D. Cho phép điều chỉnh trong q trình xây dựng các lơ tái định cư
E. Chi trả tiền xây dựng nhà thành nhiều đợt
“Làm nhà sàn phải là nhà sàn, nhà xây phải là nhà xây, hoặc là lấy nhà của dự án thủy điện làm cho thì phải lấy nhà đấy mới đảm bảo. Mình mà làm căn nhà xập xệ thì người ta cũng khơng nghiệm thu. Tính theo bên dự án họ cho 1 khẩu là 25m2. Nếu làm nhà khơng đủ, thì người ta khơng nghiệm thu, cịn thừa ra khơng sao. Cái đấy là họ cũng lo cho dân thôi” (PVS số 17, Nam giới thuộc hộ gia đình bị ảnh hưởng, xã Tân Xuân).
“Ý của họ là phải chia thành 3 lần vì lấy một lần về mình tiêu đi khơng làm được nhà. Ví dụ như mình làm được cái nền, làm cái móng thì người ta mới cho lần 2. Nếu người ta cho một lượt khơng may mình cứ tiêu cái này, cái kia thì khơng đủ để làm một cái nhà. Họ mà đưa một lần có nhà về giữ được thì làm nhà được nhưng cũng có nhà tiêu đi thì lại khơng có nhà để ở. Lúc có tiền thì cái gì cũng muốn mua. Họ làm như thế là cũng đúng. Cuối cùng tất cả mọi người đều xây được nhà”. (TLN số 2, Nhóm nữ, xã Trung Lý).
64. Khi lựa chọn phương án tự xây dựng nhà, các hộ gia đình tái định cư biết rằng theo quy định trong khung chính sách tái định cư của dự án, họ sẽ nhận được một khoản tiền tương đương với giá trị của ngôi nhà mới mà họ được hưởng.9 Khung chính sách tái định cư
cũng quy định rằng nếu ngơi nhà cũ có giá trị lớn hơn giá trị của ngôi nhà mới mà họ sẽ được cấp, hộ gia đình đó sẽ nhận được khoản tiền chênh lệch. Trong trường hợp ngược lại, các hộ gia đình khơng phải trả khoản tiền chênh lệch giữa nhà cũ và nhà mới. Cuối cùng, các hộ gia đình được phép tái sử dụng vật liệu xây dựng từ ngôi nhà cũ của họ mà không bị khấu trừ số tiền bồi thường.
“Theo cách làm quy định ở luật Việt Nam, mình vào kiểm kê để xác định nhà loại nào, và giá trị bao nhiêu. Đấy là cách Việt Nam làm thế. Nhưng ở dự án này, giá đền bù là một ngôi nhà mới theo giá thay thế. Với giá thay thế, người dân có được một số tiền tốt để vừa làm nhà mới, vừa kết hợp sử dụng vật liệu ngôi nhà cũ chuyển lên” (PVS số 25, Cán bộ dự án, TSHPCo).
“Dự án đưa ra đơn giá cho ngôi nhà mới theo mẫu đã tham vấn với người dân. Mình tính tiền ra để trả tiền cho họ nếu họ muốn tự xây. Ở đây, về cơ bản người ta đã có nhà sàn, chỉ một số hộ chưa có thơi. Cho nên, người ta tận dụng được ngôi nhà cũ. Người Thái cũng giống người Kinh thơi, ai cũng muốn tự mình xây nhà cho mình. Người dân thích tự làm nhà của mình hơn. Vì thế, những khiếu nại trong quá trình thực hiện giảm xuống” (PVS số 25, Cán bộ dự án, TSHPCo).
