhóm chủ yếu là các hộ gia đình

tích cực hơn so với các hộ khác. Các thành viên nhóm chăn ni được cung cấp con giống từ các giống cải tiến. Dự án cũng khuyến khích các hộ thành viên xây dựng chuồng trại, sử dụng vật liệu tre luồng và kết hợp thức ăn sẵn có tại địa phương với thức ăn cơng nghiệp. Các nhóm trồng trọt được cung cấp hạt giống và vật tư nông nghiệp. Tất cả các thành viên đều tham gia các khóa tập huấn về chăn ni, trồng trọt hoặc phịng trừ dịch bệnh. Các nhóm cũng chọn ra đại diện tham gia các chuyến tham quan học tập do dự án tổ chức để tham quan các mơ hình hoạt động nơng nghiệp và phi nơng nghiệp ở các huyện lân cận không thuộc khu vực dự án Trung Sơn. Chính các thành viên trong nhóm đã thực hiện giám sát các hoạt động thí điểm.

79. Sau giai đoạn thí điểm, mơ hình các nhóm sở thích tiếp tục là phương thức chính để thực hiện cải thiện sinh kế. Ở quy mô đầy đủ khi CLIP bao phủ 44 bản, đã có 429 nhóm sở thích

được thành lập, trong đó có 175 nhóm trồng trọt, 191 nhóm chăn ni và 63 nhóm phi nơng nghiệp. Trong số này, 220 nhóm đã thực hiện các hoạt động trình diễn, trong khi những nhóm khác chủ yếu tham gia các khóa tập huấn. Các nhóm thành lập từ giai đoạn thí điểm đã được hợp nhất khi các hoạt động sinh kế dần dần mở rộng sang các bản khác, và các nhóm sở thích mới được hình thành.

80. Các nhóm hoạt động theo cách thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên, cũng như giữa nhóm và cộng đồng. Điều này được thực hiện thông qua việc tập trung vào

những cải tiến đơn giản trong trồng trọt và chăn nuôi và học cách kết hợp vật tư nông nghiệp với nguyên liệu và kinh nghiệm có sẵn tại địa phương. Các thành viên trong nhóm khuyến khích lẫn nhau tham gia các hoạt động đào tạo, đồng thời áp dụng các kiến thức và kỹ năng thu được. Họ chia sẻ kinh nghiệm, chủ yếu là về trồng trọt và chăn ni. Các hộ gia đình tham gia vào các nhóm sở thích thời kỳ đầu thì hỗ trợ các thành viên nhóm mới có được các kỹ năng cần thiết. Dự án cũng tổ chức tập huấn về quản lý ngân sách hộ gia đình và kế hoạch sản xuất để giúp các hộ bị ảnh hưởng tối ưu hóa việc sử dụng tiền bồi thường.

81. Làm rõ trách nhiệm của các thành viên trong nhóm là việc làm hữu ích. Nhóm xây

dựng các quy định hoạt động của nhóm, trong đó nêu rõ trách nhiệm của người tham gia. Ví dụ, các thành viên trong nhóm khơng phải đóng góp tài chính cho các buổi hướng dẫn, nhưng phải tuân thủ các khuyến nghị kỹ thuật của các nhóm tư vấn kỹ thuật sinh kế. Các hộ gia đình nhận con giống phải đảm bảo xây dựng chuồng trại và chuẩn bị sẵn thức ăn gia súc và thức ăn chăn ni. Tất cả thành viên nhóm sở thích phải được tập huấn trước khi nhận con giống, hạt giống hoặc cây giống và vật tư đầu vào khác. Trưởng nhóm đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì các hoạt động của nhóm sở thích. Trưởng nhóm do các thành viên trong nhóm bầu ra căn cứ vào các tiêu chí như thành thạo tiếng Việt; có uy tín; hoạt động tích cực; và có điều kiện kinh tế tốt hơn. Những người được chọn thường là người của bản nên hiểu được đặc điểm của từng gia đình. Họ là những người giữ vai trị chủ chốt trong việc thúc đẩy năng lực của nhóm sở thích và có ảnh hưởng tích cực đến những thành viên khác. Bắt đầu từ năm 2016, trưởng nhóm đã tham gia chương trình tập huấn được tổ chức riêng tại thị trấn các huyện và kéo dài trong 4 ngày. Ngoài các kỹ thuật và kỹ năng trong chăn ni và trồng trọt, khóa học này cịn cung cấp cho họ kỹ năng quản lý, bao gồm tổ chức họp nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và làm việc nhóm.

48 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam

82. Khả năng thành thạo ngôn ngữ phổ thông cũng được tính đến. Tài liệu đào tạo (do

nhóm hỗ trợ kỹ thuật sinh kế thiết kế) dành cho những người chưa đọc thơng viết thạo, vì vậy có nhiều ý tưởng và hình ảnh dễ hiểu. Ví dụ, nhu cầu tiêm phịng cho vật ni được giải thích thơng qua so sánh với việc tiêm chủng cho trẻ em. Các giải pháp cụ thể cho tài liệu tập huấn đã được thử nghiệm và sau đó được áp dụng cho những người khơng thơng thạo tiếng Việt, tập trung vào nhóm phụ nữ trung niên ở các bản Thái và Mơng, những nhóm ít thơng thạo tiếng Việt nhất. Hoạt động theo nhóm sở thích đã giúp các thành viên hiểu được hình ảnh và nắm bắt được các thơng điệp. Những người thơng thạo tiếng Việt có thể giải thích lại cho những người chưa thơng thạo. Dự án tuyển dụng một điều phối viên thực địa người Mông để tăng cường năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương.

83. Các biện pháp bổ sung đã được thực hiện để khắc phục những khó khăn như các

nhóm trưởng có ít thời gian cho dự án, và tiếp cận với các nhóm dễ bị tổn thương. Giải pháp

cho từng vấn đề này đã được xác định và thực hiện. Đầu tiên, ở giai đoạn mở rộng, mỗi nhóm sở thích bao gồm cả một nhóm phó, để chia sẻ trách nhiệm trong việc quản lý nhóm một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Thứ hai là việc sử dụng một số phương pháp cụ thể được khuyến khích ở các bản người Mơng. Các điều phối viên thực địa mang theo hình ảnh và đoạn video ngắn lưu trong điện thoại thông minh và chỉ cho người dân xem những thực hành tốt của địa phương. Điều phối viên nói tiếng Mơng đã ghi lại những thông điệp và câu chuyện quan trọng về “thực hành tốt” của những bản khác, và các cán bộ của Ủy ban nhân dân xã cũng được khuyến khích đóng góp những tư liệu này. Các hộ gia đình tham gia có thể sử dụng điện thoại thơng minh của điều phối viên địa phương để nghe các tệp này. Để tạo điều kiện cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương được tham gia, dự án đưa cho các điều phối viên địa phương danh sách các hộ gia đình dễ bị tổn thương và yêu cầu xác định những người chưa tham gia nhóm.

Một phần của tài liệu Báo cáo Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thủy điện Kinh nghiệm từ một dự án quy mô trung bình ở Việt Nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)