KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN:

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán thuế tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 39 - 112)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.9KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN:

1.9.1 Các căn cứ để kế toán thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, thu vào thu nhập cá nhân của cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam.

1.9.1.1 Đối tượng np thuế:

Là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài Việt Nam và cá nhân khác không cư trú có thu nhập chịu thuế tại Việt Nam

a. Cá nhân cư trú là người đáp ứng 1 trong các điều kiện sau :

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam.

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam: bao gồm có nơi ở thường trú hoặc nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn (từ 3 tháng trở lên)

b. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện trên.

1.9.1.2 Căn cứ tính thuế:

Là thu nhập tính thuế và thuế suất

1.9.1.3 Thu nhp chịu thuế: Gồm 10 loại đối tượng Gồm 10 loại đối tượng

- Thu nhập từ kinh doanh

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công - Thu nhập từ đầu tư vốn

- Thu nhập từ chuyển nhượng Bất động sản - Thu nhập từ trúng thưởng

- Thu nhập từ bản quyền

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

- Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh BĐS và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng

- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh BĐS và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.

1.9.1.4 Thu nhập được min thuế:

Quy định theo điều 4 Luật thuế TNCN/Số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 - Giảm thuế quy định theo Điều 5

- Giảm trừ gia cảnh và giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương và tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

1.9.1.5 Biu thuế lũy tiến tng phần đối vi cá nhân cư trú:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35

1.9.1.6 Cá nhân không cư trú:

Quy định tại chương 3/ điều 25 đến 33 của Luật thuế TNCN/Số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007

1.9.2 Kế toán thuế TNCN:

1.9.2.1 Chng tliên quan đến thuế TNCN:

- Bảng tính lương, thưởng - Ủy nhiệm chi

1.9.2.2 Kế toán thuế TNCN:

a. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 3335_Thuế TNCN. Phản ánh số thuế TNCN phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

b. Kết cấu của tài khoản 3335_Thuế TNCN:

- Bên Nợ: Số thuế TNCN đã nộp - Bên Có: Số thuế TNCN phải nộp

- Số dư bên Có: Số thuế TNCN còn phải nộp - Số dư bên Nợ: Số thuế TNCN được hoàn

c. Sơ đồ kế toán: các nghiệp vụ kinh tế số thuế TNCN còn phải nộp chủ yếu liên quan đến thuế TNCN

Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến thuế TNCN

112 3335 334 Khi nộp thuế TNCN Thuế TNCN trừ vào

vào Ngân Sách NN lương của nhân viên

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

THUTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

THỦY SẢN 584 NHA TRANG

2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 584 NHA TRANG: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Sau ngày thống nhất đất nước 30/04/1975, Nhà nước ta tiếp quản hệ thống kho chứa hàng và để đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm thủy sản của ngư dân, phục vụ tốt cho nhu cầu đời sống của nhân dân, Bộ nội thương đã cho thành lập Trạm trung chuyển Thủy sản.

Năm 1977, nhu cầu về thủy sản ngày càng cao và lượng thủy sản đánh bắt ngày càng nhiều, Bộ thủy sản đã thành lập thêm trạm Thủy sản. Hai trạm này có chức năng như nhau và cùng làm nhiệm vụ trung chuyển Thủy sản, theo kế hoạch của Nhà nước, còn sản phẩm của công ty sản xuất ra là không đáng kể.

Năm 1986, theo quyết định của Hội đồng bộ trưởng hai trạm này sát nhập thành một trực thuộc của Bộ thủy sản và vẫn làm nhiệm vụ như cũ.

Năm 1987, Ủy ban kế hoạch Nhà nước quyết định đổi tên trạm thành Xí nghiệp Thủy sản Nha trang trực thuộc công ty Thủy sản khu vực II- Bộ thủy sản Việt Nam, có nhiệm vụ phân bổ, đổi xăng dầu, ngư lưới cụ cho ngư dân, hợp tác xã khai thác của địa phương để lấy các sản phẩm của địa phương: nước mắm, cá khô… và phân phối cho các tỉnh không có nguồn ợi thủy sản như: Đak Lăk, Gia Lai,..

Năm 1989, chủ trương xóa bỏ bao cấp, chuyển sang kinh tế thị trường nên công ty cũng chuyển đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh sang tự sản xuất kinh doanh, tự tìm nguồn nguyên liệu đầu vào và tự tìm thị trường tiêu thụ.