65. Một gói tài chính tiêu chuẩn để xây dựng một ngơi nhà mới được xác định ngang bằng với số tiền bồi thường cho ngôi nhà bị ảnh hưởng. Theo quy định của Việt Nam, một
hộ gia đình tái định cư thường sẽ nhận được một gói các khoản bồi thường bằng tiền mặt cho những thiệt hại của họ (đất đai, cơng trình, hoa màu, v.v.). Người dân có thể sử dụng số tiền đó để mua một lơ đất tái định cư (có thể với giá được trợ cấp) và xây dựng nhà. Giá trị bồi thường cho ngôi nhà bị ảnh hưởng là giá trị cịn lại của ngơi nhà, được tính tốn dựa trên giá trị của một ngôi nhà mới xây với tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, trừ đi khấu hao tỉ lệ với độ tuổi của ngôi nhà. Với cách tính này, các hộ có diện tích nhà ở nhỏ, sau khi bị thu hồi có nguy cơ khơng đủ tiền để mua hoặc dựng lại một căn nhà mới. Một vài dự án tái định cư ở Hà Nội đã cho thấy tình trạng sau 10 năm các gia đình tái định cư nghèo vẫn khơng có cách nào để trả khoản tiền nợ mua nhà tái định cư. Họ phải đối mặt với tình huống phải dời khỏi nhà và/hoặc trở thành người thuê lại chính căn nhà mà họ chưa trả nợ hết. Trong dự án Trung Sơn, điều khoản chính sách khác đã được áp dụng. Một hộ gia đình tái định cư sẽ nhận được (a) tiền bồi thường cho các tài sản bị ảnh hưởng (đất, nhà ở, cơng trình, cây trồng); và (b) giá trị của ngơi nhà tái định cư mới mà họ được nhận. Số tiền này đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
66. Dự án đặc biệt chú ý đến chất lượng của những ngôi nhà mới. Dự án đã phổ biến đến
cộng đồng các thông số kỹ thuật đối với nhà sàn và nhà xây trước khi người dân bắt đầu xây dựng nhà. Đối với nhà tự xây, nhà bếp, bể nước và nhà vệ sinh phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Diện tích của ngơi nhà khơng được phép nhỏ hơn tiêu chuẩn tối thiểu đã quy định. Cấu trúc của ngôi nhà phải đáp ứng các u cầu an tồn, cho dù đó là nhà gỗ, nhà sàn gỗ hay nhà bê tơng, được lợp ngói, tơn hoặc vật liệu tương đương. Các điều kiện vệ sinh và môi trường phải được thực hiện. Tầng trệt của một ngôi nhà sàn phải cao từ 1,8m đến 2,2m để có thể sử dụng làm kho hoặc cho các mục đích khác. Cột trụ nhà có thể là hình trịn hoặc hình vng, với đường kính lớn hơn hoặc bằng 20 cm.
67. Các hộ gia đình nhận được khoản tiền bồi thường nhà thành ba đợt. Khoản thanh
tốn đầu tiên, 40%, được thực hiện khi ngơi nhà cũ đã được tháo dỡ, và vật liệu xây dựng đã được vận chuyển đến lô đất mới và chuẩn bị cho việc xây nhà. Các hộ bị ảnh hưởng ở tạm (lán tạm trong khu tái định cư, ở nhờ nhà người thân, hoặc nhà thuê – sử dụng tiền hỗ trợ thuê nhà) trong quá trình xây dựng nhà mới. Trong trường hợp cả chồng và vợ khơng có khả năng phụ trách xây dựng nhà ở mới hay thực hiện di dời, họ có thể nhờ họ hàng hỗ trợ nếu những người này cam kết giúp đỡ cho đến khi hồn thành ngơi nhà. Đợt thứ hai, 30%, được thực hiện khi ít nhất phần thơ đã hồn thành. Đợt này thường diễn ra khoảng 4-5 tháng sau lần thanh toán đầu tiên. Đợt thanh toán cuối cùng được thực hiện sau khi hội đồng bồi thường, di dân, tái định cư cấp huyện nghiệm thu cơng trình. Ngồi ra, dự án cịn thanh tốn một khoản dành cho việc xây dựng bể nước và nhà vệ sinh sau khi hồn thành tồn bộ ngơi nhà. Mỗi đợt chi trả chỉ được thực hiện sau khi có biên bản nghiệm thu theo yêu cầu. Nếu quá trình dựng nhà chưa đạt yêu cầu, dự án yêu cầu gia đình chỉnh sửa, gia cố thêm, đảm bảo yêu cầu chất lượng tối thiểu theo quy định của dự án.
40 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam
“Tơi thì khơng thích cách làm đó, nhưng tơi nghĩ rằng nếu cấp một lần sẽ có hộ khơng có nhà ở, vì có tiền trong tay lại tiêu pha đi. Cách làm đó chắc là do họ có kinh nghiệm, nên họ làm như thế. Như bọn bác có nhà thì khơng sợ, cấp một lần vẫn làm được. Nhưng có nhà mang về không biết quản lý sẽ thất thốt vốn, thất thốt tiền thì khơng có nhà ở. Dự án làm như thế cũng hợp lý thôi. Dân rất thắc mắc cái đó, nhưng họ khơng hiểu rằng cầm một lần khó quản lý” (PVS số 13, Nam giới, xã Trung Sơn).
“Phương án này khi Trung Sơn đưa ra, được NHTG đồng thuận và chúng tôi cũng ủng hộ. Chúng tôi cũng rất lo và khi phương án này đưa ra chúng tơi đồng ý ngay. 100% sẽ có nhà chứ khơng thể khơng có được. Người dân cũng muốn làm nhanh để được nhận tiền. Chúng tơi đã họp nhiều và cũng nói là phải học theo Trung Sơn. Khổ một cái là các dự án khác của tỉnh lại khơng có phương án đó.” (PVS số 4, Cán bộ cấp huyện, huyện Mường Lát).