Năm 1991, Xí nghiệp bắt đầu sản xuất các loại sản phẩm: cá khô, mắm nêm, nước mắm, mắm ruốc,…Nhưng do nhu cầu của thị trường đối với các loại mắm nêm, mắm ruốc còn hạn chế, thêm vào đó là sự hạn hữu về năng lực cũng như quy

Do đó để phù hợp với năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã cắt giảm loại bỏ những sản phẩm không có hiệu quả, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng nước mắm.

Với định hướng đúng đắn đó công ty không ngừng phát triển về mọi mặt cả về quy mô sản xuất (tốc độ tăng sản lượng sản xuất 25%-30% mỗi năm), chủng loại sản phẩm (trước kia chỉ sản xuất được nước mắm có độ đạm cao nhất là 30gN/lít, thì nay đã sản xuất được nước mắm có độ đạm từ 30gN/lít- 40gN/lít với các dung tích khác nhau. Ngoài ra công ty còn sản xuất nươc mắm sắt dinh dưỡng “Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng” tăng cường sức khỏe và khả năng lao động học tập theo chiến lược quốc gia dinh dưỡng 2001 – 2010). Doanh số, lợi nhuận, thu nhập hàng năm của cán bộ công nhân viên cũng không ngừng được cải thiện và nâng cao. Với nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác thị trường, đã giúp đỡ công ty từng bước xây dựng cho mình một thương hiệu riêng và ngày càng được người tiêu dùng biết đến. Công ty nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do báo Tiếp thị Sài Gòn tổ chức, ngoài ra công ty còn đạt các giải thưởng khác như: “Giải thưởng thực phẩm chất lượng an toàn”, “Cúp vàng Thương hiệu và Nhãn hiệu”, “Giải thưởng sản phẩm chất lượng vì sức khỏe cộng đồng”, “Cúp vàng Thương hiệu Việt”. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của công ty trải dài từ Bắc vào Nam như: Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, Đăk Lăk, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ,…

Ngày 02/03/2006 theo quyết định số 1287/QĐ-BTS của Bộ Thủ Sản, công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp Thủy Sản Nha Trang trực thuộc Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản miền Trung thành công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang.

 Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang.

 Tên giao dịch quốc tế: 584 Nha Trang seaproducts join – stock company

 Trụ sở chính: 584 Lê Hồng Phong – Nha Trang – Khánh Hòa.

 Điện thoại: 0583.881.176

 Email: ts584nhatrang@.vnn.vn

 Giấy đăng ký kinh doanh số 3703000186 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 02/03/2006.

 Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa.

 Mã tài khoản tiền gửi: 421101000009

 Mã tài khoản tiền vay: 211101000009

 Cơ quan thuế quản lý: Cục thuế tỉnh Khánh hòa

 Mã số thuế: 420063655

 Ngành nghề kinh doanh: công nghiệp chế biến cá và thủy sản khác, sản xuất, chế biến và kinh doanh nước chấm, gia vị các loại. Cung ứng vật tư thủy sản kinh doanh ngư lưới cụ, thu mua thủy sản, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh khách sạn, du lịch

 Hình thức vốn chủ sở hữu: Vốn cổ phần

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:

2.1.2.1. Chức năng:

Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang có chức năng sau: Thu mua, sản xuất và tiêu thụ sản phảm nước mắm các loại phục vụ cho nhu cầu của xã hội.

2.1.2.1. Nhiệm vụ:

- Tổ chức thu mua, sản xuất nước mắm các loại theo đúng quy trình chế biến đảm bảo an toàn chất lượng, số lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. - Liên minh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài tỉnh để tạo nguồn nguyên

liệu ổn định sản xuất .

- Cùng với việc sản xuất, kinh doanh công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực để phù hợp với kinh tế thị trường, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ, nhân viên trong công ty.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng lĩnh vực đăng ký với cơ quan nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ theo luật hiện hành.

- Thực hiện vệ sinh, bảo vệ môi trường, an toàn lao đông, an ninh xã hội. - Sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi để tái

sản xuất mở rộng, giải quyết thỏa đáng, hài hòa giữa lợi ích tập thể và cá nhân trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh .

2.1.3. Tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại công ty:

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý: a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty

Trong đó:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY

Giám đốc

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Đại hội cổ đông

PGĐ kinh doanh PGĐ bán hàng PGĐ sản xuất

Phòng đầu tư marketing Chi nhánh Miền Nam + Siêu thị Phòng nhân sự Tổ bán hàng tại Nha Trang

Phòng kinh doanh Phòng kế toán Tổ bán hàng Hà Nội Tổ bán hàng Đà Nẵng PX 2 Phòng kỹ thuật Kế toán trưởng PX 1 Kế toán tổng hợp BP đóng gói Bộ phận sản xuất Bộ phận bốc xếp

b. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:

Đại hội cổ đông:

Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, đại hội cổ đông bầu hội đông quản trị để quản lý công ty giữa 2 kỳ đại hội, bầu ban kiểm sát để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành công ty.

Đại hội cổ đông quyết định lại tổng số cổ phần và các loại chứng khoán khác của công ty được quyền bán. Quyết định thành lập hợp nhất, sát nhập, chia chuyển hoặc đóng cửa các đơn vị trực thuộc, mở thêm chi nhánh hoặc các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quyết định của hội đồng quản trị và theo quy định của pháp luật hiện hành. Quyết định sửa đổi bổ sung vốn điều lệ và điều lệ.

Hội đồng quản trị:

Gồm 3 thành viên: Chủ tịch hội đồng quản trị là ông Đỗ Hữu Việt. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, các vấn đề thuộc thẩn quyền Hội đồng quản trị.

 Quyết định chiến lược phát triển của công ty.

 Quyết định các phương án nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cơ cấu, quy chế quản lý nội bộ của công ty.

 Quyết định các biện pháp giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các vị trí: Giám đốc, kế toán trưởng, quyết định mức lương, thưởng, phúc lợi của nhân viên công ty. Trường hợp Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc thì mức lương của giám đốc do hội đồng quản trị quyết định.

 Quyết định giá bán cổ phần, kiến nghi một số cổ phần được quyền chào bán.

 Quyết định các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản.

Do Đại hội cổ đông bầu ra, gồm 3 thành viên. Là người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động của công ty, độc lập với Hội Đồng Quản trị. Ban kiểm soát có chức năng:

 Thay mặt Hội đồng cổ đông kiểm tra mọi hoạt động, độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.

 Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo trước đại hội cổ đông. Thông báo với hội đồng quản trị về kế hoạch hoạt động, tham khảo ý kiến của hội đồng quản trị trước khi kết luận, kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc

 Giám đốc: Là ông Đỗ Hữu Việt, kiêm chủ tịch Hội Đồng quản trị, là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty và thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

 Quyết định mức lương của người lao động trong công ty.

 Kiến nghị các phương án về cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý trong công ty cho Hội đồng quản trị.

 Phó giám đốc: được Giám đốc ủy quyền điều hành công ty khi giám đốc vắng mặt. Phó giám đốc gồm 3 người:

- Là ông Nguyễn Xuân Dũng phụ trách công tác sản xuất - Ông Huỳnh Ngọc Diệp phụ trách tài chính kinh doanh - Ông Phan Văn Thuận phụ trách công tác bán hàng

Phòng nhân sự: gồm 9 người

Trưởng phòng là cô Nguyễn Thị Thanh Minh theo dõi hồ sơ nhân sự, các vấn đề liên quan đến tiền lương, thưởng kỷ luật, ký hợp đồng lao động, tư vấn cho Giám

đốc về việc bố trí sắp xếp bộ máy nhân sự, phối hợp với phòng tài chính kinh doanh trong công tác tiền lương, tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của công ty.

Phòng đầu tư Marketing: gồm 2 người. Trưởng phòng là ông Trần Trọng Thanh

có nhiệm vụ nghiên cưu mẫu mã cho sản phẩm mới, thay đổi mẫu mã cho sản phẩm. Đồng thời kiêm khâu quảng cáo, tiếp thị sản phẩm đén người tiêu dùng.

Phòng kinh doanh: gồm 8 người.

Trưởng phòng là ông Huỳnh Ngọc Diệp có nhiêm vụ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, đảm nhận công tác tiếp thị, thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng, tư vấn cho Gaím đốc về phương án sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời báo cáo sản lượng đạt được và số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc.

Phòng kế toán: gồm 5 người. Trưởng phòng là ông Nguyễn Đức Minh có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, tài chính của công ty, thu thập, ghi chép, kiểm tra, kiểm soát các tài liệu về kế toán, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn cho ban Giám đốc và các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán thuế tại công ty cổ phần thủy sản 584 nha trang (Trang 39 - 112)