“Có người bảo là làm như thế thì làm sao mà làm được nhà. Có, có làm được. Mình làm xong phần nào dự án trả tiền phần đấy. Nếu mình mua vật liệu thì người ta cũng chưa lấy tiền vì người ta biết rằng dự án này cho tiền. Khơng phải là dự án khơng cấp cho mình mà là mình làm được rồi thì dự án mới cấp tiếp cho.” (PVS số 15, Trưởng bản, xã Tân Xuân).
68. Chỉ khoảng một nửa số hộ trong cộng đồng ủng hộ phương án thanh tốn tiền theo
đợt, nửa cịn lại muốn nhận toàn bộ số tiền trong một lần duy nhất. Phương án thanh toán
tiền thành ba đợt vẫn được thực hiện. Cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa bàn dự án vốn chưa quen với việc quản lý số tiền lớn. Nguy cơ cao là tiền để xây nhà nếu trả hết một lần sẽ bị dùng vào việc khác như mua xe máy, xe ô tô, trâu, bị hoặc mua các vật dụng đắt tiền. Do đó, các hộ dân có thể rơi vào tình cảnh nhà ở khơng được cải thiện sau dự án, hoặc thậm chí khơng có nhà ở. Vì vậy, cần có biện pháp ngăn ngừa ngay từ đầu. Do đó, dự án đã thực hiện biện pháp phòng ngừa này. Để giúp người dân hiểu rõ hơn về biện pháp này, dự án đã triển khai thêm các đợt truyền thông tại cộng đồng.
69. Đối với các hộ không chuyển vào khu tái định cư, dự án vẫn thực hiện giám sát và chi trả tuân theo các nguyên tắc tương tự. Ban quản lý dự án yêu cầu các hộ xây nhà ở ngoài
khu tái định cư làm bản cam kết về việc họ tự bố trí nơi ở mới. Việc cam kết thể hiện ở hai điểm, một là cam kết xây dựng nhà ở đảm bảo tuân thủ theo khung chính sách của dự án về diện tích và kết cấu của ngơi nhà mới; hai là, di chuyển đúng thời gian đến địa chỉ đăng ký thực tế. Địa chỉ sẽ được kiểm tra để xác minh rằng việc dựng nhà trên lô đất được chỉ định là hợp pháp. Sau khi lập biên bản xác nhận, ban quản lý dự án chuyển hồ sơ lên chính quyền cấp huyện ra quyết định phê duyệt đồng ý cho hộ ngoài khu tái định cư được dựng nhà.
F. Tóm tắt
70. Kinh nghiệm thu được từ dự án Trung Sơn cho thấy việc di dời tiến triển như thế nào, địi hỏi phải có những cuộc đàm phán và sự tham gia liên tục của tất cả các bên liên quan cùng nhau giải quyết khi vấn đề phát sinh. Kinh nghiệm này cho thấy cho thấy cách thức
những nguyện vọng của các hộ dân bị ảnh hưởng về việc lựa chọn địa điểm tái định cư và việc họ tự xây dựng nhà mới đã được giải quyết như thế nào. Các quyết định tích cực và quan trọng
bao gồm việc huy động kiến thức của cộng đồng địa phương để lập kế hoạch cho các điểm tái định cư, và thanh toán tiền xây nhà thành nhiều đợt để kiểm sốt tiến độ và chất lượng của những ngơi nhà mới. Việc cho phép các hộ gia đình tự xây nhà trong kế hoạch tái định cư đòi hỏi một nỗ lực bền bỉ, yêu cầu sửa đổi Hiệp định và những điều chỉnh trong quá trình thi cơng đất nền có ý nghĩa then chốt nhằm đảm bảo diện tích phù hợp cho tất cả mọi người. Kết quả là,
tiến độ di dời diễn ra kịp thời, và tiến độ của dự án nói chung được đảm bảo. Tiếng nói của cộng đồng đã được lắng nghe, và nguồn lực được phân bổ kịp thời cho việc xây dựng nhà mới, cho dù đây là những ngôi nhà do hộ gia đình xây hay do dự án cung cấp. Chất lượng nhà ở được cải thiện, giúp cho người dân có điều kiện sống tốt hơn nhiều, trong khi vẫn giữ được phong cách của những ngôi nhà sàn Thái. Quá trình này đã đẩy mạnh sự phối hợp mạnh mẽ hơn giữa chính quyền các cấp và ban quản lý dự án.
HÌNH 5. Các mốc quyết định trong tái định cư ở dự án thủy điện Trung Sơn
2009
Hai phương án làm nhà đưa vào Quy
hoạch tổng thể di dân
2015
Ký kết hiệp định vay sửa đổi. Đảm bảo đủ diện tích đất ở. 70% các hộ dân nhận lô TĐC, và bắt đầu xây
dựng nhà mới
2013
Tham vấn cộng đồng về phương án xây nhà. Thống nhất phương án để dân tự xây nhà. TSHPCo tiến hành các thủ tục xin sửa đổi
hiệp định vay 2011 Ký kết hiệp định vay NHTG Tham vấn về mẫu nhà TĐC 01-11/2016 11/2016: Các hộ tiếp tục xây nhà mới. Di dời các hộ cuối cùng 2014
NHNN chịu trách nhiệm sửa đổi hiệp định vay. San nền, tổ chức bốc thăm, và bắt đầu di dời. Có ý kiến phàn nàn về diện tích lo TĐC 2012 NHTG đề nghị tổ chức vòng tham vấn mới 2010 Một số hộ ở Mường Lý xin tự xây nhà trong
khu TĐC 2008 Ngày khoá sổ Tham vấn cộng đồng về xây dựng nhà TĐC
42 Quản lý rủi ro và tác động xã hội của phát triển thuỷ điện: Kinh nghiệm từ một dự án quy mơ trung bình ở Việt Nam
BẢNG 8. Tái định cư: Tóm tắt kinh nghiệm dự án thủy điện Trung Sơn
Những trở ngại chính
• Đa số các hộ dân muốn tự xây dựng nhà tái định cư, nhưng dòng tiền cho việc này lại chưa được tính đến khi ký kết Hiệp định.
• Ban đầu, việc chi trả trực tiếp cho các hộ bị ảnh hưởng tự xây dựng nhà tái định cư không được chấp nhận, trong khi việc sử dụng vốn đối ứng lại khiến cho TSHPCo gặp rủi ro tài chính.
• Định nghĩa về diện tích san nền nhà ở tối thiểu sau khi san nền ở địa hình có độ dốc lớn chưa rõ ràng.
Các bên tham gia
• Cộng đồng bị ảnh hưởng
• Ban quản lý dự án và TSHPCo, GENCO2 và EVN • UBND cấp tỉnh, huyện, xã
• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Cơng thương, Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT • Văn phịng Thủ tướng Chính phủ, Văn phịng Chủ tịch nước
• Ngân hàng Thế giới
• Nhà thầu xây dựng khu các TĐC
• Các đơn vị tư vấn (thiết kế, giám sát, giám sát MT-XH)
Quá trình ra quyết định
• Tham vấn cộng đồng về việc lựa chọn phương thức làm nhà tái định cư • Tổ chức thăm dị ý kiến tại tất cả các bản bị di dời
• Trung Sơn làm việc với NHTG về nguyện vọng tự xây nhà của người dân
• Các thủ tục nội bộ được tiến hành từ cả hai phía của Chính phủ và Ngân hàng Thế giới. Hiệp định điều chỉnh đã được Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Nhà nước ký kết
• Hộ gia đình đăng ký tự làm nhà tái định cư theo mẫu đơn của dự án, có xác nhận của ủy ban nhân dân xã
• BQL dự án lập danh sách các hộ muốn tự làm nhà gửi lên ủy ban nhân dân huyện. UBND huyện ra quyết định phê duyệt danh sách này
• Các bên thống nhất chi trả tiền xây nhà cho người dân theo 03 đợt tương ứng với tiến độ xây nhà, và bao gồm cả việc làm nhà vệ sinh, bể nước sinh hoạt
Kết quả
• Tiếng nói của cộng đồng được lắng nghe
• Nguồn lực được đảm bảo kịp thời cho việc xây dựng nhà mới • Tiến độ di dân, và tiến độ dự án nói chung được đảm bảo
• Phần lớn các hộ được cấp đủ diện tích 400m2 đất san nền làm nhà ở
• Đất nền phẳng sẵn sàng cho việc dựng nhà được bàn giao đảm bảo tiến độ di dời • Các ngơi nhà mới ở khu tái định cư được hồn thiện đầy đủ
• Chất lượng nhà ở và điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình được cải thiện • Kiểu nhà sàn của người Thái và Mường được bảo tồn
• Mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền địa phương và ban quản lý dự án được tăng cường
Tái định cư: 05 lĩnh vực thực hành tốt của Công ty Thủy điện Trung Sơn